Lầu Năm góc sợ bị đồng minh NATO tấn công trả thù ở Syria
Loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35 để trừng phạt nước này vì mua hệ thống phòng không S-400 Nga, Mỹ đang lo nơm nớp bị đồng minh NATO trả thù bằng các cuộc tấn công vào binh lính Mỹ ở Syria.
Lầu Năm góc lo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lính Mỹ ở Syria
Theo Zerohedge, không ngoài dự đoán, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án gay gắt thông báo của Nhà Trắng trước đó về việc loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35 sau khi Ankara nhận hệ thống phòng S-400 của Nga tuần trước. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng yêu cầu Mỹ phải sữa chữa “sai lầm” trên của mình.
“Bước trừng phạt đơn phương này không phù hợp với tinh thân của liên minh và không dựa vào bất cứ lý lẽ hợp pháp nào. Chúng tôi kêu gọi Mỹ sửa chữa sai lầm nếu không nó sẽ gây ra những vết thương không thể khắc phục trong các mối quan hệ chiến lược của chúng tôi”, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sau thông cáo báo chí của Nhà Trắng.
Nhà Trắng đã xác nhận sẽ ngăn chặn vô thời hạn việc chuyển giao tiêm kích F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua từ lâu để trừng phạt việc Ankara mua hệ thống S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án quyết định này của Mỹ là “không công bằng”.
Video đang HOT
Trong thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang nóng lên, Lầu Năm góc đã ra một tuyên bố riêng yêu cầu đồng minh NATO tránh tấn công binh lính Mỹ đang đóng quân ở Syria. Xung đột quân sự giữa các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, quân đội Syria và đồng minh Nga của Damascus đang nóng lên gần Idlib, khiến Lầu Năm góc lo ngại cho sự an toàn của lính Mỹ.
Tuyên bố của Lầu Năm góc cảnh báo Mỹ sẽ xem bất cứ hành động đơn phương nào ở Đông Bắc Syria, đặc biệt là nhắm vào binh sĩ Mỹ là “không thể chấp nhận”.
“Hành động đơn phương ở đông bắc Syria của bất kỳ bên nào, đặc biệt là lại nhắm vào các quân nhân Mỹ có mặt ở trong hoặc ở khu vực lân cận, là mối quan ngại nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ xem bất kỳ hành động nào như vậy không thể chấp nhận được”, Phát ngôn viên của Lầu Năm góc Sean Robertson nhấn mạnh.
Trong tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã huy động lực lượng tới gần biên giới Syria để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm năng vào lực lượng người Kurd đồng minh của Mỹ ở phía đông bắc Syria. Theo đó, các quan chức quốc phòng Mỹ lo ngại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể tìm cách tấn công các lực lượng Mỹ hiện đang hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu để trả đũa các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Theo Danviet
Báo Mỹ: Thương vụ S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ nhìn thấy dấu hiệu của Thế chiến I
Chuyên gia Mỹ lo ngại căng thẳng trong quan hệ giữa Ankara và Washington có thể dẫn đến những hậu quả tương tự như sự kiện năm 1914.
Cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, liên quan đến thương vụ mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Ankara, có thể gây ra những hậu quả tương tự như sự kiện năm 1914, khi Thế chiến thứ I bắt đầu. Nhận định trên được nhà bình luận Walter Russell Mead đưa ra trên tờ Wall Street Journal.
"Quyết định của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về việc nhập khẩu hệ thống phòng không S-400 được thiết kế để bắn hạ máy bay NATO là một thách thức rõ ràng đối với phương Tây. Quyết định của ông Erdogan trong việc khoan thăm dò khí đốt tự nhiên ở vùng biển ngoài khơi đảo Síp cũng dẫn đến sự chia rẽ trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh cũ, hiện giờ khiến Liên minh châu Âu đang phải tìm cách cắt giảm tài trợ cho quốc gia này" - trích dẫn bài viết của ông Mead trên The Wall Street Journal.
Cần nhấn mạnh rằng, nhiều khả năng Ankara sẽ để tuột mất những chiếc máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ chỉ vì bản hợp đồng S-400 với Nga. Mỹ và NATO không ít lần tuyên bố hệ thống phòng không của Nga không hề tương thích với các loại vũ khí của Liên minh, thậm chí còn tạo ra rủi ro lớn làm lộ các bí mật quân sự.
Căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ-Thổ nảy sinh liên quan đến thỏa thuận S-400. (Ảnh: mil.ru)
Không những thế, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn toàn có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì đã giao dịch với Nga theo Đạo luật "Chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt" (CAATSA).
"Vậy tại sao ông Erdogan lại chấp nhận những rủi ro như vậy?
Từ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này không rời bỏ phương Tây, nhưng sẽ phản ứng trước sự khước từ của phương Tây. Người Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Mỹ đã không thực hiện cam kết của mình trong việc bán hệ thống phòng không Patriot cho nước này, không những thế còn vũ trang và hỗ trợ cho nhóm người Kurd ở Syria - lực lượng mà Ankara coi là thù địch và khủng bố. Hơn nữa, Liên minh châu Âu cũng đã nói rõ rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU là một giấc mơ viển vông và vì ông Erdogan đang dẫn dắt Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng theo hướng Hồi giáo hơn, nên sẽ thực sự khó khăn để tổ chức các cuộc đàm phán nghiêm túc về việc gia nhập tổ chức" - chuyên gia nhận định.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có lẽ là người hiểu rõ nhất về mối quan hệ bất hòa này - tác giả của bài báo khẳng định. Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhìn ra được điểm tích cực cho Liên minh Bắc Đại Tây Dương, bởi khi Ankara quyết định xây dựng mối quan hệ hợp tác với Matxcơva có nghĩa là đối với người Thổ Nhĩ Kỳ, nước Nga hiện nay rõ ràng là ít nguy hiểm hơn rất nhiều so với Đế quốc Nga hay Liên Xô trước đây.
Chuyên gia The Wall Street Journal kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây nên hợp tác với nhau. "100 trăm sau Thế chiến I, Mỹ nên nhớ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã không còn đơn độc và Washington nên hợp tác để hướng tới một tương lai dài hơn" - chuyên gia kết luận.
(Nguồn: The Wall Street Journal)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Đại diện Mỹ tại NATO ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchinson trên CNBC cho biết Thổ Nhĩ Kỳ nên từ bỏ các hệ thống S-400 của Nga nếu họ hy vọng nhận được máy bay F-35 của Mỹ. Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Theo bà, Nga hiện là đối thủ chính của Mỹ và NATO trên thế giới, và Moscow liên...