Lầu Năm Góc mất 1 triệu bộ phận F-35, chiến đấu cơ đắt nhất trong lịch sử
Các nhà điều tra đã phát hiện ra rằng Bộ Quốc phòng Mỹ không thể giải thích được về một triệu bộ phận máy bay chiến đấu F-35 bị mất.
Máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) đã không thể giải thích được sự biến mất của khoảng 1 triệu phụ tùng thay thế cho máy bay chiến đấu F-35 Lightning II, hệ thống vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử nước này – theo một đánh giá của chính phủ.
Văn phòng Thẩm định Trách nhiệm Chính phủ (GAO) báo cáo hôm 23/5 rằng các bộ phận bị mất, bao gồm các linh kiện và thiết bị như bu-lông, lốp xe và càng hạ cánh, trị giá khoảng 85 triệu USD. Kể từ năm 2018, Lầu Năm Góc chỉ xem xét các trường hợp thiếu hụt ở khoảng 2% bộ phận được xác định.
“Nếu DOD không thực hiện các bước để đảm bảo rằng các phụ tùng thay thế này chịu trách nhiệm theo hợp đồng, Văn phòng Chương trình hỗn hợp F-35 (JPO) sẽ không thể đạt được hoặc duy trì được trách nhiệm giải trình đối với các phụ tùng thay thế này và sẽ không có dữ liệu, như địa điểm, chi phí và số lượng cần thiết cho báo cáo tài chính hoặc để đảm bảo rằng lợi ích của chính phủ được bảo vệ”, GAO cho biết.
Các phụ tùng thay thế của Mỹ được lưu trữ trên khắp thế giới để sử dụng cho phi đội F-35 bởi quân đội Mỹ và các quốc gia đồng minh đã mua loại máy bay được sản xuất bởi nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin này.
GAO cho biết, do Văn phòng chương trình chung F-35 của Lầu Năm Góc thiếu quy trình theo dõi tổn thất, Lockheed Martin đã không báo cáo về hơn 900.000 phụ tùng thay thế bổ sung trị giá hơn 66 triệu USD để xem xét.
Báo cáo của GAO đánh dấu một “vết đen” mới nhất đối với chương trình F-35 trị giá 1,7 nghìn tỷ USD, vốn đã bị bủa vây bởi nhiều sự cố, trong đó có vấn đề độ tin cậy, mà gần đây sự cố rung động cơ dẫn đến lệnh thu hồi toàn cầu hồi tháng 3. Chỉ khoảng 30% phi đội F-35 của Mỹ “có đầy đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ” vào bất kỳ thời gian nào.
Tướng Không quân Mỹ Michael Schmidt đã cảnh báo vào tháng trước rằng nguồn cung cấp phụ tùng thay thế mỏng có thể gây nguy hiểm cho khả năng duy trì hoạt động của máy bay trong một cuộc chiến lớn tiềm tàng.
Báo cáo của GAO đổ lỗi việc thất thoát các bộ phận một phần là do Lầu Năm Góc không giám sát được các bộ phận thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng và do các nhà thầu quản lý. Các quan chức của Bộ Quốc phòng và các nhà thầu đã không đạt được thỏa thuận về việc liệu các bộ phận có nên được phân loại là tài sản do chính phủ trang bị hay không, và điều này cản trở việc xử lý hàng tồn kho bị mất.
Tính đến tháng 10 năm ngoái, Lầu Năm Góc có hơn 19.000 phụ tùng thay thế trên toàn cầu đang chờ hướng dẫn xử lý từ Chương trình F-35, và trong một số trường hợp thời gian chờ có thể lên đến 5 năm. GAO cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã đồng ý với bốn khuyến nghị của họ về việc tăng cường hoạt động kế toán đối với nhóm linh kiện.
Một quân nhân Mỹ kiểm tra máy bay chiến đấu F-35 trên tàu USS Makin vào ngày 23/3 tại Busan, Hàn Quốc. Ảnh: Getty Images
F-35 Lightning II (Tia chớp) là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau dựa trên thiết kế cơ sở X-35 của dự án phát triển máy bay tiêm kích phối hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như yểm trợ cận chiến, ném bom chiến thuật…
JSF là dự án nghiên cứu và chế tạo vũ khí lớn nhất của Mỹ và các nước đồng minh kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thể hiện qua số lượng máy bay dự tính chế tạo trong khoảng thời gian tới năm 2035 lên tới hàng nghìn chiếc, trung bình dự kiến chế tạo hơn 100 chiếc mỗi năm.
F-35 được thiết kế và chế tạo bởi tập đoàn Lockheed Martin và các nhà thầu quốc phòng chủ chốt khác như Pratt & Whitney, BAE Systems và Northrop Grumman.
Sau gần 20 năm phát triển và chế tạo, chương trình tiêm kích F-35 vẫn đang vật lộn để thoát khỏi những vấn đề kỹ thuật liên miên không có hồi kết. Mới đây nhất, đầu tháng 3, Văn phòng Chương trình Hỗn hợp F-35 đã ra thông báo yêu cầu toàn bộ các tiêm kích F-35 phải được sửa lỗi trong vòng 90 ngày. Lệnh thu hồi được áp dụng cho gần 900 chiếc F-35 được nhà thầu Lockheed Martin giao hàng cho toàn cầu, bao gồm một số tiêm kích đang ngừng bay sau vụ rơi F-35 ở căn cứ Fort Worth tại Texas hôm 15/12/2022.
Một cuộc điều tra phát hiện lỗi rung động cơ đã gây ra vụ rơi tiêm kích ở Texas. Khi đó, chiếc F-35 đang trong quá trình đáp thẳng đứng đột nhiên bật lên trong không trung trước khi phần mũi và cánh phải bị lắc lư mạnh.
Trước tình trạng trên, Lockheed Martin đã ngừng phê chuẩn hoạt động bay thử của các tiêm kích mới sản xuất.
Video tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ lao mũi xuống đường băng, phi công thoát hiểm trong gang tấc
Viên phi công đã buộc phải nhảy dù phóng vọt lên không trung khi chiếc máy bay chiến đấu F-35B Lightning II gặp nạn trên đường băng.
Chiếc máy bay F-35B chúi mũi xuống đường băng. Ảnh cắt từ video - NBC News
Vụ tai nạn xảy ra ngày 15/12 tại một căn cứ Căn cứ Dự bị Liên hợp Trạm Không Hải quân Fort Worthở bang Texas (Mỹ) ngay khi chiếc chiến đấu cơ trị giá 100 triệu USD vừa hạ cánh xuống đường băng.
Mặc dù hoàn cảnh chính xác của sự cố vẫn chưa rõ ràng, nhưng video xuất hiện trên các phương tiện truyền thông cho thấy chiếc F-35B đang lơ lửng hạ cánh thẳng đứng từ trên không trung, khi vừa chạm xuống đường băng thì nảy lên rồi bật chúi mũi, va mạnh xuống mặt đường.
Chiếc F-35B tiếp tục dúi đầu, miết trên đường băng và quay 180 độ, hướng đuôi về phía trước, rồi lại quay 180 độ ngược trở lại. Đúng lúc này phi công phóng vọt lên không trung, bung dù và hạ cánh xuống gần đó.
Điều đáng chú ý là đây là minh chứng cho khả năng "cứu nạn" của ghế phóng Martin-Baker US16E được lắp đặt trên chiếc F-35B, giúp nó hoạt động an toàn cả với máy bay hầu như đã dừng lại trên mặt đất.
Xem video ghi lại toàn cảnh vụ tai nạn tại căn cứ Fort Worth ngày 15/12 (Nguồn: The Drive)
Tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/12, Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc Tướng Pat Ryder xác nhận về vụ tai nạn và cho biết phi công đã nhảy ra ngoài an toàn. Ông nói thêm rằng một phi công Mỹ đang điều khiển máy bay vào thời điểm đó và chiếc F-35B sẽ được giao cho chính phủ, nhưng không nói cụ thể khách hàng dự định cuối cùng có thể là ai.
Cơ sở sản xuất F-35 chính của Lockheed Martin ở Fort Worth dùng chung đường băng với Căn cứ Dự bị Liên hợp Trạm Không Hải quân Fort Worth.
Sự việc xảy ra sau một sự cố vừa cách đây hai tuần cũng liên quan đến một chiếc F-35B của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy hai vụ việc có liên quan với nhau. Chiếc F-35B của Thủy quân Lục chiến bị gãy bánh mũi sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống Căn cứ Không quân Kadena trên đảo Okinawa, Nhật Bản.
Chiếc máy bay gặp nạn được bọc kín phần mũi. Ảnh: NBC News
Ngày 15/12 cũng là ngày kỷ niệm chuyến bay đầu tiên của F-35A, diễn ra vào ngày 15/12/2006. Lần đầu tiên một biến thể F-35B cất cánh là vào ngày 11/6/2008.
Đây không phải là lần đầu tiên một chiếc F-35B - với khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng giống như một chiếc trực thăng - bị rơi trong những năm gần đây. Năm ngoái, một chiếc F-35 đã lao khỏi sàn đáp của hàng không mẫu hạm và chìm xuống Địa Trung Hải. Đầu năm nay, hải quân Mỹ cũng mất một chiếc F-35C trong quá trình tham gia hoạt động tuần tra trên Biển Đông, máy bay không hạ cánh thành công xuống tàu sân bay và lao xuống biển.
Năm 2021, một chiếc F-35B của Hải quân Hoàng gia Anh cũng gặp sự cố tương tự khi máy bay đã lao xuống biển Địa Trung Hải trong quá trình cất cánh từ tàu sân bay. Năm 2020, một chiếc F-35B khác đã bị rơi gần căn cứ quân sự El Centro, bang California, sau khi va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-130J. Vào năm 2014, một chiếc F-35A của Lực lượng không quân Mỹ cũng bị cháy rụi sau khi gặp sự cố về động cơ.
Máy bay F-35 của Mỹ đã gặp rất nhiều sự cố trong chương trình phát triển và hoạt động. Ảnh: Defencenews
F-35 Lightning II (Tia chớp) là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau dựa trên thiết kế cơ sở X-35 của dự án phát triển máy bay tiêm kích phối hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như yểm trợ cận chiến, không chiến, ném bom chiến thuật...
Dự án F-35 là dự án nghiên cứu và chế tạo vũ khí lớn nhất của Mỹ và các nước đồng minh kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thể hiện qua số lượng máy bay dự tính chế tạo trong khoảng thời gian tới năm 2035 lên tới hàng nghìn chiếc, trung bình dự kiến chế tạo hơn 100 chiếc mỗi năm.
Nhưng trong 20 năm nghiên cứu và phát triển F-35, dự án tiêm kích phối hợp này ngày càng tốn kém và bộc lộ nhiều vấn đề. Chi phí phát triển F-35 đã lên tới 1.700 tỷ USD, trở thành một trong những chương trình vũ khí đắt đỏ nhất thế giới. Bất chấp điều đó, F-35 liên tục gặp hàng loạt trục trặc, từ đơn giản đến nghiêm trọng, khiến dự án trở thành vấn đề "đau đầu" với Lầu Năm Góc.
Trong giai đoạn phát triển và bay thử F-35, chấm dứt vào tháng 4/2018, các kỹ sư của Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hiện 941 lỗi ở dòng tiêm kích tàng hình này.
Tính đến đầu năm 2021, nhà thầu Lockheed Martin đã bàn giao hoặc đang trong quá trình chuyển giao 970 chiếc F-35. Tổng cộng Mỹ và các đồng minh đặt hàng 3.200 chiếc tiêm kích này.
Vì sao chiến đấu cơ F-35 thắng lớn ở châu Âu Bốn năm qua đã chứng tỏ hiệu quả lớn đối với "người khổng lồ" vũ khí Mỹ Lockheed Martin ở châu Âu, khi sáu quốc gia đã mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 do họ sản xuất. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đi qua một chiếc F-35 trong ngày khai mạc triển lãm hàng không ILA Berlin 2022, vào...