Lẩu thả Phan Thiết ngon mắt, vừa miệng
Món ăn như mở ra cho thực khách một khung cảnh dòng sông quê yên bình với hình ảnh những chiếc thuyền nan lững lờ trôi.
Trong bức tranh ẩm thực đa sắc của thành phố ven biển Phan Thiết (Bình Thuận), lẩu thả như một cô gái quê tuy bình dị, nhưng tinh tế, đằm thắm nhưng lại đậm đà khó quên.
Món ăn được trình bày như một bông hoa ẩm thực với mỗi nguyên liệu là một cánh hoa. Ảnh: Huấn Phan.
Món ăn là sự kết hợp nhiều thành phần nguyên liệu như cá, thịt heo, trứng chiên, các loại rau… được trình bày trong những chiếc bẹ bắp chuối, như một “bông hoa ẩm thực”. Có thể nói, lẩu thả không đơn thuần chỉ là một món ăn mà nó còn thể hiện được sự tinh tế, tâm huyết và công sức của người đầu bếp. Tất cả các nguyên liệu khi kết hợp với nhau không chỉ hài hòa về màu sắc mà cũng rất hoàn hảo về hương vị.
Nguyên liệu chính của món lẩu này là cá. Người dân ở đây thường chọn loại cá mai thân trong suốt để chế biến món ăn. Ngoài ra, tùy sở thích mà có thể chọn các loại cá khác như cá thu, cá trích, cá đục, cá điêu hồng… Thịt cá nào cũng được, yêu cầu quan trọng là cá phải tươi, vừa mới được đánh bắt lên. Vì thịt cá vẫn còn săn chắc, không có mùi tanh và cho vị ngọt thịt khi ăn. Cá được làm sạch, lóc thịt phi lê rồi thái thành từng lát mỏng dính. Thịt cá sau đó được chần sơ qua nước cốt chanh cho chín tái (có nhiều quán để luôn cá sống), rồi ướp với các loại gia vị trước khi ăn.
Ngoài thịt cá, các nguyên liệu khác như thịt ba chỉ, trứng chiên được thái thành sợi vừa ăn. Các loại rau ăn kèm của món này khá phong phú, như xoài, dưa leo, khế, xà lách, rau thơm… tất cả đều được thái sợi nhỏ rồi xếp lên trên các bẹ bắp chuối nhìn rất đẹp mắt.
Lẩu thả được chế biến với nhiều nguyên liệu như: cá, trứng chiên, thịt heo, tôm, các loại rau, xoài, khế… Ảnh: Huấn Phan.
Video đang HOT
Bên cạnh nguyên liệu, nước lẩu của món ăn này cũng được chế biến khác công phu. Ngoài thành phần chính là nước hầm xương, bạn có thể tìm thấy trong nồi nước dùng các phụ liệu khác như tôm tươi xay nhuyễn, cà chua bằm… vừa tăng vị ngọt thanh cho nước dùng, vừa giúp nước lẩu có màu đỏ tự nhiên đẹp mắt.
Ăn món lẩu này không thể thiếu chén nước chấm được pha rất khéo léo từ hỗn hợp me chua, ớt trái, đậu phộng rang, chuối sứ chín (có nhiều nơi dùng tương hột), tỏi… được xay nhuyễn rồi pha với nước mắm nguyên chất, đường. Tất cả tạo nên một thức chấm hơi sánh, hương thơm thoang thoảng cùng với vị beo béo đậm đà.
Để thưởng thức món ăn này, thường có hai cách là dùng khô hoặc dùng nước. Dùng khô là cách thưởng thức đơn giản, chỉ cần cho bún tươi vào bát, cho các nguyên liệu căn kèm lên trên, chan nước sốt vào trộn đều rồi thưởng thức, đây là cách ă rất phổ biến của người dân ở đây, Tuy nhiên, với nhiều du khách thì món lẩu thả nước được ưa thích hơn vì thịt, cá… được thả vào trong nước dùng (có lẽ vì vậy nên món ăn có tên gọi là lẩu thả) vừa chín mềm, vừa nóng hổi lại có vị ngọt thanh dịu làm cho người ăn thích thú khi thưởng thức.
Thực khách khó có thể từ chối một món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng như vậy. Ảnh: Huấn Phan.
Từ một món ăn bình dị của ngư dân miền biển, ngày nay lẩu thả đã đứng ngang hàng với các món ăn khác ở thành phố biển Phan Thiết, trở thành món đặc sản mà du khách khi đến đây khó có thể bỏ qua.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Bánh trung thu thạch rau câu: đẹp, ngon, mát
Ngoài các loại bánh nướng, bánh dẻo, mùa Trung thu năm nay các bạn có thể làm thêm một loại bánh nữa đó là bánh Trung thu từ thạch rau câu - vừa ngon, vừa mát lại rất ít ngấy.
Nguyên liệu:
50g sương sáo
100ml nước cốt dừa
Đường kính
Cà phê hòa tan dạng gói
Bước 1:
Các bạn cho 50g bột sương sáo vào 1 lít nước. Khuấy đều và để hỗn hợp từ 5 đến 10 phút. Đun hỗn hợp đã chuẩn bị từ 5 đến 10 phút. Cho thêm 100ml nước cốt dừa để tạo màu và tạo mùi cho bánh. Khuấy đều tay. Cho thêm đường vào hỗn hợp (tùy bạn lựa lượng đường theo khẩu vị của mình).
Bước 2:
Làm một hỗn hợp khác tương tự, nhưng thay vì cho nước cốt dừa, các bạn cho cà phê để tạo ra một mùi vị khác cho bánh.
Bước 3:
Đây là bước tạo nhân cho bánh. Các bạn để nguội 2 hỗn hợp vừa đun. Sau đó, cho từng loại vào khay đựng đá có nhiều ngăn nhỏ để làm thành nhân. Để nguội bớt rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh từ 1 đến 2 tiếng, đến khi hỗn hợp đã đông lại thì cho ra.
Lượng thạch còn lại, chúng ta sẽ nấu lại một chút sau đó cho vào các khuôn bánh trung thu. Các bạn cho 1/3 lượng hỗn hợp thạch vào 1 khuôn. Đợi hỗn hợp đông từ 3 đến 5 phút. Sau đó cho nhân ở trên - thạch dừa thì cho nhân cà phê, thạch cà phê cho nhân dừa. Sau đó đổ nốt lượng hỗn hợp còn lại vào từng khuôn. Tiếp tục để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút sẽ được thành phẩm.
Chúc các bạn thành công với món bánh trung thu làm từ thạch rau câu và có một cái Tết trung thu vui vẻ bên gia đình và người thân nhé!
Theo Eva
[Chế biến] - Lẩu thả Nguyên liệu: - Nước dùng heo, cua, tôm bạt, cá bớp phi lê - Trứng vịt, thịt đùi heo - Cà chua, hành tây, gừng - Đậu phộng, tương ớt, rau thơm các loại - Dưa leo, xoài sống, bắp chuối, chuối chát Thực hiện: - Trứng vịt chiên chín, cán mỏng, thái sợi. Cá bớp cắt lát mỏng, tái qua chanh. -...