Lấy 30 năm chưa từng mặc váy cưới, chú xe ôm dốc cạn tiền đưa vợ sang Hàn chụp ảnh
Lấy nhau từ thời tay trắng, đám cưới chỉ vỏn vẹn một mâm cỗ, ước mơ giản dị của chú là được khoác lên mình cô chiếc váy cưới trắng tinh khôi, được ngắm cô mỉm cười hạnh phúc.
ảnh minh họa
Cô Đoàn Thị Nụ (1973, quê Hà Nam) và chú Đỗ Đình Dũng (1961, quê Hà tây) gặp gỡ và lấy nhau năm 1994, qua lời giới thiệu của người chị cả của chú Dũng. Chị chú Dũng biết đến cô Nụ là do làm ăn, rồi cô Nụ đi làm thuê, chị chú thấy cũng xinh gái, lại thật thà chăm chỉ nên giới thiệu cho hai người kết duyên.
Đám cưới chỉ vỏn vẹn một mâm cơm
Tình yêu thời “ông bà anh” quả thực là giản dị, và những gì càng đơn giản lại càng bền lâu. Chú Dũng và cô Nụ gặp gỡ rồi cảm mến nhau. Được cả hai gia đình chấp thuận thì làm đám cưới.
“Ngày xưa thì cưới nhanh lắm, thấy hợp thì cưới thôi, chứ đâu tìm hiểu nhiều như các anh các chị bây giờ. Thời bấy giờ, đúng năm đó là nạn đói, tiền làm cỗ cưới còn chẳng có chứ đừng nói bộ ảnh cưới các cháu ạ. Cưới nhau thì chỉ làm mâm cơm vỏn vẹn, mặc bộ đồ mới rồi thắp hương tổ tiên xin cho chúng con về với nhau thôi. Đêm ngày cưới, còn mượn tạm cái ráp giường của bà chị, trải lên sàn nhà để nằm, chăn cũng chẳng có đâu”, chú Dũng rưng rưng nhớ về ngày cưới đáng nhớ.
Ngày ấy cả hai đều làm những công việc với đồng lương ít ỏi. Chú Dũng làm công nhân nhà máy dệt ở Minh Khai còn cô Nụ thì đi làm thuê phụ hàng cơm. Những ngày tháng ấy vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí chú Dũng:
“Nghèo với cực lắm, ngày tôi ăn 1 bữa bánh mỳ hay hạt bo bo thôi. Chứ lấy đâu thịt thà như bây giờ đâu các cháu. Tôi đi làm đêm, có cái xe đạp thủng lốp, đạp xe về nhà mà mệt quá, tạt vô bên đường ngủ, đã buộc cái xích vào tay rồi, ấy thế mà đánh 1 giấc dậy, xe chẳng thấy đâu, xích thì vẫn còng trên tay. Nghĩ mà tủi thân lắm luôn”
Video đang HOT
Thế rồi cô Nụ có thai. Bên cạnh niềm vui vô bờ được làm cha, làm mẹ thì vẫn là nỗi lo về tiền bạc luôn thường trực. Nhà chẳng có gì ăn, chỉ có khoai sắn là nhiều. Thương vợ, có bao nhiêu tiền chú đều mua thịt gạo cho cô, còn bản thân thì chỉ ăn bánh mỳ hoặc củ khoai, củ sắn.
Vợ chồng chú tần tảo làm ăn, vượt qua những tháng ngày nghèo khó
Ngày cô Nụ trở dạ, không có tiền thuê xe, chú Dũng mượn tạm chiếc xích lô của ông hàng xóm để chở cô đến bệnh viện. Đạp xích lô khó, bà bầu thì nặng lại đang đau quằn quại, chú chẳng có gì ăn nên đói, không có sức đạp. Ấy thế mà cuối cùng chú cũng chở cô được đến bệnh viện phụ sản, hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi đón con trai đầu lòng nặng 3kg.
“Giờ thằng lớn nhà tôi đi làm IT tự nuôi nó rồi. Đến thằng thứ 2 thì đất nước đổi mới, nhà máy dệt giải thể, vợ tôi vẫn phụ hàng ăn, tôi thất nghiệp. Giờ chẳng có nghề ngỗng gì thì đành đi làm xe ôm thôi.”
“Cuối đời cũng biết cái máy bay ra sao, bà ấy cũng biết váy cưới như thế nào, ấy đã là hạnh phúc rồi!”
Ngày ngày chú Dũng cần mẫn chở người, có khi chở đồ, túc tắc mỗi tháng kiếm được 3 – 4 triệu. Vợ chồng chú tiết kiệm, cùng hùn tiền mở được một quán ăn nho nhỏ.
“Làm quán ăn là cực rồi, sáng 3h sáng dậy, 6h dọn về, ngày nào cũng vậy. Ngày xưa còn bị tụi phiêu dạt nó phá. Lắm hôm tanh bành cái sạp, 2 vợ chồng tôi ôm nhau khóc. Mà rồi cũng qua, thằng 2 giờ học cấp 3, thi đỗ giải thành phố Toán Tin. Chứ 2 vợ chồng thì chưa học hết cấp 1, chúng nó giờ đứa nào cũng đại học là mừng lắm rồi. Cứ nên người là vui.”
Đến nay, khi cuộc sống đã ổn định, 2 con đã trưởng thành, nhưng ngày cưới thiếu thốn năm xưa vẫn là điều khiến chú Dũng canh cánh trong lòng, cảm thấy vẫn nợ cô Nụ một chiếc váy cưới.
“Cưới nhau ấy thế là gần 30 năm rồi, nào có biết bộ vest với áo cưới là gì. Tôi cũng thương bà ý chứ. Cả đời lam lũ vì con, bây giờ chúng nó cũng được vậy rồi. Tôi nói với bà ấy là tôi dốc hết két, mình đi Hàn Quốc chơi, bởi thấy lúc rỗi bà cũng hay coi phim đó mà. Bà cũng rú lên tưởng tôi đùa, nhưng thằng cả cũng động viên, thế nên tôi cũng liều. Ít nhất gần xấp xỉ cuối đời rồi vẫn được biết đến cái máy bay nó hình dạng ra làm sao, rồi bà cũng được mặc cái váy cưới. Vậy là hạnh phúc thôi các cháu ạ.”
Cùng ngắm nhìn bộ ảnh cưới sau 30 năm làm lụng vất vả của vợ chồng chú Dũng, cô Nụ:
Trông cô chú như trẻ ra trong bộ ảnh cưới
Cuối cùng, chú Dũng cũng đã thực hiện được điều đã canh cánh bấy lâu
Theo Khám Phá
Chồng cay nghiệt bỗng thay đổi thái độ với vợ từ một chuyện không ngờ
Hôm ấy lúc cả nhà có mặt đông đủ, em dâu chồng chị vừa khóc vừa trách móc mẹ chồng...
Ảnh minh họa
Chị xuất hiện đúng vào thời điểm anh và người yêu cũ đang xích mích. Dù mới chỉ có cảm tình hơi hơi với chị nhưng anh vẫn ngỏ ý muốn cưới để dằn mặt người con gái kia. Chị lấy anh một phần vì yêu, bội phần vì ngưỡng mộ. Trong mắt chị lúc bấy giờ anh tuyệt vời lắm. Anh đẹp trai, ga lăng lại có công việc ổn định với thu nhập khá và đặc biệt là anh rất có hiếu với bố mẹ.
Ngày cưới, chị xúng xính trong bộ váy cưới trắng tinh khôi sánh bước bên anh trong niềm hân hoan khó tả. Người ta càng xuýt xoa khen ngợi chị lại càng cảm thấy hãnh diện vô cùng. Mà cũng phải, nhan sắc không có gì nổi bật, thu nhập trung bình như chị lấy được anh đúng là điều đáng hoan hỉ. Bù lại những khuyết thiếu của bản thân với anh chị luôn tỏ ra ngoan hiền, dễ chịu để giả dụ có ai thắc mắc anh cũng còn có cái cớ mà biện minh.
Ngay từ những ngày đầu bước vào cuộc sống hôn nhân anh đã đứng ở thế thượng phong. Chị càng chiều chuộng anh lại càng cho mình cái quyền được sai khiến chị. Anh bảo chị phải như thế này thế nọ, chị đều răm rắp nghe theo. Lúc này chị nghĩ đơn giản lắm, chỉ cần anh hài lòng chị sẽ vui và gia đình sẽ hạnh phúc. Chưa một lần chị phàn nàn hay tỏ ra chán nản với cuộc sống hiện tại cho đến khi chị sinh em bé đầu lòng và mẹ chồng chị trực tiếp vào chăm cháu đích tôn. Những bất hòa của cuộc sống ba thế hệ bắt đầu nảy nở. Chị bù đầu với công việc. Chị bận bịu với con cái. Chị mệt mỏi với những xét nét của mẹ chồng. Chị bực bội với anh chồng khó ở "đội mẹ lên đầu".
Bản tính của chị vốn hay nhường nhịn, nhưng "tức nước cũng có ngày vỡ bờ", hiền đến cỡ nào cũng không thể không khó chịu khi mẹ chồng với danh nghĩa vào chăm cháu nhưng không hề phụ chị làm bất cứ việc gì. Những ngày chị khỏe đã đành, còn những ngày chị mệt, bà cũng mặc kệ, bà sợ làm giúp chị một bữa rồi quen bữa sau cũng phải làm. Đã thế anh chồng thì lúc nào cũng sợ mẹ mình mệt, mỗi lần chị than thở anh đều "dội cho gáo nước lạnh": "Những việc trong nhà là cô phải làm, mệt cũng phải làm, chừng nào chết mới không phải làm, mẹ tôi vào giữ cháu cho là may lắm rồi, đừng có ở đó mà nạnh tị, hơn thua. Nói cho cô biết, mẹ tôi là hiền lành tử tế nhất, cô không sống được với mẹ tôi thì chẳng sống được với ai đâu, cô nên coi lại bản thân mình đi nhé!". Từng lời nói của anh như ngàn mũi dao đâm vào tâm can chị, hai hàng nước mắt chị cứ thế tuôn trào.
Chị nhẫn nhịn chịu đựng cho mọi chuyện qua đi, nhưng cũng từ dạo ấy anh trở nên có định kiến với chị. Anh nghĩ chị ghét mẹ mình, nên con được hơn 1 tuổi anh thu xếp cho đi nhà trẻ để mẹ về quê. Mẹ chồng về quê cuộc sống của chị có dễ thở hơn một chút, nhưng trong lòng anh vẫn ấm ức, nghĩ vợ bất hiếu với mẹ nên thỉnh thoảng không vui anh lại lôi ra đay nghiến chị. Anh bắt đầu cắt giảm khoản tiền hàng tháng đưa cho vợ đi chợ với ý định biếu riêng cho mẹ mình. Chị chán nản, ngột ngạt nhưng cũng chẳng làm được gì.
Mọi thứ cứ mệt mỏi trôi cho đến ngày em dâu của chồng sinh em bé và cả nhà anh chị về thăm sẵn tiện về quê chơi luôn. Về quê chứng kiến cảnh em dâu vừa mới sinh em bé được 1 tuần đã phải dậy giặt giũ cơm nước cho cả nhà vậy mà mẹ chồng vẫn không ưng ý. Chị chợt nghĩ chị vẫn may mắn hơn em dâu rất nhiều, chí ít hồi đó chị có chồng ở bên thi thoảng anh cũng phụ giúp chăm em bé cho chút đỉnh, chứ em dâu chẳng có ai phải tự làm tất cả chồng thì đi làm xa.
Hôm ấy lúc cả nhà có mặt đông đủ, em dâu chồng chị vừa khóc vừa trách móc mẹ chồng: "Trên đời này con chưa thấy ai ác như mẹ, mẹ cũng đã từng sinh con sao mẹ không thông cảm, con mới sinh ba ngày mẹ đã bắt con dậy làm việc nhà. Suy nghĩ của mẹ cũng thật ích kỉ, mẹ không có một chút tình người gì cả. Mẹ hãy đợi đấy, bây giờ mẹ đối xử với con như thế nào thì sau này con sẽ trả y chang như thế".
Thế nhưng, mẹ chồng lại tỉnh bơ không có chút tình người: "Con ai đẻ kẻ đó nuôi, tôi nuôi con khổ cực đủ rồi, giờ không hơi đâu mà đi chăm con mấy người nữa". Nói xong bà bỏ đi, chẳng quan tâm đến thái độ của bất cứ người nào.
Xung đột gia đình diễn ra bỗng nhiên anh chột dạ, anh thấy mẹ mình quá đáng thật sự. Anh liếc sang nhìn vợ mình, thấy chị đang lau vội hai hàng nước mắt vì tủi thân khi nghĩ đến cảnh mình đã từng bị mẹ chồng đối xử tệ bạc. Anh thấy thương chị vô hạn, anh hối hận vì những lời mình nói, những việc mình làm với vợ. Thì ra lâu nay anh bênh mẹ, anh luôn áp đặt những suy nghĩ xấu xa cho người vợ hiền dịu của mình. Giờ chứng kiến cảnh em dâu vùng lên như thế anh biết mình đã bao biện cho những việc làm quá đáng của mẹ. Sau chuyến về quê ấy, anh khuyên mẹ bớt cay nghiệt với con dâu, anh tỏ ra yêu thương chị nhiều hơn. Hạnh phúc gia đình anh chị cũng từ ấy mà nảy nở, cuộc sống của chị dễ thở hơn rất nhiều.
Theo Afamily
Mẹ chồng lười biếng bắt con dâu nấu 10 mâm cỗ và cái kết đắng Suốt 25 năm cuộc đời, tôi chưa từng gặp ai lười biếng, ỉ lại như mẹ chồng! Hôm đầu đến nhà chồng ra mắt, tôi phát sốc trước chậu bát bẩn chưa rửa trong bếp. Chồng bát cao ngất, thìa đũa vứt tung toé,... Thấy tôi trố mắt ra nhìn, mẹ chồng cười cho đỡ ngượng rồi gọi tôi ngồi xuống ghế uống...