Lầu Năm Góc tiết lộ kế hoạch điều quân đến gần biên giới Nga
Việc rút nhóm quân Mỹ khỏi nước Đức nằm trong chiến lược kiềm chế Nga, như chủ nhân Lầu Năm Góc Mark Esper tuyên bố.
Quân Mỹ ở Đức.
“Chúng tôi chuyển thêm quân về phía đông, gần với biên giới Nga hơn chính là để kiềm chế họ”, ông Mark Esper nói trong cuộc phỏng vấn của Fox News.
Video đang HOT
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phần lớn các đồng minh mà ông trò chuyện đều coi việc điều quân như vậy là “bước đi tốt”.
Hồi cuối tháng 7, Bộ trưởng Esper thông báo sẽ rút gần 12.000 lính Mỹ ra khỏi địa bàn Đức. Phần lớn trong số này (6.400) sẽ chuyển về nước, còn lại sẽ được tái triển khai đến các nước NATO khác, trong đó có Ý và Bỉ. Ngoài ra, dự kiến sẽ chuyển tổng hành dinh các lực lượng Mỹ ở châu Âu từ Đức đến thành phố Mons của Bỉ, nơi bố trí trụ sở Bộ Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh NATO ở châu Âu.
Mới đây, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng tuyên bố rằng Mỹ sẽ phái thêm 1.000 quân nhân đến Ba Lan, bổ sung cho nhóm đã hiện diện tại đó trên cơ sở luân phiên gồm 4.500 binh sĩ.
Trong 5 năm qua Quốc hội Mỹ liên tục cấp kinh phí cho động thái kiềm chế quân sự đối với Nga. Có dự trù tăng hiện diện của các quân nhân Mỹ ở Đông Âu.
Quân đội Mỹ lo thiếu ngân sách đối phó Nga, Trung
Lầu Năm Góc cảnh báo nguy cơ giảm ngân sách, mất nhiều chương trình vũ khí khi Mỹ chi hàng nghìn tỷ USD giải cứu kinh tế do Covid-19.
"Tôi lo ngại các khoản cứu trợ khổng lồ với trị giá gần 3.000 tỷ USD được quốc hội và chính phủ thông qua có thể khiến ngân sách quốc phòng thấp hơn trong tương lai, vào thời điểm then chốt khi chúng ta cần đối phó với các đối thủ chiến lược dài hạn như Nga và Trung Quốc", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua phát biểu tại hội thảo của Viện Brookings có trụ sở tại thủ đô Washington.
Bộ trưởng Esper trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc hôm 5/5. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Khi được hỏi về ưu tiên cắt giảm ngân sách, Bộ trưởng Esper cho biết ông không muốn gây ảnh hưởng tới các dự án hiện đại hóa lực lượng mà sẽ tập trung giảm chi cho những chương trình và khí tài cũ kỹ. Đây là những vũ khí tốn nhiều tiền để bảo dưỡng, nhưng vẫn được sử dụng vì quá trình thay mới quá đắt đỏ và không bảo đảm bù đắp được chỗ trống.
"Chúng ta cần đầu tư vào tương lai. Tôi có thể chọn ra hàng chục chương trình lạc hậu từ các quân chủng hiện nay, đó sẽ là điểm khởi đầu", Esper nói thêm.
Lầu Năm Góc hồi tháng 6/2017 khẳng định Washington cần duy trì mức tăng ngân sách hàng năm trong vòng 5 năm tiếp theo để đáp ứng các yêu cầu về lực lượng, chuẩn bị cho kịch bản xung đột với Nga và Trung Quốc.
Quân đội Mỹ đang tiến hành nhiều chương trình hiện đại hóa quy mô lớn trong những năm gần đây, bao gồm nâng cấp hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), lá chắn tên lửa đạn đạo GMD, trực thăng và oanh tạc cơ tàng hình đời mới, đóng mới tàu sân bay hạt nhân và tái cấu trúc lực lượng thủy quân lục chiến.
Quốc hội Mỹ trong hai tháng qua đã phê duyệt 4 gói cứu trợ với tổng trị giá gần 3.000 tỷ USD để giúp đỡ nhiều nhóm đối tượng trong xã hội gặp khó khăn vì Covid-19. Mỹ vẫn là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 1,2 triệu người nhiễm và hơn 72.000 người chết. Quân đội Mỹ báo cáo tổng cộng gần 5.000 ca nhiễm, trong đó 100 binh sĩ phải nhập viện và hai người đã chết.
Mỹ quan ngại hành động 'gây bất ổn' của Trung Quốc ở Biển Đông, tiếp tục liên lạc với các quốc gia ASEAN Ngày 6/8, Lầu Năm Góc cho biết, trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã bày tỏ quan ngại về hành động "gây bất ổn" của Trung Quốc gần Đài Loan và Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bày tỏ quan ngại về hành động "gây...