Lầu Năm Góc thống kê danh sách viện trợ quân sự cho Ukraine
Lầu Năm Góc đã công bố danh sách đầy đủ về các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự mà Mỹ đã phê duyệt cho Ukraine từ đầu năm đến nay.
Binh sĩ Mỹ chuyển hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) lên máy bay C-17 Globemaster III, ở Fort Carson, Colorado. Ảnh: Không quân Mỹ
Theo đài RT (Nga), trong danh sách mới tiết lộ, Mỹ đã chi gần 17 tỷ USD cho các loại vũ khí và trang thiết bị, bao gồm hàng chục nghìn hệ thống tên lửa chống tăng, một triệu viên đạn pháo, hàng loạt vũ khí hạng nặng và các bệ phóng vũ khí tầm xa cho Ukraine.
Cụ thể, bản báo cáo “Thông tin thực tế về Hỗ trợ An ninh của Mỹ cho Ukraine” do Bộ Quốc phòng công bố hôm 28/9 cho biết Washington đã viện trợ 16,9 tỷ USD quân sự cho Kiev trong năm 2022, phần lớn trong số này được cung cấp sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng vào cuối tháng 2.
Danh sách viện trợ của Mỹ cũng bao gồm trên1.400 hệ thống phòng không Stinger, trên 8.500 tên lửa chống tăng Javelin, 32.000 đơn vị vũ khí chống tăng khác, cùng với khoảng 988.000 lựu pháo, 60 triệu viên đạn súng bộ binh và hàng chục nghìn súng cối, rocket và lựu đạn.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc cũng đã gửi một lượng lớn vũ khí hạng nặng, trong số đó có hơn 150 khẩu đại bác, 20 chiếc trực thăng Mi-17, 200 tàu sân bay bọc thép M113, hàng trăm chiếc xe Humvee và 16 hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS). HIMARS là hệ thống vũ khí có tầm tấn công xa nhất mà Mỹ viện trợ cho Ukraine cho đến nay.
Ngoài các thiết bị phi sát thương như mũ chống đạn, áo giáp và thiết bị rà phá bom mìn, Mỹ còn cung cấp cho Ukraine ít nhất 700 máy bay không người lái cảm tử Switchblade và một số lượng mìn sát thương định hướng Claymore chưa được tiết lộ.
Chỉ huy quân sự Ukraine kiểm tra các tên lửa trên bệ phóng HIMARS vào tháng 7/2022. Ảnh: The Washington Post
Trong gói viện trợ mới nhất trị giá 1,1 tỷ USD cho Kiev được công bố hôm 28/9, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng gấp đôi số lượng hệ thống HIMARS viện trợ cho quân đội Ukraine. Gói viện trợ mới bao gồm 18 bệ phóng HIMARS, thay thế cho 16 chiếc đã được chuyển giao trước đó. Những hệ thống này có khả năng phóng tên lửa chính xác từ khoảng cách 80km.
Tuy nhiên, giới chức lưu ý rằng hệ thống tên lửa này có thể mất một vài năm mới có thể sẵn sàng ra chiến trường, vì Mỹ sẽ không lấy chúng khỏi các kho dự trữ hiện có mà phải ký hợp đồng mới với các nhà sản xuất vũ khí.
Theo một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, HIMARS sẽ đóng vai trò là loại vũ khí chủ chốt của lực lượng tác chiến Ukraine trong tương lai. Ông giải thích rằng đây là khoản viện trợ lớn giúp Kiev chuẩn bị cho cuộc xung đột kéo dài.
Giới quan sát nhận định rõ ràng Mỹ đang chuyển hướng sang một kế hoạch hỗ trợ quân sự dài hơi hơn cho Ukraine, trong bối cảnh xung đột có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên một số chuyên gia quân sự cảnh báo Washington có thể sẽ không theo kịp những thay đổi của chiến trường khi gánh nặng về chuỗi cung ứng vũ khí từ Mỹ đến châu Âu, và sau đó đến Ukraine ngày một lớn.
Ông Jack Watling – chuyên gia tại Viện nghiên cứu quân sự Liên hiệp Hoàng gia (RUSI), có trụ sở ở London, Anh – cho biết: “Ukraine sẽ phải thận trọng về chi tiêu và mức độ ưu tiên những loại vũ khí trong xung đột với Nga vì không có nguồn cung vô hạn”.
Trong khi ngành công nghiệp vũ khí Mỹ hiện có thể sản xuất khoảng 30.000 viên đạn mỗi năm cho loại pháo cỡ nòng155 mm, quân đội Ukraine đốt cháy số lượng đó chỉ trong khoảng 2 tuần. Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất tên lửa chống tăng Javelin ở Mỹ là khoảng 800 chiếc/năm, nhưng Washington đã gửi khoảng 8.500 chiếc trong kho dự trữ tới Ukraine. Điều này cho thấy Mỹ đã rút rất nhiều vũ khí từ kho dự trữ của nước này để đảm bảo Ukraine có đủ vũ khí.
WB, EU và Mỹ hỗ trợ tài chính bổ sung nhiều tỷ USD cho Ukraine
Ngày 8/8, Ngân hàng Thế giới (WB) và Mỹ đã công bố hỗ trợ bổ sung cho Ukraine tổng cộng 5,5 tỷ USD.
Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho hay nước này sẽ nhận được thêm 8 tỷ euro tiền viện trợ của Liên minh châu Âu (EU) trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ tài chính vĩ mô (MFA).
Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine, ngày 17/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 8/8 thông báo đang huy động thêm 4,5 tỷ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraine, đất nước đang chìm trong xung đột kể từ cuối tháng 2 năm nay.
Theo WB, số tiền này sẽ giúp Kiev chi trả cho các dịch vụ và lương hưu, những lĩnh vực quan trọng giúp giảm bớt tác động kinh tế của cuộc xung đột. Chủ tịch WB David Malpass nhấn mạnh: "Ukraine cần duy trì các dịch vụ của chính phủ, bao gồm y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội để ngăn chặn nguy cơ điều kiện sống và tình trạng nghèo đói trở nên trầm trọng hơn".
Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 8/8 tuyên bố nước này hy vọng rằng với sự hỗ trợ của Đức, Ukraine sẽ nhận được thêm 8 tỷ euro tiền viện trợ của EU trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ tài chính vĩ mô (MFA). Hôm 24/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo kế hoạch cấp 9 tỷ euro theo hình thức cho vay để hỗ trợ Ukraine theo chương trình MFA. Vào đầu tháng 8 này, Ukraine đã nhận được 1 tỷ euro qua 2 đợt giải ngân.
Cùng ngày 8/8, người ngôn ngôn Lầu Năm Góc Todd Breasseale cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine trị giá 1 tỷ USD. Trước đó, Mỹ đã viện trợ khoảng 8,8 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi xảy ra xung đột ở quốc gia này.
Những nguy cơ từ việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine Khi vũ khí viện trợ đổ vào một đất nước có xung đột, Mỹ phải thực hiện các bước để đảm bảo chúng không bị đánh cắp hoặc sử dụng sai mục đích. Các chiến binh thuộc Tiểu đoàn Azov ở khu vực Kharkiv, Ukraine ngày 28/6/2022. Ảnh: Defenseone.com Đó là nhận định của các chuyên gia Rachel Stohl, Phó Chủ tịch Chương...