Lấy chồng được 4 ngày, thấy không hợp nên ăn lá ngón tự vẫn
Chị P. sau khi lấy chồng được 4 ngày, về nhà ở chung thấy không hợp nhau, chị P đã lên rừng hái lá ngón ăn để kết liễu đời mình.
Cây lá ngón được cho là “thần chết” dễ tìm thấy ở vùng rừng núi xứ Nghệ. Và không ít nam thanh nữ tú, rồi những người lớn ở vùng sâu, vùng xa của xứ Nghệ vì nhiều chuyện không ra gì cũng tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón. (Ảnh: Nguyễn Duy)
Tối 1/3, ông Lầu Bá Trừ – Chủ tịch UBND xã Nậm Càn cho PV Dân trí biết, trên địa bàn mới xảy ra sự việc đau lòng nói trên. Theo ông Trừ, thì sự việc xảy ra vào khoảng 12h, ngày 28/2 tại bản Huồi Khe (xã Mường Ải – Kỳ Sơn).
Vào thời gian trên, chị Xồng Y P. (18 tuổi, trú bản Huồi Khe, xã Mường Ải) cùng chồng là anh Thò Bá N. (19 tuổi, trú bản Thăm Hín, xã Nậm Càn, Kỳ Sơn) đi về nhà ngoại (ở bản Huồi Khe) để chơi.
Khi hai vợ chồng (anh N. và chị P. mới cưới nhau được 4 ngày-PV) về nhà ngoại chơi không hiểu thế nào, một phần suy nghĩ nông cạn nên chị P. đã viết một lá thư tuyệt mệnh rồi lên rừng hái lá ngón ăn tự kết liễu đời mình. Khi biết sự việc, mọi người đàng ngoại cùng anh N. cấp cứu chị P. nhưng đã quá muộn. Chị P. đã chết sau khi ăn lá ngón.
Chiều cùng ngày, chị P. được anh N. đưa về nhà chồng làm thủ tục ma chay, chôn cất theo phong tục địa phương.
“Chị P. và anh N. mới cưới nhau được 4 ngày thôi. Hôm 28/2, cả hai vợ chồng anh N. về nhà ngoại ở Mường Ải để tạ lễ ông bà thì xảy ra sự việc đau lòng đó. Tôi cũng có nghe gia đình anh N. kể lại là cô con dâu trước khi chết có viết một lá thư ngắn gọn với nội dung đơn sơ, đại khái là do lấy chồng không được như mong muốn, bây giờ bỏ cũng không được nên không thiết sống nữa, nên đã ăn lá ngón tự vẫn”, ông Trừ cho biết.
Cũng theo ông Trừ, gia đình anh N. có bố là ông Thò Vả Mềnh (50 tuổi) trú ở bản Thăm Hín (xã Nậm Càn, Kỳ Sơn) không có nghề nghiệp, gia đình nghèo; N. là người con thứ 3 của ông Mềnh.
“Hằng năm trong các cuộc họp dân chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các ông bố bà mẹ, các nam thanh nữ tú, các cháu học sinh về việc không được ăn lá ngón, dù có việc gì đi chăng nữa. Lá ngón là một độc dược, cho nên ăn vào nếu không được cứu sớm, không được phát hiện thì tử vong ngay”, ông Trừ cho biết thêm.
Cây lá ngón có tên khoa học là: Gelsemium elegans Benth, thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae) mọc nhiều nơi ở vùng đồi núi. Cây có hoa vàng rất đẹp nhưng lại có độc tính mạnh, dễ gây ngộ độc chết người. Khi ngộ độc người bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột…
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Video đang HOT
Trẻ em miền Trung hóa... ninja tới trường trong giá rét
Những ngày qua, do không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt tại khu vực các tỉnh miền Trung giảm sâu, đặc biệt vào buổi đêm và sáng sớm, khiến việc đến trường của trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn. Hầu hết trẻ đến trường chỉ còn hở... hai con mắt.
Ghi nhận của PV Dân trí tại tỉnh Thanh Hóa vào sáng sớm ngày 11/1, nhiệt độ xuống sâu dưới 12 độ C. Để con trẻ đủ ấm đến trường, phụ huynh phải "nêm chặt" đủ loại khăn, áo, mũ, biến những đứa trẻ thành... ninja.
Một cặp sinh đôi được trang bị đồng bộ khăn mũ áo ấm trước khi tới trường.
Cả bố và con cùng ấm áp.
Một em bé "chân giày, tay tất, đầu mũ" tới trường.
Tại tỉnh Nghệ An, nhiều địa bàn miền núi như huyện Kỳ Sơn nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên học sinh các trường tiểu học và mầm non thuộc các xã Nậm Cắn, Nậm Càn, Mường Lống, Na Ngoi được nghỉ học.
Tại TP Vinh, trẻ nhỏ vẫn đến trường nhưng rất chật vật. Theo ghi nhận của PV Dân trí, buổi sáng vào lúc cao điểm rất khó gọi taxi đưa con trẻ tới lớp vì "cháy" xe.
Hai mẹ con ở Nghệ An được "trang bị tối tân" trước khi ra đường.
Tại Hà Tĩnh, trong cái rét cắt da, cắt thịt, những đứa trẻ hầu như chỉ còn hở... đôi mắt.
Nhiều phụ huynh ở phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh cho biết, phải rất chật vật họ mới có thể đưa con tới trường trong buổi giá rét như thế này.
Dịch vụ taxi "cháy" hàng giờ cao điểm sáng.
Học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh, chọn áo mưa làm phương tiện tránh rét.
Nhiệt độ Quảng Bình cũng giảm sâu. Ở nơi vốn quen với cái nắng nóng gió Lào, người dân cho biết chỉ trang bị quần áo cho con cũng đủ mất thời gian
Một phụ huynh ở Trường Mầm non Đồng Phú, Tp Đồng Hới choàng cả áo người lớn giữ ấm cho con khi tới trường.
Mẹ con cùng nêm chặt áo ấm tới trường.
Một bác bảo vệ trường mầm non cho biết thật khó để nhận ra các cháu trong buổi sáng ngày hôm nay.
Khác với trẻ thành phố được "trang bị tối tân", những đứa trẻ vùng cao ở bản Cha Cáp, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình đã quen cảnh phong phanh trong giá rét. Bé nào có được chiếc áo rét cũ cũng đã là may mắn.
Tại Quảng trị, rét đậm, rét hại kéo dài 3 ngày qua khiến việc đưa con trẻ tới trường của nhiều phụ huynh bị đảo lộn. Để con trẻ đủ ấm, các phụ huynh ở TP Đông Hà nghĩ ra đủ cách. Trong ảnh là một phụ huynh dùng áo mưa chắn gió, chắn rét đưa cháu tới trường.
Hai cha con ở TP Đông Hà "vượt" rét.
Một em bé ở một trường mầm non ở TP Đông Hà kín mít từ đầu xuống chân.
Nhóm PV Bắc Miền Trung
Theo Dantri
Băng giá kỳ thú, bất ngờ tại miền Tây xứ Nghệ Mảnh đất có độ cao gần 1500m so với mực nước biển ở miền Tây xứ Nghệ những ngày qua bất ngờ xuất hiện băng giá. Hiện tượng thời tiết hiếm gặp này khiến cuộc sống của người dân địa phương thay đổi đột ngột... Hiện tượng băng giá xuất hiện tại nhiều địa bàn huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) trong...