Lầu Năm Góc khuyên Nga hãy ‘cư xử chuẩn mực’
Bộ trưởng Marc Esper tin rằng Nga đang “tìm cách làm suy yếu NATO”, đồng thời lên tiếng cảnh báo về những “ảnh hưởng nguy hại” của nước này tại châu Âu.
Tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Nội vụ Pháp Florence Parley ở Paris, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper khuyên Nga nên thay đổi hành vi của mình.
“ Sẽ thật tuyệt vời nếu như chúng ta có thể khiến Nga cư xử như một quốc gia chuẩn mực hơn“, – ông Esper nói.
“ Chúng ta không thể không đếm xỉa đến những năm tháng vừa qua, khi Nga xâm phạm Gruzia, giành lấy Crưm, và đe dọa các nước vùng Baltic“, – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định. Trong bài phát biểu của mình, ông Esper còn lên tiếng cảnh báo về “ nỗ lực làm suy yếu NATO” và những “ ảnh hưởng nguy hại” của Matxcơva ở châu Âu.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Esper. (Ảnh: Reuters)
Tuyên bố của ông Esper được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lưu ý rằng châu Âu cần phải “ tư duy lại về mối quan hệ với Nga để tránh rơi vào tình trạng Chiến tranh Lạnh mới“. Nhà lãnh đạo Pháp khẳng định rằng các biện pháp hạn chế mới nhằm vào Nga sẽ không phục vụ cho lợi ích của châu Âu.
Vào ngày 27/8, trong buổi gặp mặt với các đại sứ của nước Pháp, ông Macron có tuyên bố rằng việc đẩy Nga ra xa khỏi châu Âu sẽ là một “sai lầm chiến lược lớn”. “ Những sai lầm của châu Âu“, theo ông, đã khiến Nga xích lại gần hơn với Trung Quốc và củng cố tầm ảnh hưởng của mình tại Syria và Libya.
Lầu Năm Góc cũng nhất trí cho rằng Nga đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi. Theo khẳng định của Washington, Matxcơva đang đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế với châu Phi, kết hợp phát triển hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đồng thời cũng tăng cường ảnh hưởng về ngoại giao và văn hóa.
(Nguồn: RIA)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Mỹ có thể sử dụng lực lượng đặc nhiệm ở Estonia để đối phó Nga
Truyền thông Estonia mới đây tiết lộ, Mỹ đã bí mật đặt căn cứ quân sự tại quốc gia này kể từ năm 2014, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và NATO leo thang sau khi Crimea được sáp nhập vào Nga.
Căn cứ không quân Amari tại Estonia.
Theo đó, Lầu Năm Góc đã chi 15 triệu USD để duy trì hoạt động của một căn cứ quân sự ở Estonia. Căn cứ bí mật này được Mỹ xây dựng từ năm 2014, để huấn luyện các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm.
Sĩ quan thuộc lực lượng đặc nhiệm châu Âu Kevin Stringer cho biết: "Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại Estonia được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy đặc nhiệm châu Âu tại Stuttgart. Như vậy, lực lượng này thuộc quyền chỉ huy của lực lượng Vũ trang Mỹ, thông qua Bộ Chỉ huy ở châu Âu".
Trong khi đó, cựu thành viên Nghị viện châu Âu Miroslav Mitrofanov, người đại diện cho Latvia cho rằng, Mỹ đã triển khai lực lượng đặc nhiệm ở Estonia để đối phó Nga. Ông này nhấn mạnh, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã xuất hiện ở đó vào năm 2014, khi sự bài Nga đang gia tăng ở các nước Baltic.
Được biết, Mỹ hiện có khoảng 800 căn cứ quân sự ở tất cả các châu lục, đồn trú rải rác tại 80 quốc gia trên thế giới. Tính riêng khu vực xung quanh nước Nga, có khoảng 400 căn cứ và các điểm đóng quân khác nhau của Mỹ và NATO.
Cụ thể, trên lãnh thổ Đức hiện có tới 172 căn cứ quân sự Mỹ.
Bình An
SPN
Theo petrotimes
Mỹ sẽ dùng trí tuệ nhân tạo 'nắm thóp' Nga - Trung ở Thái Bình Dương Đây là cách tiếp cận mới của Mỹ trong lĩnh vực cải tổ năng lực phân tích tình báo quân đội. Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) của Mỹ đang nghiên cứu khả năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích khối lượng thông tin khổng lồ mà Lầu Năm Góc thu thập được từ vô số nguồn...