Lấy cảm hứng từ động vật thân mềm để điều trị tổn thương cơ tim người
Lấy cảm hứng từ 2 loại protein, nhờ đó động vật thân mềm biển bám chặt vào đá hoặc đáy tàu, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tạo ra một “chất keo” đặc biệt để điều trị tổn thương cơ tim.
Hai loại protein từ động vật thân mềm – mfp-3 và mfp-6, được nhúng vào gelatin tạo nên loại keo dính kỳ diệu – Ảnh: Pixabay
Theo Applied Materials & Interfaces, nếu cơ tim bị tổn thương, việc điều trị cho cơ quan hoạt động liên tục là một thách thức. Các nhà nghiên cứu Phòng thí nghiệm khoa học công nghệ và vật liệu Liên bang Thụy Sĩ (EMPA) với sự hướng dẫn của Claudio Toncelli, đã phát triển một chất kết dính mô mới lấy cảm hứng từ thiên nhiên, có khả năng sửa chữa các tổn thương trong mô cơ. Họ đã tận dụng khả năng đáng kinh ngạc của vẹm biển (loài trai 2 vỏ), có thể bám chặt bất kỳ loại bề mặt nào, để bào chế được một keo dán đặc biệt chữa những tổn thương ở cơ tim.
Trọng tâm chú ý của các chuyên gia là gelatin. Nhưng ở nhiệt độ của cơ thể con người, gelatin bị hóa lỏng. Protein từ dịch tiết của động vật thân mềm biển đã giúp khắc phục tình trạng này (dịch tiết này chịu được tác động của nước muối). Cấu trúc của 2 protein, mfp-3 và mfp-6, đã được nghiên cứu. Các yếu tố cấu trúc quan trọng của chúng được nhúng vào gelatin, giúp có được chất kết dính ổn định.
Loại keo này dễ dàng chắp nối các cạnh của vết thương trên cơ tim ngay cả ở nhiệt độ cơ thể con người. Điều quan trọng là keo có thể chịu được tác động ngang với huyết áp của người.
Hợp chất tương thích với các tế bào sống và hiện đang được thử nghiệm lâm sàng.
Vũ Trung Hương
Theo Một thế giới
Video đang HOT
4 sai lầm chết người khi ăn ốc cần phải loại bỏ ngay
Ốc là món ăn khoái khẩu của nhiều người tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn ốc đúng cách.
Ốc luộc là món ăn dân dã được rất nhiều người ưa thích. Vậy nhưng, bên trong món ăn khoái khẩu này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mà bạn không ngờ tới được nếu như bạn mắc những sai lầm dưới đây khi ăn ốc, hãy lưu ý để loại bỏ ngay!
Không làm sạch ốc trước khi chế biến
Khi mua ốc về nhiều người thường có thói quen sử dụng ngay mà bỏ qua khâu ngâm ốc và làm sạch ốc trước khi chế biến. Ốc cũng như tất cả các loại động vật thân mềm khác đều sống gần bùn và có một lượng khá lớn các tạp chất trong cơ thể.
Chính vì vậy, nếu chỉ rửa sạch lớp vỏ bên ngoài, bạn cũng không thể loại bỏ hết tạp chất trong cơ thể chúng và rất dễ nhiễm cặn bẩn, các loại ký sinh trùng sống trong ốc khi sử dụng.
Để có thể làm sạch ốc nhanh chóng mà đảm bảo vệ sinh, bạn có thể ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn.
Cách làm này có thể loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong ốc mà không mất nhiều thời gian, ngoài ra, nó còn giúp làm sạch vỏ ốc cực nhanh.
Thông thường, khi sử dụng ốc tại nhà, việc làm sạch ốc sẽ đảm bảo an toàn hơn, nhưng với các hàng quán vỉa hè cực hút khách thì việc ngâm ốc gần như bị bỏ qua và khâu chế biến không thể đảm bảo được an toàn vệ sinh.
Ngâm ốc quá lâu hoặc không sử dụng ngay
Ốc có thể sống khá lâu trong điều kiện nhiệt độ va độ ẩm thích hợp. Chính vì vậy, nhiều khi các bà nội trợ chủ quan không sử dụng ngay hoặc mua phải ốc đã để lâu ngày có lẫn những con đã chết.
Thậm chí, nhiều người ngâm ốc quá lâu khiến chúng bị biến chất, một số con chết làm ảnh hưởng đến số lượng ốc còn lại. Điều này có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc khi sử dụng ốc chết, không đảm bảo vệ sinh.
Luộc ốc chưa chín kỹ
Trong ốc, nhiều ký sinh trùng như giun, sán... ẩn náu. Một số loại kí sinh trùng trong ốc có thể bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao.
Tuy nhiên, một số khác ngay cả khi luộc chín vẫn có khả năng sống sót, khó để loại bỏ hoàn toàn trứng, ấu trùng khỏi mình ốc. Chưa kể, nhiều nơi chế biến ốc còn tái vì khách không thích ốc chín kỹ bị dai, khô.
Do đó, các ký sinh trùng còn bám trụ bên trong ốc có cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người theo đường ăn uống. Ký sinh trùng sẽ bám vào các bộ phận trong cơ thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Người ăn có thể bị các bệnh biểu hiện ở bên ngoài như phù chân, tay, nôn mửa, đau bụg, sốt, tiêu chảy... Nguy hiểm hơn, sán lên não có thể gây nên tình trạng chết não, sống thực vật thậm chí tử vong.
Ngoài ra một số loại giun, sán kí sinh lâu trong cơ thể còn gây bệnh ung thư.
Lưu ý:
Mẹo luộc ốc của các nhà hàng là 3 sôi 3 sấp, tức là 3 lần nước trào lên mặt vung thì bắc ra ngay, kẻo ốc chín kỹ, bị khô, khách hàng sẽ chê là không ngon. Tuy nhiên, với cách luộc ốc này, ốc không bao giờ được chín kỹ, thường là chỉ chín tới, chín tái.
Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần uộc ốc chín kỹ hơn và vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến, tránh rước họa vào thân.
Sử dụng ốc chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C
Một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải là sử dụng các loại hoa quả, thực phẩm chứa vitamin C chung với hải sản như ốc, tôm...
Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi chất dinh dưỡng có trong các loại hải sản khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành hợp chất có độc tương đương như amip asen (thạch tín).
Khi sử dụng chung hai loại thực phẩm này, bạn có thể bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, thạch tín khi ngấm vào cơ thể trong một vài trường hợp không biểu hiện ra bên ngoài nhưng lại âm thầm gây hại cho sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa.
PV
Theo ngaynay
Thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn kỳ lạ đến không tưởng (P2): Cây xanh nuốt chửng xe đạp Nhìn hình ành trên, bạn có biết đó là cái gì không? Đó là tổ ong. Bàn tay tạo hóa thật vĩ diệu, tạo ra cái tổ ong trông vừa kỳ dị, vừa hoàn hảo đúng không các bạn. Dưới đây tiếp tục là những những kỳ quan thiên nhiên hiếm thấy. 1/ Sứa phát sáng lung linh dưới biển 2/ Tắc kè...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD

Bí quyết kiểm soát cân nặng và đường huyết với hạt đậu gà

5 cách đơn giản ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ

Đà Nẵng: Ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủy xương

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Tự chữa đau răng, người đàn ông sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Bắc Giang: 98,6% trẻ trong độ tuổi được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi

Vụ 6 bệnh nhân ngộ độc rượu trái cây: Bác sĩ đưa ra lưu ý

Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư
Có thể bạn quan tâm

F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật
Thế giới
20:24:21 31/03/2025
Diệp Lâm Anh công khai sánh đôi cùng tình trẻ, đàng trai có 1 hành động khó chối chuyện yêu đương?
Sao việt
20:21:06 31/03/2025
4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí
Netizen
20:15:27 31/03/2025
Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương
Uncat
20:09:54 31/03/2025
Chị cả BLACKPINK hùa theo fanchant "lửa hận thù", tinh ý chiều lòng fan và loạt hành động 10 điểm tinh tế trong lần trở lại Việt Nam!
Nhạc quốc tế
20:01:37 31/03/2025
Tuần mới (31/3 - 6/4) có 4 con giáp dễ phát tài, sự nghiệp khởi sắc, may mắn vượt bậc, quý nhân phù trợ
Trắc nghiệm
19:57:18 31/03/2025
Chuyện tình éo le của nam diễn viên và fangirl kém 14 tuổi: Hẹn gặp 4 lần thì toang hết 3, nghi có mưu đồ
Sao châu á
19:51:18 31/03/2025
Da dầu có lão hóa chậm hơn da khô?
Làm đẹp
19:47:06 31/03/2025
Doãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổi
Sao thể thao
19:38:34 31/03/2025
Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa
Tin nổi bật
19:28:02 31/03/2025