Lấy chồng giàu, mới hơn một năm, tôi đã rơi vào cảnh trốn nợ, muốn ly hôn thì vấp phải câu nói cay đắng của mẹ
Thật không ngờ, tôi lại có ngày rơi vào hoàn cảnh như thế này.
Tôi nhận thức được vẻ đẹp của mình từ thời còn học cấp 2. Lúc đó, tôi đã có ngoại hình vượt trội, xinh xắn hơn các bạn rất nhiều. Tôi có vóc dáng chuẩn, làn da trắng hồng và nụ cười lúm đồng tiền. Lên cấp 3, tôi còn được chọn để thi nữ sinh thanh lịch và đạt giải khá cao. Từ đó, tôi càng đầu tư, trau chuốt hơn cho bản thân mình với hi vọng sẽ tìm được một người chồng xứng đáng.
Lên đại học, tôi vừa đi học vừa làm thêm để kiếm ít tiền mua mỹ phẩm và váy áo. Biết cách ăn mặc, lại có giọng nói dịu dàng nên tôi được nhiều chàng trai để ý, tán tỉnh. Tuy nhiên, tôi không thích ai cả, họ không phải là mẫu người mà tôi tìm kiếm, tôi chỉ muốn tìm một thiếu gia nhà giàu hoặc là một người đàn ông thành đạt.
Nhưng bố mẹ lại không muốn tôi lấy chồng giàu. Mẹ tôi nói chỉ cần tìm một người thật lòng yêu thương mình là đủ rồi, đừng lấy chồng giàu để rồi bị coi nhẹ . Tôi lại nghĩ khác, lấy chồng giàu là cách nhanh nhất để đổi đời, mình đã đầu tư tiền bạc vào bản thân thì tội gì không tìm một người đàn ông nhiều tiền để đưa mình đi du lịch, cho mình mua sắm thoải mái. Thời nào rồi mà còn cái tư tưởng “một túp lều tranh 2 quả tim màu vàng” chứ, thời này không có tiền thì tình yêu cũng không thể tồn tại được.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Sau một thời gian tìm kiếm, tôi cũng tìm được người mình cần. Anh lớn hơn tôi 6 tuổi, giàu có, thành đạt, là chủ một công ty bất động sản. Anh lãng mạn, thường đưa tôi đi du lịch, mua quà đắt tiền tặng tôi. Yêu được vài tháng thì tôi có bầu và tổ chức đám cưới. Lễ cưới rầm rộ, lớn có tiếng trong xóm.
Tôi vui mừng vì lấy được chồng giàu theo đúng ý nguyện của mình. Căn nhà mặt tiền 4 tầng khang trang rộng rãi, xe ô tô bạc tỷ. Tôi chỉ không ngờ, lúc mình bầu được 6 tháng thì chồng tuyên bố phá sản, ngôi nhà phải thế chấp ngân hàng để lấy tiền trả nợ. Xe ô tô cũng đem bán đi mà vẫn không đủ tiền. Chồng tôi bỏ trốn đến nhà anh trai ở thành phố khác sống. Tôi về lại nhà bố mẹ trong nhục ê chề. Tôi sinh con, chồng cũng không dám về. Ở cữ, tôi còn bị chủ nợ đến tận nhà làm khó, phải bế con sang nhà chị gái trốn nợ. Thật không ngờ, tôi lại có ngày rơi vào hoàn cảnh như thế này.
Tôi muốn chia tay thì lại vấp phải câu nói cay đắng của mẹ: “Do con lựa chọn thì bây giờ con phải tự chịu trách nhiệm. Chẳng lẽ con lấy chồng chỉ vì tiền thôi sao?”. Tôi bí bách, không biết phải làm sao với cuộc hôn nhân đang ngập ngụa trong nợ nần này nữa?
Bức ảnh học sinh cấp 2 vừa ăn vừa ném thức ăn đầy bàn, biết nguyên nhân netizen không phẫn nộ mà ủng hộ
Tại sao dân tình không phản đối hành động của các nam sinh này, mà còn lên tiếng ủng hộ?
Phụ huynh hiện nay không chỉ quan tâm đến thành tích học tập, mà còn rất chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn học đường của con. Họ hiểu rằng chỉ có ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì con cái mới học tập tốt được.
Mới đây, MXH Trung Quốc lan truyền một bức ảnh về bữa ăn bán trú của học sinh tại một trường cấp 2. Đáng nói, thay vì ăn theo cách thông thường, thì các bạn học sinh lại đổ đầy mì từ bát đang ăn lên bàn khiến cho khung cảnh trước mắt rất lộn xộn.
Ban đầu, nhiều người phỏng đoán bức ảnh này khi được lan truyền trên MXH sẽ khiến netizen phẫn nộ bởi các bạn học sinh đang lãng phí đồ ăn của mình. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, bức ảnh này lại nhận được hơn 1 triệu lượt thích và bên dưới bức ảnh, lạ thay là có nhiều comment tán đồng hành động này.
MXH Trung Quốc lan truyền một bức ảnh về bữa ăn bán trú của học sinh cấp 2.
Theo tìm hiểu, không phải là học sinh không muốn ăn hay đang cố ý lãng phí mọi thứ, mà là bởi vì thức ăn trong canteen trường của các bạn có chất lượng không tốt. Chẳng những khó nuốt, mà chất lượng vệ sinh còn không được đảm bảo. Nhiều lúc, học sinh còn phát hiện ra rau củ chưa được rửa sạch, còn xuất hiện cả cát, sạn hay "dị vật" trong đó.
Nhiều phụ huynh sau khi biết được sự việc thì đã đề xuất cách để nâng cao chất lượng bữa ăn học đường. Đó chính là để giáo viên và phụ huynh cùng dùng chung 1 canteen, cùng ăn những suất ăn giống nhau. Các bậc phụ huynh cho rằng, nếu giáo viên cũng ăn trong canteen, thì chất lượng của suất ăn cũng sẽ được cải thiện. Đề xuất này nhận được sự hưởng ứng của nhiều người.
Học sinh còn phát hiện nhiều dị vật trong suất ăn của mình.
Tuy nhiên, cũng có không ít netizen cho rằng việc các bạn học sinh "lên tiếng" về chất lượng bữa ăn theo cách như vậy là không nên. Các bạn hoàn toàn có những cách khác để góp ý với nhà ăn như: chia sẻ với phụ huynh, nói với giáo viên về tình trạng các bữa ăn... thay vì gây ra khung cảnh đồ ăn vương vãi trên bàn gây mất mỹ quan.
Vai trò của nhà trường trong việc đảm bảo bữa ăn chất lượng cho học sinh
Để nâng cao chất lượng bữa ăn học đường, nhà trường cần thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến quá trình chế biến và phục vụ. Đầu tiên, việc lựa chọn nguyên liệu phải đảm bảo tươi mới, an toàn và có nguồn gốc rõ ràng. Các nhà cung cấp phải trải qua quá trình kiểm định chặt chẽ về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tiếp theo, quá trình chế biến thức ăn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh, tránh lãng phí và tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn.
Một yếu tố quan trọng khác là đảm bảo đa dạng hóa thực đơn, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh từ nhiều độ tuổi khác nhau, đồng thời kết hợp một cách cân đối các nhóm thực phẩm để bữa ăn luôn cung cấp đủ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết.
Sự tham gia của giáo viên và nhân viên nhà trường trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh có thể góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn, thông qua việc giám sát và cung cấp phản hồi trực tiếp cho nhà cung cấp dịch vụ ăn uống. Các cuộc họp phụ huynh cũng cần thường xuyên đề cập đến vấn đề dinh dưỡng học đường, lắng nghe ý kiến từ phía học sinh và phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng bữa ăn.
Cuối cùng, việc giáo dục học sinh về tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh và thói quen dinh dưỡng tốt cũng rất quan trọng. Các trường học nên tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào việc lựa chọn và chuẩn bị thực phẩm, qua đó giúp họ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm chủ sức khỏe của bản thân.
9 năm "đổi đời" truyền cảm hứng của chàng trai Nam Định: Từ nhà nghèo nhất xã đến tấm bằng Thạc sĩ ở châu Âu Hành trình du học của nam sinh Nam Định có bố mẹ chưa học quá cấp 2, hai chị gái bỏ học từ lớp 9 khiến nhiều người cảm động. 1. 9 năm trước, vừa thi xong ĐH, Hoàng Văn Nhất (Nam Định) bắt xe một mình từ quận Hai Bà Trưng về nhà cô ruột ở Đông Anh. Nhà cô nằm trong...