Lẩu nấm lá giang thanh đạm và 6 món chay cho mùa Vu Lan thêm ngọt ngào
Bữa cơm chay mùa Vu Lan sẽ hấp dẫn hơn nếu mẹ biết cách biến tấu và kết hợp những nguyên liệu tự nhiên, bổ
dưỡng trong từng món ăn.
Lẩu nấm lá giang: Lá giang không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể mà còn hạn chế đau nhức xương khớp, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Sử dụng lá giang trong bữa cơm gia đình mùa Vu Lan cũng là cách để con cái thể hiện sự quan tâm dành cho bố mẹ. Lá giang kết hợp cùng các loại nấm như kim châm, bào ngư, đùi gà mang đến món lẩu chua ngọt thơm lừng, kích thích vị giác và giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe.
Bún riêu chay: Bún riêu là món ăn quen thuộc, phù hợp với khẩu vị của cả người lớn và trẻ em. Trong ngày Vu Lan sắp tới, người nội trợ có thể đổi vị cho cả nhà bằng món bún riêu chay với những nguyên liệu dễ tìm thấy như đậu hũ, nấm, rau củ…
Video đang HOT
Canh nấm hầm củ sen đậu đỏ: Ba nguyên liệu chính trong món ăn này đều rất tốt cho sức khỏe: củ sen giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, đậu đỏ giúp bổ sung Vitamin B và C, nấm hương giải độc gan, bổ sung sắt cho cơ thể. Món canh nấm hầm củ sen đậu đỏ hội tụ những dưỡng chất thiết yếu là món quà sức khỏe đầy cảm xúc mà bạn nên dành tặng ông bà, cha mẹ trong mùa báo hiếu năm nay.
Mì căn xào chua ngọt: Thành phần chính của mì căn là bột mì, giàu đạm thực vật, được dùng thay thế thịt khi nấu món chay. Để món ăn thêm màu sắc và thơm ngon, người nấu có thể xào mì căn với cà chua, ớt chuông, đậu hòa lan….
Khi chế biến, bạn nên xào rau củ trước: nêm 2 muỗng canh nước tương Maggi, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh tương cà, 1 muỗng canh hạt nêm nấm Maggi rồi đảo liền tay trong khoảng 5 phút. Cuối cùng mới cho mì căn vào xào đều rồi tắt bếp.
Canh chua khổ qua dọc mùng: Vị chua thanh của nước dùng kết hợp cùng vị đắng nhẹ của khổ qua tạo nên món ăn vừa ngon, vừa mát. Bên cạnh công dụng bồi bổ sức khỏe cho cả nhà, việc con cái tự tay xuống bếp chuẩn bị mâm cơm mùa Vu Lan là món quà cực kỳ ý nghĩa để tỏ lòng hiếu thuận với đấng sinh thành.
Đậu hũ rong biển sốt cà chua thì là: Thành phần không thể thiếu trong thực đơn mùa chay là đậu hũ – món ăn làm từ đậu nành, tốt cho tim mạch. Đậu hũ béo mềm quấn quanh là rong biển giòn rụm kết hợp với sốt cà chua thì là vừa thơm vừa dịu, tạo nên món ăn thanh đạm nhưng bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho người lớn tuổi.
Sự kết hợp tinh tế của các nguyên liệu tươi ngon, tốt cho sức khỏe, và gia vị tự nhiên như hạt nêm chay Maggi, nước tương đậu nành Maggi là bí quyết mang đến mâm cơm gia đình mùa Vu Lan thêm vẹn tròn, ngọt ngào.
Theo Zing
Gia vị umami giúp món ăn ngon hơn
Từ gia vị umami đưa đến sự ra đời của sản phẩm bột ngọt AJI-NO-MOTO, bột ngọt Nhật Bản đầu tiên do Tập đoàn Ajinomoto sản xuất.
Sự ra đời của gia vị umami
Vị umami được khám phá cách đây hơn 100 năm bởi một Giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda. Theo ông, trong tự nhiên, tồn tại một vị ngon rất đặc trưng, khác với vị ngọt của đường, vị ngon này có thể dễ dàng cảm nhận trong nhiều loại thực phẩm như cà chua, măng tây, phô mai, thịt,...
Ông bắt đầu nghiên cứu và đến năm 1908, ông đã tìm ra "chìa khóa" của vị ngon đặc trưng này chính là glutamate - một loại axit amin tồn tại phổ biến trong thực phẩm và cơ thể người, là thành phần tạo nên chất đạm (protein). Ông đặt tên cho vị này là vị "umami" (nghĩa là vị ngon trong tiếng Nhật). Trong Tiếng Việt, có thể hiểu tạm hiểu vị umami là vị ngọt thịt hay vị ngọt của nước dùng.
Giáo sư người Nhật Ikeda Kikunae đã khám phá ra vị umami từ nước dùng Dashi.
Khám phá của ông mang ý nghĩa lớn đối với nền khoa học thực phẩm và ẩm thực thời bấy giờ, bởi lẽ, từ đó, các nhà khoa học và các chuyên gia ẩm thực cũng như người nội trợ biết được cốt lõi của vị ngon của thực phẩm, cách thức tạo vị ngon cho món ăn và tìm kiếm thành phần tạo vị ngon đó trong thực phẩm.
Thực chất, vị umami là một vị có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, hải sản và rau củ quả. Ngoài ra, việc sử dụng gia vị umami đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử của nền văn minh nhân loại, tiêu biểu là Garum, gia vị được sản xuất từ thành phố Pompeii - thành phố du lịch quan trọng nhất trên Bán đảo Italy - vào năm 79.
Để làm Garum, ruột cá sẽ được lên men trong nước muối, đựng trong các vại chứa làm từ đất nung gọi là Urcei. Cách làm này tương tự như việc sản xuất nước mắm ngày nay. Mặc dù cách nhau về thời đại sản xuất (gần 2000 năm) nhưng chúng ta có thể thấy rằng, nước mắm ngày nay cũng mang vị umami rõ nét.
Năm 1909, với ước vọng giúp bữa ăn của người dân Nhật Bản giàu vị umami hơn, từ đó góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân thời bấy giờ thông qua những món ăn ngon, giáo sư Ikeda đã phát minh ra gia vị umami - bột ngọt với thành phần chính là glutamate. Phát minh này đưa đến sự ra đời của sản phẩm bột ngọt AJI-NO-MOTO, bột ngọt Nhật Bản đầu tiên do Tập đoàn Ajinomoto sản xuất.
Bột ngọt: Từ sản xuất đến tiêu dùng
Hiện nay, bột ngọt được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia và khu vực mà nguyên liệu thích hợp sẽ được sử dụng. Tại Nhật, Philippines và Brazil, bột ngọt được sản xuất từ mía trong khi ngô (bắp) là nguyên liệu được sử dụng tại Mĩ. Củ cải đường và lúa mì là nguyên liệu được sử dụng tại Pháp. Ở Việt Nam hay Indonesia, cả mía và sắn (khoai mì) cùng tham gia vào quá trình sản xuất bột ngọt.
Một số nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để sản xuất bột ngọt tại các quốc gia trên thế giới.
Thói quen sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cũng rất phong phú và đa dạng theo từng quốc gia. Các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, người tiêu dùng có thói quen sử dụng bột ngọt trực tiếp trong quá trình nêm nếm món ăn để tạo ra vị ngon.
Còn ở một số nước như Mỹ, Pháp, các nước châu Âu... và cả tại Nhật Bản, thời gian dành cho việc chế biến món ăn không nhiều nên người tiêu dùng ở các quốc gia này thường sử dụng các gia vị tổng hợp như hạt nêm, nước xốt... để nêm nếm món ăn; trong các gia vị tổng hợp này thường đã có sẵn bột ngọt. Như vậy, gia vị umami hay còn gọi là bột ngọt đã được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn tại nhiều quốc gia trên thế giới dù là châu Âu hay châu Á.
Theo VTC News
Những điều mẹ, cha chưa kể Phần lớn cha mẹ và con cái đều không sớm nhận biết được những dấu hiệu suy giảm sức khỏe sớm ở người lớn tuổi. Khảo sát gần đây của công ty Abbott cho thấy cứ mỗi 10 người lớn tuổi thì có 4 người ngại thổ lộ với con cái về vấn đề sức khỏe. Đó là thông tin rất đáng chú...