Lấy chồng giàu vẫn giật mình thon thót
Dung không xinh đẹp, không duyên dáng, cũng chẳng có tài năng gì đặc biệt, nhưng nhìn vào cuộc sống hiện tại của cô, người ta chỉ có thể thốt lên: “Thật đáng ngưỡng mộ”.
Ảnh minh họa: Getty Images.
Kết hôn với Kiên, người đàn ông vô cùng giàu có, Dung sướng như bà hoàng. Ngày nào cũng có xe riêng đưa rước. Đến cơ quan, cô chỉ làm vài công việc giấy tờ lặt vặt, thời gian còn lại, Dung dành cho việc… chém gió.
Sáng thứ 2, trong khi những người khác còng lưng giải quyết công việc thì Dung ngồi khoanh chân trên ghế, dẩu mỏ lên “chém” với hội đàn em cùng phòng: “Các chú biết không, chị sống đến tuổi này mới nhận ra, cuộc sống chẳng có gì quan trọng”. Hội đàn em nhao nhao: “Èo, chị nói thế nào ấy! Phải có nhiều tiền như chị mới sướng, tiền mua được tất cả”.
Dung cười: “Các chú chỉ được cái nhanh nhảu đoảng, chị đã nói hết đâu mà chõ vào. Đồng ý rằng tiền có thể mua được nhiều thứ quý giá, nhưng các chú hãy mở mắt ra mà xem, ối người nằm trên đống tiền mà vẫn khổ. Nói xa nói gần, chị cũng chỉ muốn các chú hiểu rằng, sống ở trên đời, người ta hơn nhau cái nết ăn ở.
Ví như chị đây, tại sao chị luôn được chồng yêu thương? Ấy là vì khi ở nhà chồng, chị đối xử với bố mẹ chồng rất tốt, chị cũng rất chu đáo với các em chồng, với các cháu. Nói chung, chị ăn ở cực kỳ đầy đặn, không ai trách chị được”.
Nghe Dung nói, hội đàn em xung quanh gật đầu lia lịa: “Vầng, chị dạy đúng quá chứ lại”. Được thể, Dung càng chém hăng: “Chị thấy nhiều trường hợp cũng chồng con đề huề mà không sướng như chị đâu, chị mà kể, các chú sẽ cười đứt mề, haha”. Thấy Dung úp mở chuyện “bom tấn”, hội đàn em sốt ruột: “Giời ạ, đã nói đến đây rồi thì chị kể xừ ra đi, cứ thế này, chúng em tò mò chết mất”.
Dung gắng nhịn cười, kể: “Các chú biết không, có mụ vợ lấy được chồng giàu, nhưng không ngờ ổng là cụ của keo kiệt. Sống với nhau lâu, mụ vợ cũng lây tính kiệt của chồng. Có lần mụ cắn răng mua được chiếc điện thoại cục gạch, vậy mà lúc nào mụ cũng bọc điện thoại trong 3 lớp túi bóng vì sợ xước, cái điện thoại không chết ngạt mới lạ”.
Dung kể đến đấy, hội đàn em không nhịn được cười, có kẻ phải rút khăn mùi xoa ra chấm nước mắt. Dung càng được thể khẳng định chân lý của mình: “Đấy, không phải ai nhiều tiền cũng sướng đâu nhá. Người thì không dám tiêu tiền, người thì cầm tiền của chồng nhưng vẫn khổ sở vì không có tiếng nói trong gia đình, chồng chỉ cần “e hèm” là mụ vợ liền cụp mỏ. Nhưng khổ nhất vẫn là mấy bà vợ có chồng ngoại tình. Trong muôn vàn cái khổ thì chị thấy, cái khổ này là… nhục nhất, các đệ ạ!”.
Dung đề cập đến chủ đề “tiểu tam”, hội đàn em lập tức ngưng cười, ai cũng tỏ vẻ vô cùng nghiêm trọng. Một trong số họ mạnh dạn đặt câu hỏi: “Chị Dung ơi, anh nhà thành đạt và phong độ như thế, hẳn là có nhiều bóng hồng theo đuổi lắm”. Mặt Dung không hề biến sắc, cô vẫn giữ thái độ tỉnh bơ: “Ui xời, nhà chị còn bao việc phải lo, chị chả bao giờ bận tâm đến chuyện đó, nghĩ làm gì cho bẩn đầu”.
Video đang HOT
Hội đàn em càng thêm ngưỡng mộ Dung. Chưa kịp cong môi lên để chém tiếp thì Dung nhận được “mật tin”. Cô “xin phép” đàn em ra ngoài gọi điện. Yên tâm rằng xung quanh không có ai, Dung mới bấm số, giọng thì thào: “Hôm nay cậu có hóng được vụ gì không? Đừng để đối tượng cắt đuôi đấy nhé”.
Đầu dây bên kia trả lời: “Khồng! Em là thám tử chuyên nghiệp mà, chị đừng lo. Hôm nay em đứng ngoài, nghe lén anh nhà nói chuyện với một ai đó, ảnh bảo: “Ở tuổi này, mình vẫn cứ đam mê, vẫn cứ dại khờ”.
Dung sôi máu: “Ổng khờ dại với con nào thế?”. “Ôi dào, chị an tâm, anh nhà đang nói về mẫu đồng hồ mới nhất của thương hiệu mà ảnh yêu thích ấy mà”. Dung cáu: “Đồ điên! Vậy mà cũng phải báo cáo, làm chị mày phải lén lút ra ngoài gọi điện, mất hết phong độ với hội đàn em”.
Từ cách cư xử khác biệt, Long trong Hương Vị Tình Thân đã hơn hẳn bố mình: Bài học sâu sắc về hôn nhân với những "cái tát vô hình"
Nếu "cả thế giới" xem xong cảnh bà Xuân trong Hương vị tình thân bị ông Khang tát mà chạnh lòng, thấy phụ nữ đáng thương thì tôi xin phép "quay lưng với cả thế giới"!
Hương vị tình thân lại tiếp tục thu hút sự theo dõi của nhiều người với những diễn biến gay cấn tiếp theo. Phim không đơn thuần là "món ăn giải trí", nó còn khiến chúng ta nhận ra rất nhiều điều trong các mối quan hệ, cách mọi người trong gia đình cư xử với nhau.
Trước giờ người ta luôn nói mẹ chồng - nàng dâu là câu chuyện muôn thuở không có hồi kết. Và thực tế, những tâm sự làm dâu luôn được đồng cảm còn mẹ chồng thường đóng đinh trong "vai ác". Vậy mà, ở Hương vị tình thân bạn sẽ thấy điều hoàn toàn ngược lại, bà Xuân - nàng dâu sở hữu lượng "antifan" cực khủng.
Nhưng hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về các vấn đề trong hôn nhân để những phiên bản bà Xuân đời thực có thể hiện hữu bất cứ lúc nào.
Nhân vật Xuân có lẽ là người Hà Nội gốc (vì cụ Dần thường hay mỉa con dâu như vậy), nhẹ nhàng, tư duy có phần hơi chậm nhưng suy nghĩ rất đơn thuần.
Bỏ qua tất cả những khuyết điểm của bà Xuân vì chắc hẳn ai cũng nhìn thấy nó là quá nhiều, nhưng công bằng mà nói, chúng ta cũng phải nhìn nhận lại ông Khang. Ông Khang là đại diện cho rất nhiều đàn ông bây giờ, ra xã hội có đứng trên bao người thì về nhà vẫn là con ngoan của mẹ, muốn đủ mọi thứ tốt cho mẹ nhưng tự mình lại không biết giải quyết ra sao.
1. Cuộc hôn nhân kiểu mẫu: Tiểu thư ngoan hiền lấy chồng giàu, ở nhà nội trợ chăm sóc gia đình
Góc nhìn trong phim: Đó chính là cuộc hôn nhân của bà Xuân và ông Khang. Bản thân ông đã làm ra nhiều tiền nên không lo nghĩ kinh tế, nhà lại có bà mẹ già lẫn, ông chỉ muốn vợ làm tròn vai trò hậu phương.
Thực ra so với những người đàn ông giàu có gia trưởng khác, ông Khang vẫn là người biết nghĩ cho vợ. Ông khuyên vợ ra ngoài mua sắm cho khuây khỏa nhưng luôn kèm theo điều kiện là chăm sóc, để ý mẹ. Chính vì ông bắt vợ ở nhà nhiều quá nên bà Xuân mất tiếng nói với mẹ chồng, với các con, thậm chí là với người giúp việc.
Góc nhìn thực tế: Nếu cho bạn được 1 lần đặt vào vị trí của bà Xuân trong phim, bạn có nghĩ mình đáng thương như thế? Không hề, hãy nhìn vào thực tế đi: điều kiện vật chất không phải lo, nhà có giúp việc, cơm không phải nấu, chồng cho tiền mua sắm thoải mái (chắc trừ việc lên bar). Và ngay từ đầu khi bước vào hôn nhân, phụ nữ phải xác định 1 điều: Không tiền mất quyền lên tiếng. Chồng muốn mình ở nhà là việc của chồng, còn quyết định hay không là chuyện của chúng ta mà.
2. Người chồng chỉ coi mẹ là nhất, không coi trọng cảm xúc của vợ
Góc nhìn trong phim: Người ta nói bà Xuân đáng thương nhiều hơn đáng trách. Vì chồng quá quan tâm mẹ, không để ý cảm xúc của vợ. Rất nhiều tình huống nhỏ nhặt ông Khang chưa hỏi đầu đuôi đã mắng vợ: "Cô làm gì mẹ tôi?". Câu này có phải đã phân biệt rạch ròi mối quan hệ "cô - mẹ tôi" khiến bất cứ người làm vợ nào cũng chạnh lòng?
Góc nhìn thực tế: Nếu bất cứ ai bước vào hôn nhân cũng có thể gạt bỏ cái tôi cá nhân, nghĩ cho nhau thì cái tâm của mỗi người sẽ được trân trọng. Lấy chồng không phải chỉ cưới mỗi người đàn ông ấy, bạn phải học cách yêu thương gia đình nhà chồng cũng như hướng cho chồng biết quan tâm đến bố mẹ mình.
Đàn ông đôi khi khô khan, không tinh tế được như phụ nữ. Nên chỉ cần anh ta có "nền móng", bạn hãy trở thành người dẫn đường. Hãy cư xử sao để anh ta không những yêu mà phải phục mình.
3. Sống trong 1 gia đình có mẹ chồng cứ hở ra là đánh con dâu, phân biệt ngay trong cách xưng hô
Góc nhìn trong phim: Cụ Dần bị lẫn nên mỗi lần lên cơn lại nhè đúng bà Xuân để đánh, thế mới lạ! Bình thường cụ cũng toàn gọi con dâu là "chị Xuân, con mẹ Xuân" thì dâu nào chả chạnh lòng.
Trong khi đó, ông Khang luôn bắt vợ mình phải gần gũi mẹ mà biết rõ 2 người họ không ưa nhau. Thế nhưng, có 1 chi tiết là khi thấy con trai mình có 1 cô gái khác bên cạnh, cụ Dần lại "cảnh cáo" để giữ chồng cho con dâu. Vậy có phải cái tâm cụ ác ngay từ đầu hay do ông Khang không thể dung hòa giữa mẹ và vợ?
Góc nhìn thực tế:
Các anh hãy nhớ, đừng bao giờ dại dột dùng cách 3 mặt 1 lời. Hãy bỏ thời gian ra tâm sự với từng người 1 mới gỡ được từng nút thắt. Không có cái gì mà tự nhiên đã tốt đẹp.
4. Ai cũng có những sai lầm, đã yêu, coi nhau là gia đình cần nhất bao dung và vị tha
Góc nhìn trong phim: Trong tập 22, bà Xuân đã nói trúng tim đen của cả nhà để rồi nhận cái tát nảy lửa. Rằng cụ Dần, ông Khang quý Nam nhưng không chấp nhận cô ấy làm dâu. Rằng Nam cũng "không phải đối tượng của Long". Và chính ông Khang cũng thừa nhận vợ nói đúng, rằng ông ích kỉ chỉ muốn tốt cho mẹ mình, cũng mặc kệ Nam có đồng ý không.
Thế nhưng, khác với bố, Long thẳng thắn: "Anh không muốn em nghĩ là anh đến với em chỉ vì bà... cứ như kiểu gia đình anh lợi dụng em ấy. Và anh thì không muốn như vậy". Tại sao sau 3 năm, đang từ không đồng ý vì không môn đăng hộ đối mà gia đình Long (trừ bà Xuân) lại thay đổi đến vậy?
Góc nhìn thực tế: Ai cũng có những sai lầm nhất định, dù là vợ chồng, bố mẹ hay con cái, không ai là hoàn hảo cả. Quan trọng là chúng ta biết nhận ra và sửa sai thế nào.
Có thể chia làm 2 nhóm: 1 là cụ Dần, ông Khang, Long - những người biết sai, biết sửa còn 1 nhóm là mình bà Xuân "cân hết" - những người chỉ biết bảo thủ, cố chấp, không chịu hạ thấp cái tôi xuống dù mọi thứ chứng minh mình sai rành rành.
Phụ nữ đừng nghĩ mình yêu nhiều là "auto đúng", bởi bạn yêu sai sách, mọi cố gắng sẽ về con số 0. Sự nhận thức có thể đến sớm hay muộn miễn là 1 ngày bạn dũng cảm thừa nhận và đối mặt. Và đã là gia đình, đã từng yêu thương nhau thì mọi sai lầm đều đáng được tha thứ chỉ cần đối phương biết quay đầu.
Lấy chồng giàu, ngày đầu tiên tôi mở tủ lạnh thì mẹ chồng lao đến nói một câu khiến tôi suýt đánh rơi quả nho trên tay Tôi xấu hổ quá đành để quả nho trở lại tủ lạnh mà trong lòng vô cùng khó hiểu. Lúc tôi lấy chồng, ai cũng xuýt xoa khen ngợi và ngưỡng mộ vì nhà chồng tôi có điều kiện. Tôi cũng thầm vui mừng khi mình chọn lựa được bến đỗ vững chắc cho nửa phần đời còn lại. Chồng tôi lương khá...