Lầu Năm Góc: Quân đội Trung Quốc “nói một đằng, làm một nẻo” trên biển
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc luôn phản đối các hoạt động quân sự trong khu vực đặc quyền kinh tế trên biển của họ (EEZ), nhưng Bắc Kinh dường như không dè dặt khi hoạt động quân sự trong vùng EEZ của nước khác.
Một tàu do thám lớp Dongdiao của Trung Quốc. (Ảnh minh họa: USNI News)
Theo Business Insider, Trung Quốc thường xuyên phản đối các hoạt động quân sự của Mỹ và các nước khác trong vùng EEZ của Bắc Kinh, gọi những hoạt động này là “giám sát tầm gần”. Để phản bác lại những chỉ trích từ Bắc Kinh, Mỹ và các nước đã trích dẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), quy định rằng các hoạt động quân sự bên trong EEZ là hợp lệ.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, trái ngược với những tuyên bố về EEZ mà họ hay đưa ra, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thực hiện hàng loạt hoạt động quân sự trong khu vực EEZ của quốc gia khác.
“Mặc dù Trung Quốc phản đối các hoạt động quân sự của lực lượng ước ngoài tại khu vực EEZ theo cách thức không phù hợp với luật lệ được quy định trong UNCLOS, nhưng PLA nhiều năm qua đã thực hiện những hoạt động tương tự trong EEZ của nước khác”, báo cáo của Lầu Năm Góc công bố hồi tuần trước, viết.
Từ năm 2014, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thống kê về những “hoạt động quân sự không mời mà tới” của PLA trên khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Video đang HOT
Năm 2017, một tàu gián điệp của Trung Quốc xâm nhập vào vùng EEZ của Australia để quan sát tàu Mỹ và Australia tập trận, đi vào vùng EEZ của Mỹ xung quanh đảo Aleutian (Alaska) dường như theo dõi vụ thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Washington thực hiện tại đây. Bắc Kinh cũng thực hiện hàng loạt các hoạt động quân sự trên không và trên biển trong vùng EEZ của Nhật Bản.
Năm nay, Trung Quốc cũng cử tàu gián điệp tới theo dõi của tập trận RIMPAC 2018 do Mỹ chủ trì ở Hawaii, cuộc tập trận họ đã bị rút lại lời mời trước khi diễn ra vì những những động thái vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Mỹ và các quốc gia khác có liên quan tới những vụ việc trên đã không lên tiếng về sự xuất hiện của tàu Trung Quốc tại vùng EEZ của những nước này, vì theo UNCLOS, những hoạt động trên được cho phép. Tuy nhiên, Trung Quốc lại thường xuyên lớn tiếng chỉ trích Mỹ và các quốc gia thực hiện những hoạt động hợp pháp theo luật lệ quốc tế tại vùng EEZ của họ.
Tại Biển Đông, Mỹ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tuần tra xung quanh những đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp, hành động cho thấy Washington không công nhận tuyên bố sai trái về chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Mỹ cam kết sẽ tuân thủ theo luật pháp, phán quyết của tòa án quốc tế nhằm đảm bảo tự do hàng không, tự do hàng hải tại khu vực.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Business Insider
Tàu ngầm TQ có trí khôn sắp hoạt động khiến Mỹ phải đau đầu?
Trung Quốc muốn sử dụng tàu ngầm cỡ lớn không người lái, trang bị trí tuệ nhân tạo để tăng sức chiến đấu của hải quân nước này.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào hải quân, chế tạo hàng loạt tàu sân bay và tàu ngầm mới.
Theo Sputnik, Bắc Kinh dự kiến sẽ đưa các tàu ngầm trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động ngay đầu năm 2020. Mẫu tàu ngầm này có thể được sử dụng để khảo sát, triển khai vũ khí hoặc tung đòn tấn công tự sát vào kẻ thù.
Lin Yang, giám đốc thiết bị công nghệ hàng hải tại Viện Tự động hóa Thẩm Dương, Học viện Khoa học Trung Quốc xác nhận dự án nghiên cứu, nói đây là đòn đáp trả của Bắc Kinh khi Washington có kế hoạch phát triển tàu ngầm tương tự.
Những con tàu này một khi được đưa vào hoạt động, sẽ là tàu ngầm không người lái lớn nhất thế giới, lớn đến mức có thể được sử dụng như một tàu ngầm chiến đấu thông thường, mang theo vũ khí và các thiết bị khác.
Tàu ngầm XLUUV được trang bị AI với khả năng "tự suy nghĩ" đưa ra quyết định mà không cần có sự giám sát liên tục của con người. Mục đích là để tàu ngầm có thể rời cảng, hoàn thành nhiệm vụ và trở về mà con người không cần phải can thiệp.
Điểm nổi bật của tàu ngầm AI là chi phí sản xuất rẻ hơn vì không cần phải đảm bảo an toàn cho người ngồi trong. AI cũng dễ dàng hơn trong việc điều khiển tàu ngầm mà không cần phải lo lắng cho con người.
Đây là điểm mạnh của tàu ngầm khiến đối phương phải đau đầu, theo Luo Yueseng, giáo sư Đại học Kỹ thuật Habin, nơi tàu ngầm đang được phát triển, nhận định.
Dĩ nhiên, thiết kế này cũng sẽ có một số nhược điểm như khả năng sửa chữa tàu ngầm ngay trên biển là điều không khả thi.
Trung Quốc những năm qua không ngừng đầu tư cho hải quân, bao gồm mở căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài, phát triển hạm đội tàu sân bay hùng hậu. Bắc Kinh hồi đầu năm nay tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng lên gần 10%, vào khoảng 175 tỷ USD.
Các tàu ngầm thông minh của Trung Quốc sẽ phối hợp với các tàu lặn, như mẫu Qialong III dài 3,3 mét và nặng 1,5 tấn. Hạm đội tàu ngầm thông minh cũng có thể hoạt động song song với các tàu lặn có người lái hiện nay của Trung Quốc.
Xu Guangyu, cựu tướng Trung Quốc nói Bắc Kinh đã thay đổi, không còn áp dụng chiến lược lấy số lượng bù chất lượng như trước.
"Trung Quốc tập trung cạnh tranh với Mỹ dựa trên chất lượng, không thể đi sau công nghệ Mỹ. Ví dụ như Mỹ có hàng ngàn đầu đạn hạt nhân nhưng Trung Quốc sẽ không tốn tiền của để tích trữ số lượng đầu đạn hạt nhân lớn như vậy. Nếu tên lửa Trung Quốc đạt độ chính xác cao và mạnh mẽ, tỷ lệ sẽ là 1 tên lửa Trung Quốc tương đương 10 tên lửa Mỹ", ông Xu nói.
Trung Quốc tăng cường phát triển tàu ngầm thông minh trong bối cảnh căng thằng với Mỹ theo thang ở Biển Đông. Các tàu ngầm AI được cho là sẽ được sử dụng chủ yếu ở Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương.
Theo Danviet
Mỹ, Nhật, Ấn có thể tập trận hải quân ở Đông Á để răn đe Trung Quốc Hải quân ba nước sẽ chuyển cuộc tập trận Malabar tới vùng biển Nhật Bản như một thông điệp gửi tới Bắc Kinh. Tàu sân bay Nimitz của Mỹ tham gia tập trận Malabar 2017. Ảnh: US Navy. "Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về việc tiến hành cuộc tập trận Malabar tại vùng biển ngoài khơi Nhật Bản vào...