Lấy chồng giàu nghèo – Góc nhìn của một cô gái nhà nghèo!
Ba mẹ em hay cãi nhau vì tiền. Em nghe hết nhưng lại giả vờ ngủ rồi lại khóc thầm một mình. Cũng chính những lần như vậy em tự nhủ nếu nghèo quá thì em sống một mình, dù sao khổ 1 mình vẫn hơn làm khổ thêm những đứa con.
Gửi chị Julie, tác giả bài “Quen sống sung sướng từ nhỏ, tôi có nên lấy chồng nghèo?”!
Em năm nay tuy đã 25 tuổi nhưng bài viết này em muốn chia sẻ với tư cách 1 đứa con sống trong 1 gia đình nghèo chứ không phải 1 cô gái lựa chọn chồng cho mình.
Trước tiên, em xin kể một chút về hoàn cảnh của em, cũng không quá khó khăn như những trường hợp chị hay thấy trên ti vi hay báo chí. Bằng chứng là em cũng được học hết đại học, không phải kiếm việc làm thêm vất vả (nhờ gia đình bên ngoại giúp đỡ 1 phần lớn).
Ba mẹ em đều là thợ may. Mẹ em không quá phung phí nhưng cũng không phải người giỏi vun vén gia đình. Mẹ có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Thế nên mỗi cuối tháng đóng tiền học là phải lo chạy đầu này đầu kia mượn tiền. Rồi mỗi lần trong nhà có ai bị bệnh cũng phải đi mượn tiền xoay xở.
Em còn nhớ cứ mỗi tháng trường phát sổ ăn bán trú về nhà là em lại lo. Lúc đó em mới học tiểu học thôi, thậm chí em còn giấu biệt quyển sổ đó đến khi gần hết hạn mới đưa ra.
Video đang HOT
Sau đó, ba em xin được làm bốc vác trong 1 công ty. Tối thì ba chạy xe ôm kiếm thêm, rảnh thì lại nhận đồ về may. Ba em không nhậu nhẹt, không bài bạc hay gái gú, rất thương gia đình nên mới làm nhiều việc vậy để đủ tiền ăn học cho 2 đứa con. Em còn được đi học thêm vì ba mẹ sợ em bị “đì” nếu không đi học thêm.
Vậy đó, gia đình em có thể nói là nghèo, nhưng không thuộc dạng quá khó khăn, chắc gia đình em giống hầu hết các gia đình ở Việt Nam.
Em còn nhớ cứ mỗi tháng trường phát sổ ăn bán trú về nhà là em lại lo. Lúc đó em mới học tiểu học thôi, thậm chí em còn giấu biệt quyển sổ đó đến khi gần hết hạn mới đưa ra. Trong suy nghĩ của em lúc đó thì đưa sớm ba mẹ lo sớm, đưa trễ thì tốt hơn.
Ở lớp học thêm, mỗi lần tới tháng đóng tiền học phí em cũng suy nghĩ không biết phải nhắc ba mẹ làm sao. Rồi đi học thì đủ thứ tiền, nào quỹ lớp, nào kế hoạch nhỏ, nào nụ cười hồng… không biết bao nhiêu thứ linh tinh khác cần tiền. Dù rất ít, chỉ năm ba nghìn nhưng khi em xin ba cũng rất khó. Và hồi đó em đã nhịn tiền ăn sáng để chi phí các khoản đó.
Rồi em còn bị cô giáo chủ nhiệm đọc tên năm lần bảy lượt vì nợ tiền học phí nữa chứ, quê lắm chứ. Những cảm giác đó em không bao giờ quên được.
Khi lớn 1 chút, em bắt đầu dạy thằng em trai em kiếm tiền bằng cách mua hình dán 1000 đồng và vô trường bán lại 1500 đồng lấy tiền đó ăn quà vặt, chi phí các thứ linh tinh. Cô giáo nó bắt gặp không cho bán nữa, còn dùng những lời lẽ rất nặng nề với nó.
Nó quá nhỏ để hiểu, nhưng khi nó thuật lại với em (lúc đó em học cấp 3) thì em thấy nhục lắm. Đồng thời cũng dặn nó không được nói cho ba mẹ biết, sợ ba mẹ buồn.
Còn chuyện ba mẹ hay cãi nhau vì tiền nong nữa chứ. Em nghe hết nhưng lại giả vờ ngủ rồi lại khóc thầm một mình. Cũng chính những lần như vậy em tự nhủ với mình sẽ không bao giờ để bản thân rơi vào hoàn cảnh này. Nếu nghèo quá thì em sống một mình, dù sao khổ 1 mình vẫn hơn làm khổ thêm những đứa con của mình.
Cuộc sống nghèo khổ là vậy đó, chạy ăn từng bữa, mệt mỏi lắm. Một người như chị không bao giờ hiểu được nó khó khăn tới mức nào đâu.
Em cũng không ham lấy chồng giàu sang vì thật ra cũng có nhiều chuyện bất cập. Em chỉ khuyên chị hãy nghĩ đến con chị sau này. Nếu chị có 1 công việc tốt, có thể nuôi được 1 gia đình như chị Thủy Tiên – Tác giả bài “Giàu sang và thành đạt, tôi vẫn hạ tiêu chuẩn lấy chồng” thì chị hãy lấy chồng nghèo, không thì hãy chọn 1 người chồng đừng quá nghèo.
Em tự nhủ với mình sẽ không bao giờ để bản thân rơi vào hoàn cảnh này.Nếu nghèo quá thì em sống một mình, dù sao khổ 1 mình vẫn hơn làm khổ thêm những đứa con của mình.
Hãy tự cân nhắc nhu cầu của bản thân chị rồi tính toán thu nhập của chồng bao nhiêu thì đủ. Nhớ là phải có 1 khoảng để dành phòng khi có con, nuôi dạy con…
Chị đã quen ăn sang mặc đẹp từ bé, vậy giờ chị có thể giảm thiểu nhu cầu đó được không? Ví dụ trước kia chị xài 20 triệu /1 tháng cho những nhu cầu cơ bản, thì giờ chị có thể cắt giảm đến mức nào? Công việc của chị lương bao nhiêu, lương anh bao nhiêu nữa thì đủ để cuộc sống gia đình chị sau này không đến mức đói khổ? Có thể chị không cần ăn tôm hùm trong nhà hàng nhưng ít ra cũng phải có một bữa cơm đàng hoàng.
Chúc chị hạnh phúc với quyết định của mình!
Theo Ngoisao
Đôi khi em cũng chạnh lòng lấy chồng nghèo
Tình yêu của anh và em chỉ gói gọn trong hai từ "xa cách", từ lúc yêu nhau đến lúc cưới chúng mình chỉ gặp nhau được khoảng 6 lần trong vòng 3 năm, bởi ngày đó anh còn theo đuổi hoài bão của mình.
Thi thoảng, khi có ai đó nhắc đến những người đã từng đến tán tỉnh em, em chẳng biết anh vô tình hay cố ý "sao ngày xưa em không lấy anh A, anh B kia, giờ có phải có xe, có nhà cửa đàng hoàng rồi không" như hờn dỗi với chính mình. Nhưng chỉ cần nhìn vào mắt anh em hiểu, lúc đó anh chỉ mong em nói một câu rằng "vì em không yêu họ" để anh tủm tỉm cười rồi ôm em hôn một cái thật mạnh. Nếu em đến với họ vì những thứ đó, chắc chắn em đã không ở đây cùng với anh
Ảnh minh họa
Tình yêu của anh và em chỉ gói gọn trong hai từ "xa cách", từ lúc yêu nhau đến lúc cưới chúng mình chỉ gặp nhau được khoảng 6 lần trong vòng 3 năm, bởi ngày đó anh còn theo đuổi hoài bão của mình - đi du học theo chương trình học bổng. Mẹ vẫn thường động viên em rằng, tuy nhà anh nghèo nhưng có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, đó mới là điều đáng quý, tiền không có bây giờ rồi sau sẽ có, câu nói đó của một người trải nghiệm cuộc sống như mẹ khiến em vững vàng và tự tin hơn kể cả khi anh chỉ có hai bàn tay trắng.
Trở về từ nước ngoài với một cái đầu toàn chữ, anh đã lên kế hoạch về nước sẽ cưới nhau ngay như muốn bù đắp cho em những tháng ngày xa cách, vì thế anh vừa đi học vừa đi làm thêm, tiết kiệm chi tiêu để hai vợ chồng mình có một đám cưới đầy đủ và đầm ấm. Anh mong muốn tìm cho mình một công việc thật tốt nên anh ở nhà chờ đợi và cố gắng hoàn thiện mình để thi tuyển vào một tập đoàn kinh tế lớn để có thể lo toan và giúp em đỡ vất vả. Nhưng có lẽ thời buổi kinh tế khó khăn, mọi thứ cũng không như mình tưởng, không phải chỉ một hai tháng, anh chờ đợi đến cả nửa năm, khi những chi phí của gia đình thì vẫn phải chi trả đều đặn nào tiền điện, tiền thuê nhà, tiền nước, tiền học phí cho em đi học, rồi em có bầu, mọi chi phí bây giờ được tính bằng cấp số nhân.
Của hồi môn của hai đứa cũng vì thế mà cạn dần, nhưng điều đó cũng làm cho cả anh và em lớn dần lên, biết chi tiêu, biết chắt bóp và biết hạn chế những sở thích cá nhân của mình mà nghĩ cho gia đình. Thời gian đầu khi mới có bầu, sức khỏe em không được suôn sẻ, thường xuyên đau yếu cộng với việc vừa đi làm lại vừa đi học thêm buổi tối nhiều lúc em cảm tưởng như mình không thể chịu đựng được, có những lúc em đã khóc trên đường về nhà một phần vì đau một phần vì cảm thấy tủi thân điều mà từ nhỏ lớn lên em chưa từng trải qua.
Vừa nghĩ phải có tinh thần vui vẻ để con được khoẻ mạnh khiến đầu óc em như căng cứng chắc vì thế nên em trở nên yếu đuối và dễ vỡ, em cũng đã nghĩ đến hai chữ "giá như" nhưng sau những phút chạnh lòng vì lấy con nhà nghèo đó, nghĩ đến người chồng đang chờ vợ về, lúc nào cũng cơm nước và không bao giờ quên ôm hôn vợ, hôn vào con và nói "ba yêu hai mẹ con lắm" khiến em gạt đi tất cả. Em không cho phép mình được đọng một giọt nước mắt nào trên mắt, anh có biết không mỗi lúc như thế sau cái ôm sà vào vòng tay anh em lại chạy vội vào nhà vệ sinh để dấu đi mọi thứ. Thỉnh thoảng anh bảo "em khô lắm" nhưng anh có biết không đó là lúc em muốn oà khóc nhất nhưng em không thể.
Đôi lúc anh đi chợ sắm cho mẹ con em móm ghẹ luộc cả anh và em đều thích món đó, anh bảo "ăn thêm cho con có thêm canxi", nhưng em không muốn ăn một mình em bảo anh mang hết ra luộc cho cả nhà ăn nhưng anh không chịu "để dành cho hai mẹ con, anh ăn cái khác" tình yêu của vợ chồng mình trong khó khăn thiếu thốn nhưng đâu có thiếu phải không anh.
Mặc dù tiền lương của em cũng đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình nhưng tất cả chỉ vẻn vẹn trong hai chữ vừa đủ và thỉnh thoảng nếu có gì đột xuất sẽ chuyển sang trạng thái thiếu thốn vì thế có những lúc em gắt anh, anh im lặng nhưng sau đó nhìn gương mặt suy tư nghệt ra em lại thấy mình có lỗi bởi chắc chắn rằng em chấp nhận đến với anh đâu phải vì tiền. Anh còn nhớ không có lúc anh dở ví em ra hai vợ chồng chỉ còn có hai mươi nghìn trong túi nhưng em liền chối phay "không, tiền em vẫn còn trong tài khoản" để anh đỡ lo lắng mà tập trung cho việc ôn thi của mình. Em nghĩ lúc đó nếu bà chủ nhà đến lấy tiền thuê nhà hay đột ngột bị hết ga chắc không biết sẽ thế nào nhưng may mà điều đó không xẩy đến. Và cứ thế vợ chồng mình trong khoảng 8 tháng, em vẫn động viên anh "miễn là lúc em đi sinh anh có tiền trả viện phí là được".
Rồi ngày anh nhận được quyết định đi làm, anh gọi cho em trong niềm vui vỡ oà, chắc ông trời không phụ công anh và em. Em thấy nhẹ cả người, chắc vì em không phải vật lộn để lo toan cho cuộc sống nữa, yên tâm tháng sau có thể thoải mái tinh thần để hai vợ chồng cùng đón thành viên mới phải không anh.
Theo Bưu Điện Việt Nam