Lầu Năm Góc: Nga là mối đe dọa lớn với Mỹ
Một báo cáo do Lầu Năm Góc công bố gần đây đã đưa ra cảnh báo về mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Nga, đồng thời cho biết Điện Kremlin tin rằng Mỹ đang tìm cách để thay đổi thể chế ở Nga.
Quân đội Nga duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Moscow (Ảnh: Reuters)
Cơ quan Tình báo Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 28/6 đã công bố bản báo cáo dài 116 trang với tiêu đề: “Sức mạnh quân sự Nga: Xây dựng một quân đội để hỗ trợ các tham vọng vĩ đại”. Bản báo cáo của Mỹ đã phác họa hình ảnh về nước Nga tự đặt mình vào vị trí đối đầu với Mỹ và nuôi dưỡng tham vọng đưa đất nước vĩ đại trở lại như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
“Điện Kremlin tin rằng Mỹ đang tìm cách đặt nền tảng để thay đổi thể chế ở Nga”, tạp chí Foreign Policy dẫn một đoạn trong báo cáo của Lầu Năm Góc.
Theo báo cáo trên, Moscow bắt đầu lo lắng về sự can thiệp của Mỹ trong việc thay đổi thể chế thông qua cái gọi là các cuộc Cách mạng Màu ở các nước Đông Âu vào đầu những năm 2000. Ngoài ra, Nga cũng nhìn thấy “bàn tay” của Mỹ trong các cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả rập trong các năm 2010 và 2011, cũng như việc lật đổ cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych năm 2014.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng cộng đồng tình báo Mỹ không nhìn thấy nhiều tín hiệu khả quan cho việc cải thiện quan hệ song phương với Nga.
“Nga lo ngại rằng Mỹ đang nỗ lực đưa ra một bộ quy chuẩn quốc tế, vốn có thể được nhiều nước chấp thuận, hòng đe dọa tới nền tảng quyền lực của Nga bằng cách cho phép nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Nga”, báo cáo nhận định.
Theo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, việc Moscow lường trước khả năng Washington sẽ nỗ lực lật đổ vai trò lãnh đạo của Nga cho thấy mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước vẫn đang chìm trong sự hoài nghi.
Sự hoài nghi của Nga về sự can thiệp của Mỹ
Video đang HOT
Báo cáo của Lầu Năm Góc lấy dẫn chứng về việc Nga từ lâu đã cảnh giác về khả năng Mỹ tìm cách thay đổi thể chế tại Nga. Theo báo cáo, Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia tranh cử vào năm 2012, một phần là vì ông không hài lòng về việc cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào thời điểm đó đã hợp tác với Mỹ để thay đổi chế độ ở Libya. Ngoài ra, ông Putin cũng từng cáo buộc cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đứng đằng sau xúi giục hàng loạt cuộc biểu tình tại Nga trong năm 2011.
Cũng theo báo cáo trên, Nga đã cho rằng Mỹ là dàn xếp các cuộc biểu tình ở Kiev vào cuối năm 2013 và điều này dẫn tới sự ra đi của cựu Tổng thống Ukraine ủng hộ Nga Viktor Yanukovych – người sau đó đã yêu cầu Nga can dự vào tình hình tại bán đảo Crimea.
Báo cáo của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh sự gia tăng đáng kể trong mức chi tiêu quốc phòng của Nga, cho rằng con số này đã đạt kỷ lục kể từ khi Liên Xô tan rã.
Theo báo cáo, mặc dù dự tính ban đầu cho chi tiêu quốc phòng của Nga sẽ giảm xuống trong năm 2016, nhưng lượng ngân sách bổ sung vào cuối năm đã nâng tổng ngân sách lên 61 tỷ USD. Con số này lớn gấp đôi chi tiêu quốc phòng hàng năm của Nga, vốn chỉ khoảng 27 tỷ USD.
Báo cáo của Lầu Năm Góc được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang bị chia rẽ về việc làm thế nào để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga. Trong khi Tổng thống Donald Trump từng dành nhiều lời khen ngợi cho người đồng cấp Nga và ông chủ Nhà Trắng được cho là đang chuẩn bị nhượng bộ Moscow trước cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Putin, thì Quốc hội Mỹ lại lựa chọn cách tiếp cận cứng rắn hơn với Nga.
Thượng viện Mỹ gần đây đã thông qua một đạo luật cho phép áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Nga và khiến Nhà Trắng gặp khó khăn hơn trong việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Moscow nếu muốn.
Thành Đạt
Theo Foreign Policy
Phó Thủ tướng Nga chỉ rõ cách triệt hạ phòng thủ Mỹ
Trong cuộc trả lời trên Sputnik hôm 29/6, Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin đã chỉ rõ những bước có thể thực hiện để triệt hạ phòng thủ Mỹ tại châu Âu.
Cách Nga thực hiện
Trả lời câu hỏi Nga có thể đáp trả việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu? Phó Thủ tướng Dmitri Rogozin cho biết: "Tất nhiên là có thể. Cả bây giờ và trong tương lai, chúng ta biết rõ sự phát triển của tất cả những phương tiện kỹ thuật này cho đến năm 2030. Vấn đề ở chỗ khác.
Những nước dành lãnh thổ để bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, trong trường hợp xung đột thì chính bản thân họ sẽ phải hứng đòn. Chẳng lẽ chúng ta cứ ngồi chờ cho đến khi tên lửa của họ giáng xuống đầu?
Trước hết chúng ta sẽ triệt hạ hệ thống lá chắn tên lửa của họ, rồi sau đó giáng đòn đáp trả. Vì vậy, bất kỳ nước nào, Ba Lan hay Romania, chúng tôi đã nói rằng với họ rằng: nếu các vị để cho Mỹ triển khai cơ sở hạ tầng phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ, thì các vị cũng sẽ thành mục tiêu của chúng tôi.
Hệ thống tên lửa Iskander-K.
Chúng tôi không muốn làm điều đó, nhưng tự các vị hứng lấy chuyện như vậy. Chúng tôi sẽ không đánh vào các thủ đô, nhưng nhất định sẽ phá hủy các hệ thống nhằm chống lại chúng tôi", ông Dmitri Rogozin tuyên bố.
Chuẩn bị lực lượng
Trước mối đe dọa của Mỹ và phương Tây, Nga từng bước củng cố sức mạnh quốc phòng tại Kaliningrad - nơi được coi là yết hầu của NATO - bước đi đang khiến Lithuania, Estonia, Litva, Ba Lan đã và đang chịu sức ép rất lớn về mặt quân sự từ Moscow.
Ngay từ đầu năm 2015, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov tuyên bố: "Trong năm 2015, những nỗ lực chính của Bộ Quốc phòng sẽ tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang để đáp ứng với các kế hoạch xây dựng quân đội. Trong đó, trọng tâm sẽ là Crimea, Kaliningrad và Bắc Cực".
Theo đó, Kaliningrad là nơi đồn trú của Hạm đội Baltic - một yếu tố cấu thành trọng yếu của Quân khu phía Tây, có Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Baltiysk. Hạm đội này có khả năng khống chế hoàn toàn khu vực eo biển Baltic với lực lượng chủ chốt là Lữ đoàn tàu mặt nước 128, Lữ đoàn tàu đổ bộ 71, Lữ đoàn tàu tên lửa 36, Lữ đoàn tàu ngầm 123.
Lực lượng không quân Nga ở khu vực này có các căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye. Cả hai căn cứ không quân trên đều có vai trò rất quan trọng, là địa điểm xuất phát của lực lượng máy bay trinh sát, chiến đấu, ném bom, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn hoạt động theo dõi trên không ở vùng Baltic của NATO.
Vào năm 2012, phương Tây đã phát hiện các tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M đã được triển khai ở Kaliningrad. Ngoài ra, có những báo cáo chưa rõ ràng về việc Nga "có thể đã triển khai vũ khí hạt nhân đến Kaliningrad", sau khi Mỹ tuyên bố về kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng nổ, Mỹ và NATO tăng cường binh lực đến khu vực Baltic và Ba Lan để kiềm chế Nga. Đáp trả lại, Moscow đã đơn phương chấm dứt một thỏa thuận với Lithuania vốn cho phép cả hai nước giám sát lực lượng vũ trang của nhau vào tháng 5/2014.
Thỏa thuận này là một phần trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, theo đó Lithuania có thể tự do tiếp cận với tất cả các đơn vị vũ trang Nga ở Kaliningrad và ngược lại, Moscow được phép giám sát tất cả các lực lượng quân sự của Vilnius.
Như vậy, những cơ chế hợp tác và giám sát lẫn nhau giữa Nga và NATO đã bị hủy bỏ, dẫn tới những căng thẳng tiếp theo khi cả hai bên đều liên tiếp tăng cường các hoạt động diễn tập đáp trả lẫn nhau trong năm 2014.
Đặc biệt là Nga đã công khai đưa tới đây cả máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, đồng thời tăng cường cho Hạm đội Baltic tới hơn 20 chiến hạm, lực lượng phòng không cũng được bổ sung sức mạnh với các hệ thống tên lửa tối tân S-300 và S-400 (đầu năm 2015).
Với lực lượng này, Nga có thể đảm bảo năng lực cả tấn công và phòng thủ trước bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài.
Theo Tuấn Vũ
Báo Đất việt
Ít nhất 9 nhóm đồng loạt điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ Cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như khả năng thông đồng giữa đội ngũ tranh cử của Tổng thống Donald Trump với Moscow đang ngày càng được mở rộng khi có tới ít nhất 9 ủy ban của quốc hội và các cơ quan liên bang Mỹ đồng loạt vào cuộc làm rõ các...