Lầu Năm Góc lo Trung Quốc vượt Mỹ về sức mạnh quân sự
Báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc chỉ rõ, Bắc Kinh đang chiếm ưu thế so với Washington trên 3 lĩnh vực quân sự quan trọng.
Lầu Năm Góc vừa công bố báo cáo thường niên dài 200 trang về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trong đó, báo cáo chỉ ra những lợi thế của Bắc Kinh so với Washington trong 3 lĩnh vực đóng tàu, tên lửa đất đối đất và phòng không.
Theo báo cáo, ngoài các tên lửa đạn đạo tầm ngắn MGM-140 ATACMS được quân đội Mỹ sử dụng, Washington không sở hữu vũ khí tương tự như của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cũng không thể chống lại tên lửa hành trình và đạn đạo của Trung Quốc.
Tổ hợp tên lửa chiến thuật siêu thanh DF-17 được Bắc Kinh giới thiệu năm 2019.
Mối đe dọa đặc biệt đối với lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26, có khả năng tấn công các nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Mỹ ở phạm vi 4.000 km.
Sức mạnh tên lửa của Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) còn được thể hiện bằng tổ hợp tên lửa chiến thuật siêu thanh đầu tiên trên thế giới DF-17, được Bắc Kinh giới thiệu năm 2019. Hiện vẫn chưa rõ tầm bắn hiệu quả của tên lửa DF-17, nhưng việc sử dụng nó trong tác chiến là một biện pháp răn đe mạnh mẽ nhằm vào Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, một nguy cơ khác khiến người Mỹ lo ngại là tên lửa hành trình DF-10/10A, có nhiệm vụ bảo vệ các vùng biển gần bờ của Trung Quốc trước các nhóm tấn công của tàu sân bay và tàu chiến khác.
Tài liệu của Lầu Năm Góc cũng đưa ra các thông tin về hệ thống phòng không của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngoài dữ liệu về việc Bắc Kinh mua S-400 và S-300 của Nga, không có thêm chi tiết nào được báo cáo về mạng lưới phòng không trên mặt đất của nước này.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, PLA có kho hệ thống phòng thủ đa dạng hơn so với lực lượng vũ trang Mỹ, bao gồm các hệ thống phòng không thế hệ mới, các radar tầm xa và có tần số cao.
Báo cáo sức mạnh quân sự Mỹ: Toàn chỉ số 'thường', 'yếu'
Hồi giữa tháng 11 vừa qua, Tổ chức nghiên cứu của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) đã công bố báo cáo hàng năm về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.
Sức mạnh quân sự Hoa Kỳ: Trung bình
Báo cáo của Heritage Foundation đánh giá, sức mạnh của quân đội Mỹ chỉ có khả năng ở mức "trung bình" ('thường') để bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Trong năm qua, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã đạt được rất ít thành tựu về gia tăng sức mạnh quân sự.
Như vậy, bản báo cáo cũng phản bác lại những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Donald Trump rằng ông đã "tái thiết hoàn toàn" các lực lượng vũ trang.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông đã xây dựng lại quân đội, cố gắng tạo ra sự tương phản giữa ngân sách quốc phòng dưới thời chính quyền của ông và chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama, nhấn mạnh sự hiệu quả trong chi tiêu quân sự dưới thời của ông.
Báo cáo "Đánh giá sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ" của Quỹ Di sản cho biết, tuyên bố của Trump rằng ông đã xây dựng lại quân đội chỉ là lời nói khoa trương rỗng tuếch. Trong một số lĩnh vực, quân đội Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn dưới thời Trump.
Hải quân Hoa Kỳ được Quỹ Di sản đánh giá ở mức "trung bình" nhưng "có xu hướng yếu đi"
Báo cáo của Quỹ Di sản xem xét từng lực lượng vũ trang (không bao gồm Lực lượng Không gian mới được thành lập), xếp hạng năng lực, khả năng và sự sẵn sàng của họ. Báo cáo tập trung đánh giá sức mạnh của Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân Lục chiến (Hải quân Đánh bộ) và các lực lượng hạt nhân của Hoa Kỳ.
Kết quả, Quỹ đã đưa ra một bức tranh về một quân đội "vẫn chưa tan rã, nhưng cũng không được xây dựng lại hoàn toàn", như lời của Tổng thống Trump. Điều này cho thấy, Mỹ không sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình và tự vệ trước các mối đe dọa từ bên ngoài, đất nước hiện không có đủ sức mạnh để làm việc này.
Theo The Daily Signal, sau khi phân tích Chỉ số sức mạnh quân sự Hoa Kỳ năm 2021, giới chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng, trong tương lai gần, Washington sẽ chú trọng đến các chương trình xã hội chứ không phải nhu cầu quân sự. Như vậy, chiến lược về an ninh quốc gia sẽ không thực hiện được một cách đầy đủ, sức mạnh quân sự của đất nước sẽ ngày càng kém đi.
Các chỉ tiêu và đánh giá cụ thể
Mỗi lực lượng được đánh giá về năng lực ứng phó với các mối đe dọa, khả năng huấn luyện, khả năng đối phó và khả năng sẵn sàng triển khai ngay lập tức của các đơn vị như một lực lượng sẵn sàng chiến đấu.
Mặc dù trang bị cả chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 là F-22 Raptor và F-35 Lightning II nhưng Lực lượng không quân Mỹ được đánh giá ở mức "yếu" trong vài năm qua
Mỗi danh mục được đánh giá là "rất yếu", "yếu", "trung bình" ("thường"), "mạnh" và "rất mạnh". Báo cáo xếp hạng thiết bị chiến đấu theo thang điểm từ 1 đến 5, với 1 là "cũ nhất, yếu nhất" và 5 là "mới nhất và mạnh nhất".
Lục quân và Không quân về cơ bản không có gì thay đổi so với những năm trước, chỉ đạt mức "yếu". Hải quân, hiện đang ở trạng thái tổng thể "trung bình", nhưng "có xu hướng yếu đi". Điều đó cho thấy khả năng của Hải quân đối phó với các mối đe dọa ngày càng kém đi.
Duy nhất có một lực lượng trong hải quân đã được cải thiện so với năm ngoái đó là Thủy quân lục chiến. Lực lượng Hải quân Đánh bộ đã tăng cường sức mạnh từ "yếu" trong năm 2018 và 2019 thành "trung bình" vào năm 2020.
Các loại vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ mà lực lượng Hải quân và Không quân đang sử dụng, nhưng do Bộ Tư lệnh Chiến lược quản lý (ví dụ tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm, bom hạt nhân...), được đánh giá ở mức "trung bình" nhưng "có xu hướng mạnh lên".
Lục quân Mỹ cũng bị đánh giá là yếu, với kho vũ khí đã già cũ từ thời chiến tranh lạnh
Báo cáo cũng xem xét đánh giá các kho thiết bị quân sự lớn của Hoa Kỳ, xếp hạng chúng theo độ tuổi và tính năng từ "cũ nhất, kém khả năng nhất" (1) đến "mới nhất, có khả năng nhất" (5).
Phần lớn trang thiết bị của quân đội Hoa Kỳ về cơ bản còn sót lại từ Chiến tranh Lạnh, một xu hướng đặc biệt đáng chú ý là số vũ khí già cũ trong kho của Lục quân và Không quân.
Máy bay trung bình trong Không quân đã có tuổi đời 30 năm, còn xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của Lục quân cũng là những loại được trang bị vào những năm 1980, với những nâng cấp quan trọng để giữ chúng phù hợp trên chiến trường ngày nay, nhưng cơ bản vẫn không phải là những vũ khí thế hệ mới.
Tóm lại, Heritage Foundation đánh giá sức mạnh của Quân đội Hoa Kỳ chỉ đạt ở mức "thường" nhưng đây là báo cáo trên góc độ sự phát triển năng lực của quân đội so với ngân sách đầu tư, chứ không mang tính chất so sánh với các quân đội khác, còn về tổng thể, sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ vẫn được đánh giá là đứng đầu thế giới.
Quân đội Mỹ lo tân binh thừa cân, thiếu học Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ cảnh báo về chất lượng tân binh, khi thanh niên nước này ngày càng béo phì và trình độ học vấn kém. "71% người Mỹ trong độ tuổi 17-24 không đủ điều kiện nhập ngũ bởi có học vấn quá thấp, quá béo, có tiền án hoặc từng lạm dụng chất gây nghiện", tổ chức phi đảng...