Lầu Năm Góc sẽ thanh toán chi phí chuyển giới cho binh sĩ có nguyện vọng
Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ lệnh cấm người chuyển giới nhập ngũ từ thời của người tiền nhiệm Donald Trump, Lầu Năm Góc mới đây công bố một chính sách mới đối với nhóm người này.
Một quân nhân Mỹ tham gia tập trận tại Căn cứ Không quân Eglin ( bang Florida) năm 2019. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik, hồi tháng 1, Tổng thống Biden đã đảo ngược chính sách cấm người chuyển giới nhập ngũ của ông Trump. Trong một tuyên bố chính thức, Nhà Trắng khẳng định: “Nhận dạng giới tính không nên là rào cản đối với quy trình nhập ngũ”.
Trước đó, vào năm 2017, Tổng thống Trump thông báo lệnh cấm tuyển người chuyển giới nhập ngũ với lý do “chi phí y tế tốn kém và gián đoạn trong quá trình phục vụ”.
Sau hai năm tranh cãi về pháp lý, Tòa án Tối cao nước này đã ra phán quyết ủng hộ lệnh cấm vào năm 2019. Theo đó, tòa án yêu cầu các binh sĩ làm nhiệm vụ theo giới tính trong giấy khai sinh và không được phép chuyển giới trong quân ngũ.
Đến tháng 1/2021, Tổng thống Biden dỡ bỏ lệnh cấm. Ngày 31/3, Lầu Năm Góc công bố chính sách chuyển giới cho quân nhân.
Chính sách mới cho phép người chuyển giới đăng ký nhập ngũ và phục vụ dưới bất kỳ hình thức giới tính nào mà họ mong muốn. Dẫn các nguồn tin Lầu Năm Góc giấu tên, hãng tin AP cho biết theo luật mới, những binh sĩ chuyển giới sẽ được hưởng đặc quyền “chăm sóc y tế liên quan đến quá trình chuyển giới”.
Tuy nhiên, điều khoản liên quan đến chi phí chuyển giới vẫn chưa được liệt kê rõ ràng. Một quy trình chuyển giới hoàn toàn có thể tốn tới 100.000 USD, trong khi các ca phẫu thuật riêng lẻ cũng có giá gây sốc. Một ca phẫu thuật vú chuyển từ nam thành nữ có thể mất đến 9.000 USD, trong khi ca phẫu thuật bộ phận sinh dục kéo dài sáu giờ có thể lên tới 25.000 USD. Liệu trình tiêm hormone thường có mức giá khiêm tốn hơn, 50 đến 250 USD/tháng.
Theo lịch sử nước Mỹ, người chuyển giới bị cấm nhập ngũ kể từ những năm 1960 cho đến khi cựu Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm vào năm 2016.
Video đang HOT
Dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2016 của Tổ chức tư vấn chính sách toàn cầu RAND Corporation, có khoảng 6.630 người chuyển giới phục vụ chính thức trong quân ngũ và khoảng 4.160 người làm nhiệm vụ dự bị.
Báo cáo sức mạnh quân sự Mỹ: Toàn chỉ số 'thường', 'yếu'
Hồi giữa tháng 11 vừa qua, Tổ chức nghiên cứu của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) đã công bố báo cáo hàng năm về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.
Sức mạnh quân sự Hoa Kỳ: Trung bình
Báo cáo của Heritage Foundation đánh giá, sức mạnh của quân đội Mỹ chỉ có khả năng ở mức "trung bình" ('thường') để bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Trong năm qua, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã đạt được rất ít thành tựu về gia tăng sức mạnh quân sự.
Như vậy, bản báo cáo cũng phản bác lại những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Donald Trump rằng ông đã "tái thiết hoàn toàn" các lực lượng vũ trang.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông đã xây dựng lại quân đội, cố gắng tạo ra sự tương phản giữa ngân sách quốc phòng dưới thời chính quyền của ông và chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama, nhấn mạnh sự hiệu quả trong chi tiêu quân sự dưới thời của ông.
Báo cáo "Đánh giá sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ" của Quỹ Di sản cho biết, tuyên bố của Trump rằng ông đã xây dựng lại quân đội chỉ là lời nói khoa trương rỗng tuếch. Trong một số lĩnh vực, quân đội Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn dưới thời Trump.
Hải quân Hoa Kỳ được Quỹ Di sản đánh giá ở mức "trung bình" nhưng "có xu hướng yếu đi"
Báo cáo của Quỹ Di sản xem xét từng lực lượng vũ trang (không bao gồm Lực lượng Không gian mới được thành lập), xếp hạng năng lực, khả năng và sự sẵn sàng của họ. Báo cáo tập trung đánh giá sức mạnh của Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân Lục chiến (Hải quân Đánh bộ) và các lực lượng hạt nhân của Hoa Kỳ.
Kết quả, Quỹ đã đưa ra một bức tranh về một quân đội "vẫn chưa tan rã, nhưng cũng không được xây dựng lại hoàn toàn", như lời của Tổng thống Trump. Điều này cho thấy, Mỹ không sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình và tự vệ trước các mối đe dọa từ bên ngoài, đất nước hiện không có đủ sức mạnh để làm việc này.
Theo The Daily Signal, sau khi phân tích Chỉ số sức mạnh quân sự Hoa Kỳ năm 2021, giới chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng, trong tương lai gần, Washington sẽ chú trọng đến các chương trình xã hội chứ không phải nhu cầu quân sự. Như vậy, chiến lược về an ninh quốc gia sẽ không thực hiện được một cách đầy đủ, sức mạnh quân sự của đất nước sẽ ngày càng kém đi.
Các chỉ tiêu và đánh giá cụ thể
Mỗi lực lượng được đánh giá về năng lực ứng phó với các mối đe dọa, khả năng huấn luyện, khả năng đối phó và khả năng sẵn sàng triển khai ngay lập tức của các đơn vị như một lực lượng sẵn sàng chiến đấu.
Mặc dù trang bị cả chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 là F-22 Raptor và F-35 Lightning II nhưng Lực lượng không quân Mỹ được đánh giá ở mức "yếu" trong vài năm qua
Mỗi danh mục được đánh giá là "rất yếu", "yếu", "trung bình" ("thường"), "mạnh" và "rất mạnh". Báo cáo xếp hạng thiết bị chiến đấu theo thang điểm từ 1 đến 5, với 1 là "cũ nhất, yếu nhất" và 5 là "mới nhất và mạnh nhất".
Lục quân và Không quân về cơ bản không có gì thay đổi so với những năm trước, chỉ đạt mức "yếu". Hải quân, hiện đang ở trạng thái tổng thể "trung bình", nhưng "có xu hướng yếu đi". Điều đó cho thấy khả năng của Hải quân đối phó với các mối đe dọa ngày càng kém đi.
Duy nhất có một lực lượng trong hải quân đã được cải thiện so với năm ngoái đó là Thủy quân lục chiến. Lực lượng Hải quân Đánh bộ đã tăng cường sức mạnh từ "yếu" trong năm 2018 và 2019 thành "trung bình" vào năm 2020.
Các loại vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ mà lực lượng Hải quân và Không quân đang sử dụng, nhưng do Bộ Tư lệnh Chiến lược quản lý (ví dụ tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm, bom hạt nhân...), được đánh giá ở mức "trung bình" nhưng "có xu hướng mạnh lên".
Lục quân Mỹ cũng bị đánh giá là yếu, với kho vũ khí đã già cũ từ thời chiến tranh lạnh
Báo cáo cũng xem xét đánh giá các kho thiết bị quân sự lớn của Hoa Kỳ, xếp hạng chúng theo độ tuổi và tính năng từ "cũ nhất, kém khả năng nhất" (1) đến "mới nhất, có khả năng nhất" (5).
Phần lớn trang thiết bị của quân đội Hoa Kỳ về cơ bản còn sót lại từ Chiến tranh Lạnh, một xu hướng đặc biệt đáng chú ý là số vũ khí già cũ trong kho của Lục quân và Không quân.
Máy bay trung bình trong Không quân đã có tuổi đời 30 năm, còn xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của Lục quân cũng là những loại được trang bị vào những năm 1980, với những nâng cấp quan trọng để giữ chúng phù hợp trên chiến trường ngày nay, nhưng cơ bản vẫn không phải là những vũ khí thế hệ mới.
Tóm lại, Heritage Foundation đánh giá sức mạnh của Quân đội Hoa Kỳ chỉ đạt ở mức "thường" nhưng đây là báo cáo trên góc độ sự phát triển năng lực của quân đội so với ngân sách đầu tư, chứ không mang tính chất so sánh với các quân đội khác, còn về tổng thể, sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ vẫn được đánh giá là đứng đầu thế giới.
Trung Quốc lo Biden đề cử lãnh đạo Lầu Năm Góc 'ít thiện cảm' với Bắc Kinh Truyền thông Trung Quốc lên tiếng chỉ trích Joe Biden vì ý định đưa ứng cử viên "ít thiệt cảm" với Bắc Kinh vào vị trí đứng đầu Lầu Năm Góc. Theo Topwar , báo chí Trung Quốc vừa lên tiếng việc đội ngũ thân cận của ông Joe Biden tiếp tục "phát tín hiệu" về khả năng bà Michelle Flurnoy được bổ...