Lầu Năm Góc tính thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch xác định thêm 4 công ty là “được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn”, hạn chế khả năng tiếp cận của họ với nhà đầu tư Mỹ.
Một quan chức Mỹ và một nguồn tin thân cận với vấn đề hôm 20/11 cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ có thể thông báo vào cuối ngày hoặc vào đầu tuần tới. Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và phía Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
Động thái này sẽ nâng số lượng công ty Trung Quốc nằm trong “danh sách đen” lên 35, trong số này bao gồm các doanh nghiệp khổng lồ Hikvision China Telecom Corp và China Mobile. Một đạo luật được thông qua năm 1999 yêu cầu Lầu Năm Góc lập danh sách “các công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát”.
Vài ngày trước, Nhà Trắng ra sắc lệnh cấm nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán từ những doanh nghiệp nằm trong danh sách đen từ tháng 11/2021. “Điều này đảm bảo không người Mỹ nào vô tình hỗ trợ cho chiến dịch thống trị công nghệ trong tương lai (của Trung Quốc), Mike Gallagher, nghị sĩ Cộng hòa giới thiệu luật cấm công ty Trung Quốc tham gia thị trường vốn của Mỹ, cho biết.
Trụ sở Hikvision tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định sắc lệnh của Nhà Trắng không có khả năng giáng đòn nghiêm trọng vào các công ty Trung Quốc do phạm vi hạn chế, lập trường chưa chắc chắn của chính quyền Biden và việc các quỹ của Mỹ nắm giữ ít cổ phiếu của những công ty này.
Video đang HOT
Tổng thống đắc cử Joe Biden, dự kiến nhậm chức tháng 1/2021, chưa đưa ra chiến lược chi tiết về Trung Quốc, song một số dấu hiệu cho thấy ông có thể theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn.
“Danh sách đen” ngày càng được mở rộng của Lầu Năm Góc có thể gia tăng căng thẳng giữa Mỹ-Trung, trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bất đồng về nhiều vấn đề như đại dịch Covid-19 hay Hong Kong.
Danh sách này được nhận định là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Washington, nhắm vào điều họ coi là nỗ lực của Bắc Kinh trong việc khai thác các công nghệ dân sự mới cho mục đích quân sự thông qua các tập đoàn.
Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 9 áp các hạn chế xuất khẩu đối với SMIC, hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, sau khi kết luận rằng “tồn tại rủi ro không thể chấp nhận được” khi thiết bị được cung cấp cho doanh nghiệp này có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Quốc hội và chính phủ Mỹ đang tìm cách giảm khả năng tiếp cận thị trường nước này của các công ty Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc mà đối thủ Mỹ phải làm theo, dù điều này đôi khi có ảnh hưởng tiêu cực với Phố Wall.
Các quan chức Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch cùng Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 8 thúc giục Trump gạch tên những công ty Trung Quốc giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ nhưng không đáp ứng yêu cầu kiểm toán vào tháng 1/2022.
Mỹ liệt Huawei vào danh sách 20 công ty do quân đội Trung Quốc hậu thuẫn
Chính quyền Trump vừa liệt tập đoàn Huawei và Hikvision vào danh sách 20 công ty Trung Quốc bị cáo buộc do quân đội Trung Quốc đứng sau hỗ trợ.
Theo tin độc quyền Reuters đăng tải hôm 25/6, dựa trên tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump xác định nhiều tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc do quân đội nước này hậu thuẫn. Đáng chú ý, trong danh sách này có gã khổng lồ viễn thông Huawei và công ty giám sát video Hikvision.
Ngoài ra, trong 20 cái tên bị Washington cáo buộc được Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn hoặc hỗ trợ còn có cả Tập đoàn truyền thông di động Trung Quốc (China Mobile), Tập đoàn viễn thông Trung Quốc (China Telecom) và nhà sản xuất máy bay Aviation Industry Corp of China (AVIC).
(Ảnh minh họa: Reuters)
Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra phản hồi về việc liệu Mỹ có trừng phạt các công ty nằm trong danh sách trên hay không, song cho biết chính quyền Tổng thống Trump sẽ coi đây là "một công cụ hữu hiệu" khi xem xét quan hệ đối tác với các thực thể này, đặc biệt là khi danh sách trên ngày càng tăng lên.
Hiện các công ty Huawei, China Mobile, China Telecom, AVIC và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào về thông tin từ phía Reuters.
Trong khi đó, Hikvision gọi các cáo buộc này là vô căn cứ, nhấn mạnh rằng, Hikvision không phải là một công ty quân sự của Trung Quốc và không bao giờ tham gia vào bất kỳ công việc nghiên cứu và phát triển (R&D) nào cho các ứng dụng quân sự. Đồng thời, Hikvision cho biết sẽ làm việc với chính phủ Mỹ để giải quyết vấn đề.
Trước đó, Washington đã đưa Huawei vào "danh sách đen" thương mại vì lo ngại vấn đề an ninh quốc gia, đồng thời, mở một chiến dịch quốc tế để loại trừ tập đoàn này khỏi các dự án xây dựng hệ thống 5G tại nước đồng minh.
Theo đó Lầu Năm Góc không ban bố hình phạt, song theo luật, Tổng thống Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc phong tỏa tài sản của tất cả những cái tên trong danh sách.
Lầu Năm Góc đã chịu nhiều áp lực từ các nhà lập pháp của cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ để công bố danh sách này, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thương mại và ngoại giao.
Tháng 9/2019, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton đã viết thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, nêu quan ngại về việc Bắc Kinh chiêu mộ các tập đoàn Trung Quốc để triển khai các công nghệ dân sự phục vụ cho mục đích quân sự.
Ngày 24/6, ông Cotton và Gallagher đã khen ngợi Bộ Quốc phòng về việc công bố danh sách trên và hối thúc Tổng thống áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm đối phó với các công ty này.
Theo Reuters, việc công bố bản danh sách này có thể khiến căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Tuần trước, Trung Quốc đã lớn tiếng đe dọa trả đũa việc Tổng thống Donald Trump ký đạo luật kêu gọi trừng phạt hành động đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, Úc "đổ thêm dầu vào lửa" "Úc sẽ tiếp cận bằng mọi cách có thể" để hàn gắn quan hệ với Trung Quốc, nhưng sẽ không chấp nhận nhượng bộ, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nói. Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham ký thỏa thuận thương mại tự do RCEP. Trong loạt tuyên bố được coi là "đổ thêm dầu vào lửa" trong quan hệ căng...