Lầu Năm Góc lên kế hoạch đối phó Trung Quốc trên Biển Đông
Tổng thống Mỹ thông qua kế hoạch cho phép hải quân có thêm quyền tự do tuần tra Biển Đông, động thái được cho là thách thức Trung Quốc.
Tàu USS Dewey đã tiến hành diễn tập khi di chuyển gần đá Vành Khăn cuối tháng 5/2017. Ảnh: US Marine.
Kế hoạch do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đệ trình Nhà Trắng hồi tháng 4, vạch ra lịch trình cả năm về thời điểm điều động tàu chiến đi vào những vùng tranh chấp ở Biển Đông, Breitbart News hôm 20/7 đưa tin.
Theo kế hoạch, Nhà Trắng sẽ nắm trước các hoạt động tự do hàng hải ( FONOP) được lên lịch nên sẽ không “bất ngờ” mỗi khi nhận được yêu cầu phê chuẩn và sẽ thông qua nhanh hơn trước đây.
Video đang HOT
Việc phê chuẩn nhanh hơn sẽ cho phép tiến hành FONOP một cách “rất thường xuyên, rất đều đặn” chứ không lẻ tẻ như trước, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu kế hoạch này có nằm trong chiến lược lớn hơn ở châu Á – Thái Bình Dương hay chỉ đơn giản với mục đích làm cho chiến dịch tự do hàng hải trở nên thường xuyên hơn trên Biển Đông.
Dưới thời Barack Obama, Lầu Năm Góc được yêu cầu gửi đề nghị lên Hội đồng An ninh Quốc gia để thực hiện chiến dịch và quy trình mất nhiều thời gian.
Dù ông Trump đã có những phát biểu mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử, phải đến cuối tháng 5, Mỹ mới tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông, khi tàu USS Dewey đi vào vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vành Khăn là một trong 7 đá ở quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Australia phản đối Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông
Ngoại trưởng Australia ngày 18/7 tuyên bố nước này phản đối hoạt động xây đảo nhân tạo cũng như quân sự hóa trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi tiếp tục phản đối hành động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông", hãng thông tấn Press Trust of India dẫn lời Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm qua phát biểu nhân chuyến thăm Ấn Độ kéo dài 2 ngày.
Bà Bishop nhấn mạnh tự do hàng hải luôn cần được đảm bảo bởi đây là điều thiết yếu đối với thương mại toàn cầu. "Quan trọng là tất cả các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và coi công ước này như một chỉ dẫn để giải quyết những bất đồng", Ngoại trưởng Australia khẳng định khi phát biểu tại Hội nghị lần 2 về Ấn Độ - Thái Bình Dương diễn ra ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn bối đắp trái phép 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo và xây 3 đường băng cấp quân sự dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2015 tuyên bố sẽ không tiếp tục "quân sự hóa" chúng.
Việt Nam nhiều lần khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép từ chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Mỹ tuyên bố không chấp nhận Trung Quốc quân sự hóa đảo ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm nay tuyên bố Washington sẽ không chấp nhận việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6. Ảnh: Trọng Giáp. Mỹ được cổ vũ bởi những nỗ lực của Trung Quốc trong kiềm chế Triều Tiên nhưng Washington...