Lầu Năm Góc lo lắng trong bế tắc với chiến dịch bảo vệ Kobane
Phát biểu trong chuyến công du Chile, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định tình hình tại thị trấn Kobane, Syria vẫn “nguy hiểm”. Dù vậy việc thiết lập vùng cấm bay tại Syria để đẩy mạnh tấn công không phải một giải pháp dễ dàng.
Các cuộc giao tranh giữa lực lượng Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo và các chiến binh người Kurd bảo vệ Kobane vẫn đang tiếp diễn ác liệt, với hơn 500 người được cho là đã thiệt mạng sau một tháng giao tranh.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Ông Chuck Hagel cho biết các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu đã đạt được những bước tiến nhưng lực lượng IS vẫn chiếm đóng được các vị trí ở ngoại ô Kobane. Người đứng đầu Lầu Năm Góc nhận định cuộc chiến chống lại IS tại Syria và Iraq sẽ phải là một nỗ lực lâu dài.
“Chúng tôi sẽ làm những gì chúng ta có thể thông qua các cuộc không kích để giúp đẩy lùi IS”, ông Hagel nói. “Trên thực tế chiến dịch đã đạt được một số thành công”.
Ông Hagel cũng cho biết Mỹ đã đạt được “những tiến bộ đáng kể” trong các cuộc đối thoại với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ về việc nước này huấn luyện cho những chiến binh nổi dậy ôn hòa người Syria và cung cấp cho họ vũ khí để chiến đấu chống lại lực lượng IS.
Dự kiến sẽ có thêm những cuộc đàm phán giữa giới chức quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần tới nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.
Khó lập vùng cấm bay
Dù vậy theo nhận định của các chuyên gia, Mỹ sẽ khó lòng thỏa mãn được các điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra để họ đưa quân sang nước Syria láng giềng, sau khi Mỹ tự bó buộc mình với cam kết sẽ không đưa quân tấn công IS trên bộ.
Video đang HOT
Chỉ các cuộc không kích không sẽ khó lòng ngăn chặn các tay súng Hồi giáo cực đoan thực hiện một vụ thảm sát tại Kobane. Nhưng đến nay, Mỹ vẫn chưa thay đổi cách thức tiến hành chiến dịch chống khủng bố tại Iraq và Syria.
Số phận của Kobane đang rất mong manh dù Mỹ liên tục không kích IS tại đây
Hiện nhu cầu tạo ra một vùng đệm an toàn bên phía Syria của đường biên giới chung giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bức thiết, sau khi Mỹ và đồng minh cam kết với Ankara rằng sẽ giữ cho Kobane không thất thủ. Một vùng an toàn như vậy cũng đồng nghĩa với việc Mỹ và đồng minh phải bảo vệ lãnh thổ trên bộ và tuần tra trên không, có nghĩa là họ phải thiết lập được một vùng cấm bay.
Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu điều này vì nhiều lí do khác nhau. Một trong những lý do đó là giúp giảm bớt dòng người tị nạn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời nó cũng giúp phe đối lập tại Syria có nơi trú ẩn để thực hiện một cuộc tấn công lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, điều mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn xảy ra.
Tuy nhiên, Mỹ lại lo ngại về những hệ quả kéo theo của việc lập vùng cấm bay này, và chỉ muốn tập trung mọi nỗ lực vào việc đánh bại phân tử IS. Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết: “Khi bàn đến cái gọi là vùng đệm, vùng cấm bay, đã có nhiều đề xuất về việc này. Tại thời điểm này, chúng tôi sẽ không cân nhắc triển khai lựa chọn đó”.
Theo ước tính của tướng Martin Dempsey, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, việc lập một hành lang an toàn như vậy tại Syria sẽ đồng nghĩa với việc hàng trăm máy bay Mỹ phải được triển khai, và tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD/tháng để duy trì.
Khi mà chưa có gì để đảm bảo vùng cấm bay sẽ thay đổi cục diện chiến trường theo hướng chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria, rõ ràng Mỹ không muốn tiêu tốn thêm chừng đó tiền.
Lầu Năm Góc đã học được một bài học đắt giá tại Iraq, khi họ lập vùng cấm bay tại miền Bắc Iraq để bảo vệ người Kurd, và một vùng cấm bay khác tại miền Nam Iraq để bảo vệ người Shiite trong năm 1991, sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh. Vùng cấm bay đó đã được không quân và hải quân Mỹ duy trì suốt 12 năm, đến tận năm 2003 khi họ tiến đánh Iraq.
Việc thiết lập một vùng cấm bay như vậy tại Syria sẽ tạo ra sự đối đầu trực tiếp với một trong những quốc gia Trung Đông có hệ thống phòng không đáng gờm nhất khu vực. Hệ thống đó còn được củng cố nhiều lần những năm qua với hàng loạt khí tài hàng đầu của Nga. Năm ngoái, Mátxcơva từng khiến Washington nổi đóa khi xác nhận có thể bán tên lửa phòng không S-300 cho Syria, một hệ thống hàng đầu trong công nghệ đánh chặn máy bay.
Ngoài ra, thách thức với chính quyền Obama về mặt chính trị cũng lớn không kém. Bởi một khi lập vùng cấm bay tại Syria, nguy cơ phi công Mỹ bị bắn hạ là không thể không tính đến. Điều đó cũng có nghĩa là một trung tâm giải cứu phải được lập nên gần đó, tại Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Iraq. Và để giải cứu, quân đội Mỹ sẽ phải điều quân trên bộ, một điều ông Obama đã nhiều lần bác bỏ.
Rõ ràng, với những khó khăn trên, việc lập vùng cấm bay tại Syria với Mỹ lúc này khó khả thi. Và cũng do vậy, Washington sẽ không dễ để đạt được những tiến bộ bước ngoặt trong việc vận động Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến trên bộ trong cuộc chiến chống IS.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí với VN: Báo Trung Quốc tức tối
Báo Trung Quốc ngày thứ sáu vừa qua đã đăng bài viết phản đối quyết định Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và lớn tiếng gọi đây là hành động can thiệp và gây bất ổn ở khu vực.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington ngày 2/10.
Phản đối được đăng tải trong bài viết trên báo in của tờ Nhân dân Nhật báo, trang báo chính thức của chính phủ Bắc Kinh. "Đây không phải là hành động có suy xét", tờ báo cho biết. "Hơn nữa chính sách là sự mở rộng can thiệp rõ ràng của Mỹ đối với sự cân quyền lực ở khu vực".
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tháng này công bố Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí kéo dài nhiều thập niên qua đối với Việt Nam. Đây là một phần trong chiến lược rộng hơn của Mỹ, nhằm giúp các nước châu Á ở Biển Đông củng cố khả năng an ninh hàng hải.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết việc bán bất cứ loại vũ khí cụ thể nào cho Việt Nam sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp một, nhưng chỉ tập trung trong lĩnh vực phòng thủ, và hoàn toàn không phải là "một động thái chống Trung Quốc".
Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt ở Hoàng Sa, tăng cao. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không những vậy hồi tháng 8 tàu hải quân Trung Quốc đã chặn và lục soát các tàu cá Việt Nam, thu giữ thiết bị của họ.
Tờ Nhân dân Nhật báo lập luận một cách không ăn nhập rằng vì: "Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa thuẩn về nguyên tắc chỉ đạo cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển...đã thiết lập nhóm làm việc song phương để thảo luận về việc phát triển chung trên biển năm 2013" nên "việc nhập khẩu vũ khí Mỹ sẽ không giúp gì cho sự đồng thuận đã đạt được giữa hai nước. Nó sẽ gây tổn hại sự ổn định và làm phức tạp thêm căng thẳng giữa hai nước".
Cảnh báo xung đột gián tiếp Trung -Mỹ
Bài báo cũng chĩa công kích vào chính sách của Mỹ và tỏ ra tị nạnh rằng: "Chính sách của Mỹ không nhất quán. Một mặt dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, Mỹ vẫn đang duy trì lệnh cấm bán vũ khí với Trung Quốc, giới hạn xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao khác", tờ báo này cho hay.
Tờ Nhân dân Nhật báo ngoài gọi việc dỡ bỏ một phần lện cấm bán vũ khí đối với Việt Nam là "sự mở rộng can thiệp rõ ràng của Mỹ đối với sự cân bằng quyền lực ở khu vực" mà còn là cách "để giành ảnh hưởng" ở châu Á.
Sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc hiện là mối lo ngại lớn của Mỹ và các nước khác trong khu vực. Philippines, một đồng minh của Mỹ, hiện đang củng cố lực lượng hải quân của mình và củng cố mối quan hệ quân sự với Mỹ trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc tăng cao. Cho đến nay, Philippines đã cho triển khai 2 tàu từng thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ vào đội tàu của hải quân nước này.
Nhật, nước cũng có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Hoa Đông, đang xem xét điều chỉnh hiến pháp hòa bình thời hậu chiến tranh Thế giới lần II, cho phép hành động quân sự trực tiếp hỗ trợ các đồng minh.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí của Mỹ "đi ngược trực tiếp với mục đích Mỹ đã tuyên bố là duy trì hòa bình và ổn định và nó cản trở mối quan hệ Trung-Mỹ".
"Mỹ cần phải lưu ý rằng chính sách thiển cận về bán vũ khí này với các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ được xem là ví dụ của xung đột gián tiếp" với Trung Quốc - tờ báo cảnh báo.
Trung Anh
Theo Dantri
Một phụ nữ Việt bị đâm chết ở Malaysia Tờ Asia One đưa tin thi thể bán khỏa thân của một phụ nữ Việt Nam được tìm thấy ở một khu nhà trọ tại Johor Bahru, Malaysia. Theo tờ báo, nạn nhân ở độ tuổi 50. Được biết nạn nhân đã bị một người đàn ông Việt tấn công ở nhà trọ tại Taman Ungku Tun Aminah, Johor Bahru. Người này đã...