Lavrov: Ukraine đang bị phương Tây lợi dụng
- Mỹ và Liên minh châu Âu đang có âm mưu thực hiện một “ cuộc cách mạng màu” khác tại Ukraine, Ngoại trưởng Nga – Sergei Lavrov hôm qua (24/5) cho hay.
“Mỹ và Liên minh châu Âu đang tìm cách gây ra một cuộc “cách mạng màu” khác ở Ukraine bằng việc tổ chức các chiến dịch nhằm thay đổi chế độ một cách vi hiến”, ông Lavrov nói tại Diễn đàn Đại học Toàn cầu 2014.
“Một số chuyên gia nghiêm túc nghi ngại rằng không còn chỉ là số phận của Ukraine mà Ukraine đang bị lợi dụng và tiếp tục bị lợi dụng như một con tốt trong một trò chơi địa chính trị”, Ngoại trưởng Nga cho hay.
Trước đó, hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, việc phân tích đánh giá các sự việc đã và đang xảy ra ở Ukraine là rất cần thiết.
Theo ông Lavrov, Nga mong muốn thỏa thuận quốc tế Geneva nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ được thực thi theo các bước đi thực tế trong tương lai gần.
Hãng thông tấn Nga dẫn lời ông Lavrov nói: “Nga hi vọng rằng, thỏa thuận Geneva sẽ được thực hiện bằng hành động thực tế trong tương lai gần”.
Moscow cũng bày tỏ mong muốn các bên sẽ quan tâm đến các đề xuất của Nga về việc tổ chức tham vấn về vấn đề Ukraina trong thời gian sớm nhất có thể.
Nga mô tả cuộc khủng hoảng nổ ra ở Kiev hồi tháng 2 vừa qua như một cuộc đảo chính kiểu “phát xít” bất hợp pháp, dẫn tới vieejce Moscow vào can thiệp để bảo vệ người dân tộc Nga ở Ukraine.
Cách mạng màu là cụm từ để chỉ những phong trào chính trị trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay thuộc vùng Balkan trong những năm đầu thập niên 2000, lấy tên một màu sắc hay một cây cối, bông hoa tiêu biểu.
Điển hình trong các cuộc cách mạng màu là Cách mạng 5 tháng 10 ở Serbia (2000), Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng Cam ở Ukraina (2004), và Cách mạng Hoa Tulip ở Kyrgyzstan (2005). Trong mỗi lần, nhiều người đã xuống đường biểu tình sau các cuộc bầu cử gây tranh cãi và đã dẫn đến sự lật đổ hay từ chức của những lãnh đạo bị xem là độc đoán.
Từ này cũng được dùng cho một số cuộc cách mạng ở những nơi khác bao gồm vùng Trung Đông như cuộc cách mạng cây tuyết tùng 2005 tại Lebanon, và cách mạng xanh 2005 tại Kuwait.
Đan Khanh – (tổng hợp)
Video đang HOT
Theo_VnMedia
Mỹ đã "ủng hộ dân chủ" tại Ukraine như thế nào?
Washington thừa nhận đã chi 5 tỷ USD để "ủng hộ dân chủ" tại Ukraine từ khi Liên Xô sụp đổ. Nền dân chủ hiện nay của Ukraine là "sản phẩm Mỹ"?
Sản phẩm Mỹ
Tờ Vietnam dẫn thông tin theo Đài Tiếng nói nước Nga, trả lời phỏng vấn kênh CNN, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á-Âu, bà Victoria Nuland, cho biết Washington đã chi 5 tỷ USD hỗ trợ nguyện vọng của người dân Ukraine hướng tới một chính phủ mạnh mẽ, dân chủ hơn.
Trước đó, các phương tiện truyền thông đã lưu hành đoạn video bà Nuland phát biểu tại một hội nghị về Ukraine được tổ chức ở Washington hồi tháng 12/2013. Khi đó, bà Nuland tuyên bố Mỹ đã chi tới 5 tỷ USD để hỗ trợ nền dân chủ ở Ukraine kể từ khi Liên Xô trước đây sụp đổ.
Bà nêu rõ: "Số tiền đã được chi để hỗ trợ nguyện vọng của người dân Ukraine về một chính phủ mạnh mẽ hơn, dân chủ hơn, đại diện cho lợi ích của họ."
5 tỷ USD Mỹ đã bỏ ra chưa phải là con số cuối cùng, bởi Tổng thống Obama trước thềm Đàm phán bốn bên về vấn đề Ukraine tại Geneva hôm 17/4 đã quyết định chi thêm 1 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế quốc gia này và giải quyết các vấn đề khủng hoảng chính trị trong nước.
Tổng thống tạm quyền Ukraine Olexander Turchynov (phải) đã có cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trong chuyến thăm Ukraine.
Và những khoản tiền đầu tiên đã được trao tặng khi phó Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đến thăm Kiev hôm 22/4 vừa qua. Trong đó, 50 triệu USD Washington giúp Kiev cải cách kinh tế, chính trị, và 8 triệu USD hỗ trợ quân sự phi sát thương như thiết bị y tế, thông tin liên lạc, phương tiện cơ giới.
Đồng thời, EU cũng đã quyết định bỏ ra 1 tỷ Euro để hỗ trợ Ukraine chi trả những khoản nợ nước ngoài, cụ thể là trả nợ các hợp đồng khí đốt mà quốc gia này đã nợ Nga trước đây.
Từ sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay, Mỹ đã bỏ khoảng 5 tỷ USD, và con số này hứa hẹn sẽ tăng lên thành 6 tỷ USD trong tương lai gần. Thế giới sẽ chứng kiến cảnh một cố vấn chính phủ Mỹ lên các kênh truyền thông và kể rằng, họ đã phải đầu tư rất lớn để Ukraine có một nền dân chủ vững mạnh.
Nhưng thực tại, nền dân chủ của Ukraine ra sao? Năm 2004, để "ủng hộ dân chủ" của quốc gia ở tận Đông Âu, Mỹ đã dựng lên cuộc cách mạng Cam. Những tưởng cuộc cách mạng này sẽ mang đến ổn định và phát triển cho quốc gia đầy bất ổn này, nhưng cho đến nay, mâu thuẫn dân tộc đang ngày càng gia tăng.
Và cuối năm 2013, một cuộc cách mạng nữa được nổ ra, thêm một Tổng thống bị lật đổ, và khi người ta chưa đặt thêm cho nó một màu sắc thì Ukraine đã phải đứng trước nguy cơ của một cuộc nội chiến.
Bản thân chính phủ lâm thời Kiev đang tồn tại đầy nhược điểm, tiêu biểu là sự lộng hành của phái cánh hữu "Pravyi Sector". Còn bán đảo Crimea, phần lãnh thổ được Ukraine khẳng định là máu thịt, nay lại là máu thịt của nước Nga. Miền đông và đông nam quốc gia này đồng loạt chiếm chính quyền, yêu cầu tự trị cũng vì lá cờ dân chủ.
Phe cánh hữu Pravy Sector đốt phá Kiev trong một cuộc biểu tình trước khi chính phủ lâm thời được dựng lên
Dường như, người dân Ukraine đã quá quen với việc dựng lên một chính quyền từ vỉa hè, từ bom xăng, bạo động, và họ cho đó là dân chủ, là đòi quyền tự quyết. Tư tưởng này lý giải vì sao không chỉ có Pravyi Sector mới dám dùng bom xăng đốt phá quảng trường tại Kiev mà người thân Nga không dám chống chiếm trụ sở chính quyền. Đây là hệ lụy hay chính là sản phẩm của người Mỹ vào tư tưởng của Ukraine.
Ta có thể chỉ trích Nga cơ hội tại Crimea, tại đông, đông nam Ukraine, nhưng cũng không vì thế quên đi nguồn cơn của sự việc.
"Ủng hộ dân chủ" theo cách của Putin
Thực tế, việc Mỹ chi tiền khủng cho một quốc gia Đông Âu không vì ý nghĩa tốt đẹp giúp nhân dân họ tìm được tiếng nói của mình, mà đó chỉ là đầu tư để tranh giành địa chính trị. Tại sao Mỹ không giúp một quốc gia châu Phi thoát đói nghèo để đi đến văn minh? Đồng tiền tư bản không bao giờ chi tiêu một cách lãng phí như vậy, đặc biệt với quốc gia nổi tiếng thực dụng như Mỹ.
Tuy nhiên, xét về độ thực dụng, có lẽ Mỹ vẫn còn chơi đẹp hơn Nga. Nếu để cạnh tranh địa chính trị, Ukraine là con át chủ bài, là quân cờ chiến lược trong cục diện châu Âu của nước Nga. Và việc Nga đổ tiền vào quốc gia này để tranh giành ảnh hưởng lên những nhà cầm quyền Kiev là điều dễ hiểu.
Số tiền mà Nga bỏ ra chắc chắn nhiều hơn Mỹ, vì Washington dùng tiền để lật đổ cái cũ và thay cái mới, nhưng Nga dùng tiền để chi phối và kiểm soát cả nền kinh tế Ukraine, hai công việc ấy có tính chất khác nhau. Và cách của Nga làm chắc chắn sẽ tốn kém hơn Mỹ.
Chiến lũy của người biểu tình thân Nga tại Donetsk
Nhưng nước Nga không để mất không tiền thịt của họ, vì thế mới sinh ra khoản nợ 11 tỷ USD mà Ukraine nợ Nga vì hưởng triết khấu giá xuất khẩu năng lượng. Vì thế mới có việc Nga điều quân đến biên giới Ukraine đồng thời kêu gọi EU trả nợ giúp cho chính quyền Kiev, bằng không sẽ buộc phải đóng van khí đốt, khi nào có tiền sẽ mở ra bán sau.
Chi phối Ukraine bằng khí đốt, bằng tiền tệ, và khi cảm thấy không còn khả năng cứu vãn, hoặc cũng không muốn cứu vãn, Moscow tính đến chuyện "đòi quà".
Số phận người Tatar và máu thịt nước Nga
Một điều cần nhìn nhận, chính biến vừa qua ở Ukraine đã buộc nước Nga phải đưa tay lấy Crimea. Nga không muốn phải nhịn Ukraine như nhịn cơm sống để giữ mái nhà cho hạm đội Biển Đen của mình.
Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea với kết quả hơn 90% ủng hộ sáp nhập Nga cho thấy Nga đã làm đúng theo ý nguyện của nhân dân nơi đây. Việc lãnh thổ của Nga lớn hơn một chút, dân số của Nga tăng lên một chút, tất cả đều do người dân nơi đó muốn như vậy.
Nhưng có phải 100% những người sinh sống tại Ukraine muốn như thế? Số phận của họ sẽ ra sao khi sau một đêm, Tổ quốc của họ được thay tên? Ở đây, ta đang nói về số phận của những người thiểu số Tatar tại Crimea.
Động thái mới nhất ngày 22/4, trong một tuyên bố, Nghị viện Tatar cho biết thủ lĩnh cộng đồng thiểu số này, ông Mustafa Dzhemilev, đã nhận được một chỉ thị chính thức, theo đó cấm ông trở lại Crimea do ông này đã chạy sang lục địa Ukraine từ Crimea - vùng lãnh thổ Moscow đã sáp nhập hồi tháng trước.
Người dân tộc Tatar tại Crimea theo dõi kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3
Được biết, ông Mustafa Dzhemilev là thủ lĩnh tinh thần của người Tatar tại bán đảo này, và cũng là một nghị sỹ của Ukraine. Trước đó, 300.000 thành viên của cộng đồng Hồi giáo Tatar, chiếm khoảng 15% dân số Crimea, đã phản đối việc Nga sáp nhập Crimea hồi tháng Ba vừa qua và nhiều người Tatar nói rằng họ muốn là một phần của Ukraine.
Với những người Tatar, hành động trục xuất này của Nga khiến họ nhớ lại những vết đen trong lịch sử của mình.
Trong Thế chiến II, khoảng 20.000 người Tatar đã liên kết với Đức Quốc xã trong khi phần lớn còn lại chiến đấu cho quân đội Liên Xô. Viện dẫn lý do người Tatars bắt tay với Đức Quốc xã, lãnh đạo Xô viết đã ra lệnh trục xuất cả nhóm sắc tộc này đến Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbek (thuộc Siberia và Trung Á) vào năm 1944, họ chỉ được quay lại Crimea sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Và bây giờ, thủ lĩnh tinh thần, đại diện cho ý nguyện của người Tatar vừa bị trục xuất khỏi đồng bào. Putin, Kremlin, Moscow, Nga, những cái tên đang gợi lại cho người Tatar những ấn tượng về thời kỳ đối đầu Đông - Tây, và nỗi đau về một dân tộc bị kỳ thị.
Theo Báo Đất Việt
Miền Đông Ukraine: Crimea mới hay cách mạng sắc màu kiểu Putin? Phương Tây cho rằng diễn biến miền Đông Ukraine do điện Kremlin thao túng. Vì đâu V.Putin có cơ hội thực hiện cuộc cách mạng này? Đến thời điểm này, ba thành phố lớn ở miền đông Ukraine là Donetsk, Luhansk và Kharkiv rơi vào tình trạng bạo loạn, không chính phủ. Những người thân Nga đang chiếm lấy những cơ quan đại...