Lầu Năm Góc tiết lộ thỏa thuận quân sự Starlink với tỷ phú Elon Musk
Tập đoàn SpaceX đã giành được hợp đồng đầu tiên với Lực lượng Không gian Mỹ để cung cấp thông tin liên lạc vệ tinh thông qua dự án Starshield.
Logo SpaceX bên ngoài trụ sở tập đoàn. Ảnh: The Verge
Starshield thuộc nhóm dự án đặc biệt của SpaceX và được tập đoàn này công bố vào cuối năm ngoái như một phiên bản quân sự của công nghệ vệ tinh Starlink.
“Với giá trị 70 triệu USD, thỏa thuận giữa SpaceX và Lầu Năm Góc sẽ cung cấp dịch vụ Starshield thông qua mạng lưới vệ tinh Starlink, các thiết bị đầu cuối, thiết bị phụ trợ, quản lý mạng và các dịch vụ liên quan khác”, phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ann Stefanek tiết lộ với hãng Bloomberg News. Dự kiến mạng lưới Starlink sẽ hỗ trợ 54 đối tác sứ mệnh trong các lực lượng Lục quân, Hải quân, Không quân và Tuần duyên Mỹ.
Trong một bài đăng trên nền tảng xã hội X trước đó, tỷ phú Musk xác nhận SpaceX đã đạt được thỏa thuận với Lực lượng Không gian Mỹ, khẳng định dự án Starshield sẽ thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ và do Bộ Quốc phòng kiểm soát.
Video đang HOT
Tin tức về thỏa thuận quân sự xuất hiện sau một thời gian Lầu Năm Góc đánh giá kỹ lưỡng vai trò của SpaceX ở Ukraine. Công ty này đã cung cấp kết nối Internet cho quân đội Ukraine trong bối cảnh xung đột nổ ra sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine.
Trong cuốn tiểu sử về tỷ phú Musk được xuất bản gần đây của nhà báo kỳ cựu Walter Isaacson, năm ngoái, ông Musk đã từ chối mở rộng phạm vi phủ sóng của Starlink tới Crimea và cản trở hoạt động quân sự của Ukraine. Vai trò của Starlink trong cuộc xung đột đã vô tình tập trung phần lớn quyền lực địa chính trị vào tay tỷ phú Musk.
Vào tháng 6 năm nay, tờ Bloomberg đưa tin Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng trả tiền cho SpaceX để kết nối vệ tinh cho quân đội Ukraine.
Mỹ triển khai chùm vệ tinh do thám mới, Nga lo ngại quân sự hóa không gian
Quân đội Mỹ đang lên kế hoạch triển khai một chùm vệ tinh do thám mới, với mục đích để mắt đến các vệ tinh của Trung Quốc và Nga trên quỹ đạo.
Theo đài Sputnik, mùa hè này, Lực lượng Không gian Mỹ dự định đặt chùm vệ tinh Silent Barker mới trên quỹ đạo Trái đất. Mục đích là nhằm hỗ trợ mạng lưới dày đặc các cảm biến trên mặt đất để giám sát các hoạt động của kẻ thù trong không gian. Chương trình được thực hiện dưới sự hợp tác của Bộ Tư lệnh Lực lượng Phòng không và Văn phòng Trinh sát Quốc gia (NRO), một cơ quan tình báo lớn trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo NRO, chùm vệ tinh sẽ cung cấp cho Lầu Năm Góc "khả năng tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các vật thể từ không gian để phát hiện mối đe dọa kịp thời".
Chùm vệ tinh này cũng được cho là sẽ "tăng đáng kể" khả năng của Lực lượng Không gian Mỹ trong việc theo dõi các vệ tinh đối thủ đang di chuyển xung quanh hoặc gần tàu không gian Mỹ, do đó cho phép Lầu Năm Góc thực sự nắm rõ những gì đang diễn ra trong không gian với độ chính xác cao.
Động thái triển khai chùm vệ tinh do thám mới xảy ra trong bối cảnh quân đội Mỹ công khai lên kế hoạch biến không gian thành một "lãnh địa chiến tranh" bất chấp những nỗ lực của Nga và Trung Quốc nhằm kiềm chế quân sự hóa không gian từ năm 2008.
Nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Nathan Eismont cho biết: "Đây chắc chắn là hành động quân sự hóa, vì rõ ràng những vệ tinh này đang làm những nhiệm vụ khác với các nhiệm vụ mà khoa học hoặc nền kinh tế quốc gia yêu cầu".
Vị chuyên gia chỉ ra sự hợp tác hiệu quả giữa Nga và Mỹ trong vấn đề trọng điểm như giám sát các mảnh vỡ và rác thải không gian.
Nhìn chung, các vệ tinh do thám rất hữu ích, vì chúng là chìa khóa để giải quyết các mâu thuẫn hiểu nhầm trong không gian. "Nếu muốn chắc chắn rằng không cần thực hiện bất kỳ biện pháp đặc biệt nào, thì chúng ta phải biết chuyện gì đang xảy ra trong không gian", nhà khoa học nói.
Ông Eismont nhấn mạnh việc đưa vệ tinh trang bị ra-đa đặc biệt để theo dõi các vệ tinh khác là một dấu hiệu cho thấy niềm tin giữa các cường quốc không gian đang giảm sút. "Nếu chúng ta đang nói về tàu vũ trụ vũ trang, thì chúng vẫn đang bị cấm theo các thỏa thuận hiện có", ông Eismont lưu ý.
Đối với các hệ thống dùng vệ tinh chống vệ tinh, thiết bị này đã được hầu hết các cường quốc nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, trong đó Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm để tránh tạo ra nhiều mảnh vụn không gian hơn nữa.
Chuyên gia Eismont cho rằng hiện tại, các ưu tiên của Nga và Trung Quốc trong việc đáp trả động thái triển khai chùm vệ tinh của Mỹ nên tập trung vào việc duy trì tính ngang bằng với Washington.
Năm 2008, Nga và Trung Quốc đã đưa ra Hiệp ước Đề xuất Ngăn chặn Chạy đua Vũ trang trong Không gian (PAROS), một dự thảo thỏa thuận kiểm soát vũ khí toàn diện được thiết kế để cấm triển khai vũ khí, tàu chống vệ tinh và công nghệ vũ trụ khác được sử dụng cho mục đích quân sự ở bên ngoài không gian. Trong những năm sau đó, Moskva và Bắc Kinh cũng nhiều lần thảo luận lại về dự thảo hiệp ước, đề xuất khởi động các cuộc đàm phán với Mỹ.
Tuy nhiên, các chính quyền ở Mỹ đã bác bỏ hiệp ước này. Năm 2017, Bộ Chỉ huy Không gian thuộc Không quân Mỹ chính thức mô tả không gian là "lĩnh vực chiến đấu giống như trên không, trên bộ, không gian mạng và trên biển". Năm 2019, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thành lập Lực lượng Không gian như một quân chủng riêng biệt của quân đội Mỹ, cung cấp cho lực lượng này lực lượng bổ sung gồm trên 8.400 nhân viên, 77 tàu vũ trụ và vệ tinh, cùng ngân sách hơn 26,3 tỷ USD vào năm tài chính 2023.
Starlink của tỷ phú Elon Musk được cấp phép hoạt động tại Ukraine Starlink - công ty con tập đoàn SpaceX của nhà tỷ phú Elon Musk - đã nhận được giấy phép hoạt động tại Ukraine nhằm hỗ trợ khôi phục mạng lưới Internet của quốc gia này. Biểu tượng của ứng dụng Starlink trên điện thoại. Ảnh: Getty Image "Starlink đã được duyệt vào danh sách Đăng ký Nhà cung cấp Dịch vụ và...