Lây bệnh viêm gan B từ chồng khi đang mang thai
Virus viêm gan B có thể lây qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì vậy, nếu chồng bạn bị viêm gan B, bạn có nguy cơ lây bệnh từ chồng và ảnh hưởng đến thai nhi.
Bác sĩ ơi, em đang gặp một vấn đề rắc rối và vô cùng lo lắng. Em năm nay 27 tuổi, đã có gia đình và đang mang thai được 4 tháng. Mới đây, trong lần đi hiến máu theo chương trình của cơ quan, chồng em mới biết mình bị viêm gan B. Vì vậy mà anh ấy không được hiến máu nữa.
Em nghe nói viêm gan B có thể lây qua đường tình dục. Như vậy tức là em cũng có nguy cơ bị lấy viêm gan B từ chồng. Điều làm em lo lắng hơn cả là không biết em nhiễm bệnh rồi thì có lây sang cho em bé ở trong bụng hay không. Em rất sợ con em cũng lây bệnh. Hiện tại, vợ chồng em rất lo lắng và cố gắng làm mọi cách để hạn chế nguy hiểm cho em bé.
Mong bác sĩ có thể tư vấn giúp em làm sao để cả 2 mẹ con em đều khỏe mạnh? Em xin cảm ơn! (Thu Lam)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thu Lam thân mến,
Virus gây viêm gan B là một loại virus gây hại ở gan, nếu không điều trị kịp thời có thể gây xơ gan. Hầu hết chúng ta đều mang virus này nhưng ở dạng ẩn. Với những người mà virus phát tác thì mới coi là nhiễm viêm gan B. Phần lớn bệnh nhân không có biểu hiện của bệnh, nhưng một số người cũng có những dấu hiệu cấp tính như: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu…
Video đang HOT
Cũng có trường hợp người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B nhưng em bé trong bụng lại không sao. Ảnh minh họa
Virus viêm gan B lây truyền chủ yếu qua 3 con đường là: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
- Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus: Con đường lây truyền này có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý…
- Lây truyền qua đường tình dục: Khi có hoạt động tình dục, virus viêm gan B có thể theo tinh dịch, tinh trùng để xâm nhập sang người khỏe mạnh. Tiếp xúc với các vết xước trên da càng làm cho nguy cơ lây bệnh tăng lên.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B, virus hoàn toàn có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ cho con ngay sau khi sinh.
Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh sau khi sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B. Đối với những người viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên, cứ 3-6 tháng một lần đến cơ sở y tế xét nghiệm và siêu âm gan.
Bạn đã nhận thức được khả năng lây bệnh của mình và của em bé trong bụng thì tốt nhất bạn nên đi khám và trình bày những điều này với bác sĩ điều trị, quản lý thai sản của bạn. Bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết để biết mức độ nguy hiểm của bệnh đến đâu và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Cũng có một số trường hợp người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B nhưng em bé trong bụng lại không sao và được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.
Vì vậy, bạn đừng lên lo lắng quá. Tâm lý không tốt cũng có thể góp phần làm cho tình trạng sức khỏe của bạn xấu đi. Bạn hãy lạc quan và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Chúc gia đình bạn vui khỏe!
Theo VNE
Nhiễm virus viêm gan B, tôi phải làm sao
Cháu 20 tuổi, mới phát hiện bị nhiễm virus viêm gan B qua đợt hiến máu tình nguyện.
Dạo này cháu cảm thấy không muốn ăn uống gì cả, ngủ ít đi, da ngày càng sạm nên ảnh hưởng đến công việc học tập. Bác sĩ giải thích cho cháu tại sao được không ạ và cháu phải dùng loại thuốc nào để điều trị. Cháu cảm ơn rất nhiều! (Bùi Thị Tú)
Trả lời:
Chào cháu,
Xét nghiệm tầm soát máu của người hiến máu chỉ dừng ở mức phát hiện bị nhiễm siêu vi viêm gan B (HBsAg dương) chứ chưa thể nói gan đã bị siêu vi này gây bệnh. Đa số trường hợp bệnh viêm gan siêu vi không có biểu hiện bất thường cũng như những biểu hiện bất thường mà cháu đang cảm nhận chưa chắc là do gan bị bệnh mà có thể do nguyên nhân khác.
Để đánh giá đúng tình trạng bệnh của cháu nhất là khi đã biết bị nhiễm siêu vi viêm gan B và đang lo âu về vấn đề này, cháu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa viêm gan để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng
Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Theo VNE
Người bệnh viêm gan B nên làm hai xét nghiệm Gần đây, các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng thêm xét nghiệm định lượng kháng nguyên bề mặt HBsAg bên cạnh xét nghiệm định lượng DNA của vi rút viêm gan B để theo dõi hiệu quả trị liệu bệnh viêm gan B. Tại hội thảo khoa học Bệnh viêm gan thường niên lần thứ 5 do Hội Gan mật Việt Nam,...