Lầu Năm Góc: Mỹ không nhận thấy dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân
Lầu Năm Góc cho biết chính quyền Mỹ không nhận được bất kỳ thông tin tình báo nào cho thấy Nga có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân.
Phòng họp tại Lầu Năm Góc ở Arlington, Virginia, Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo hãng thông tấn TASS, cơ quan báo chí của Lầu Năm Góc đã đưa ra tuyên bố trên ngày 25/3, bình luận về việc Moskva quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus theo yêu cầu của Minsk.
“Chúng tôi đã xem xét các báo cáo về tuyên bố của Nga và sẽ tiếp tục theo dõi tình hình này. Hiện tại, chúng tôi không thấy có lý do gì để điều chỉnh trạng thái hạt nhân chiến lược của mình cũng như bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng tôi vẫn cam kết bảo vệ tập thể liên minh NATO”, tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các đại diện cấp cao của chính quyền Mỹ cũng đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố tương tự, bình luận về một số quyết định của chính quyền Nga liên quan đến vũ khí hạt nhân.
Trước đó, cùng ngày 25/3, Tổng thống Vladimir Putin cho biết theo yêu cầu của phía Belarus, Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, như Mỹ đã làm từ lâu trên lãnh thổ của các nước đồng minh. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng không có gì bất thường về điều này.
Video đang HOT
“Mỹ đã làm điều tương tự trong nhiều thập kỷ. Họ đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của các quốc gia đồng minh, các quốc gia NATO ở châu Âu từ lâu. Và chúng tôi đã đồng ý với Belarus rằng chúng tôi sẽ làm điều tương tự. Tôi nhấn mạnh động thái này không vi phạm các nghĩa vụ của chúng tôi, không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về thoả thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân”, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Putin cho biết.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin nói rằng Moskva không có kế hoạch trao quyền kiểm soát bất kỳ vũ khí hạt nhân chiến thuật nào cho Minsk, mà sẽ chỉ triển khai vũ khí của mình tới lãnh thổ nước này. Ông cũng không tiết lộ thời điểm chính xác chuyển loại vũ khí này đến kho mới, song cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể đến Belarus sớm nhất là vào mùa hè này.
Theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga đã triển khai 10 máy bay ở Belarus có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ông cũng cho hay Moskva đã chuyển giao cho Belarus một số hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander có thể được sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân.
Ông Putin giải thích động thái trên đưa ra sau khi London quyết định cung cấp cho Kiev các loại vũ khí uranium nghèo. Vương quốc Anh đã công bố kế hoạch gửi những quả đạn này tới Ukraine để sử dụng cho xe tăng chiến đấu Challenger 2 vào đầu tháng 3. Moskva chỉ trích động thái này là dấu hiệu của “sự liều lĩnh tuyệt đối, vô trách nhiệm” từ phía London và Washington.
Về phần mình, Mỹ đã bác bỏ những lo ngại của Nga khi gọi đạn uranium nghèo là “loại đạn thông thường đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ”. Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo việc sử dụng loại vũ khí này có thể gây ra thảm họa phóng xạ ở Ukraine, viện dẫn hậu quả của việc NATO sử dụng những loại vũ khí này ở Iraq.
Tổng thống Putin: Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus
Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã đạt thỏa thuận với Belarus về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của quốc gia láng giềng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc gặp tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, Nga ngày 17/2. Ảnh: Reuters
Theo nguồn tin, ông Putin khẳng định động thái này sẽ không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đồng thời, ông nói thêm Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các đồng minh châu Âu.
"Không có gì bất thường ở đây cả. Thứ nhất, Mỹ đã làm điều tương tự trong nhiều thập kỷ. Họ từ lâu đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của các nước đồng minh. Chúng tôi đã nhất trí rằng chúng tôi sẽ làm điều tương tự. Tôi nhấn mạnh động thái này không vi phạm các nghĩa vụ của chúng tôi, không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về thoả thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân", hãng thông tấn Tass dẫn lời ông Putin cho biết.
Ông Putin tuyên bố Moskva sẽ hoàn tất quá trình xây dựng cơ sở lữu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước ngày 1/7, trong bối cảnh Minsk liên tục kêu gọi triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus. Theo ông Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ lâu đã nêu vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, quốc gia có biên giới giáp với Ba Lan.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin nói rằng Moskva không có kế hoạch trao quyền kiểm soát bất kỳ vũ khí hạt nhân chiến thuật nào cho Minsk, mà sẽ chỉ triển khai vũ khí của mình tới lãnh thổ nước này. Ông cũng không tiết lộ thời điểm chính xác chuyển loại vũ khí này đến kho mới, song cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể đến Belarus sớm nhất là vào mùa hè này.
Theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga đã triển khai 10 máy bay ở Belarus có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ông cũng cho hay Moskva đã chuyển giao cho Belarus một số hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander có thể được sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân.
Ông Putin giải thích động thái trên đưa ra sau khi London quyết định cung cấp cho Kiev các loại vũ khí uranium nghèo. Vương quốc Anh đã công bố kế hoạch gửi những quả đạn này tới Ukraine để sử dụng cho xe tăng chiến đấu Challenger 2 vào đầu tháng 3. Moskva chỉ trích động thái này là dấu hiệu của "sự liều lĩnh tuyệt đối, vô trách nhiệm" từ phía London và Washington.
Về phần mình, Mỹ đã bác bỏ những lo ngại của Nga khi gọi đạn uranium nghèo là "loại đạn thông thường đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ". Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo việc sử dụng loại vũ khí này có thể gây ra thảm họa phóng xạ ở Ukraine, viện dẫn hậu quả của việc NATO sử dụng những loại vũ khí này ở Iraq.
Tổng thống Lukashenko trước đây đã nhiều lần nêu vấn đề về các mối đe dọa đối với Belarus bởi vũ khí hạt nhân do Mỹ triển khai tới các nước EU. Hồi tháng 10/2022, ông đã đề cập đến các cuộc đàm phán "chia sẻ hạt nhân" giữa Washington và Warsaw, cảnh báo rằng vũ khí hạt nhân có thể được đưa đến Ba Lan, quốc gia giáp Belarus.
"Minsk cần thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết mối đe dọa này", ông Lukashenko nhấn mạnh vào thời điểm đó. Nhà lãnh đạo Belarus đồng thời cho biết thêm ông sẽ thảo luận vấn đề này với Moskva.
Hiện tại, vũ khí hạt nhân của Mỹ đã được triển khai ở Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2021, Nga đã kêu gọi Washington rút vũ khí hạt nhân mà nước này triển khai ở nước ngoài về lãnh thổ Mỹ, song phía Mỹ và NATO đã từ chối .
Tổng thư ký NATO: Nga không có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là rất thấp, song liên minh vẫn rất thận trọng trước nguy cơ đó. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo với Phó Thủ tướng Ukraine sau cuộc họp song phương...