Lầu Năm Góc họp khẩn về chương trình vũ khí không gian của Nga và Trung Quốc
Kế hoạch vũ khí không gian của Nga và Trung Quốc thúc đẩy cuộc họp bí mật cấp cao của Lầu Năm Góc để thảo luận về những mối đe dọa mới mà họ phải đối mặt từ không gian.
Mỹ ngày càng lo ngại về khả năng phòng thủ của tên lửa đối với vũ khí không gian từ Nga và Trung Quốc. Ảnh: Space.com
Bộ trưởng Quốc phòng Myx Lloyd Austin sẽ tổ chức một cuộc họp bí mật tại Lầu Năm Góc vào tuần này nhằm thảo luận về năng lực vũ khí không gian mới của Nga và Trung Quốc, theo một chương trình được công khai trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo kế hoạch, ông Austin cùng với 2 thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Kathleen Hicks và Colin Kahl ngày 6-7/9 sẽ có cuộc họp với Ban Chính sách Quốc phòng, một nhóm cố vấn có ảnh hưởng bao gồm các cựu quan chức an ninh quốc gia của Mỹ. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chính sách Không gian John Plumb sẽ trình bày tóm tắt báo cáo chiến lược không gian sắp tới của Lầu Năm Góc.
Cuộc họp sẽ tập trung vào “cách Trung Quốc và Nga phát triển các hệ thống vũ khí trong không gian có thể tác động đến khả năng răn đe và sự ổn định chiến lược của Mỹ, cũng như xem xét các phương án đáp trả của Mỹ đối với những mối đe dọa như vậy bởi bất kỳ đối thủ nào”, chương trình về cuộc họp của Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ.
Video đang HOT
Cuộc thảo luận ra trong bối cảnh cả Nga và Trung Quốc tiếp tục phát triển và thử nghiệm các công nghệ không gian mới có khả năng vượt xa khả năng phát hiện, theo dõi hoặc phòng thủ của Mỹ.
Cụ thể, cuộc họp diễn ra sau hai sự kiện quan trọng vào năm ngoái: Nga phóng tên lửa phá hủy một vệ tinh thời Liên Xô không còn hoạt động và Trung Quốc thử nghiệm phương tiện lướt siêu vượt âm có thể bay nhiều vòng quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp, sau đó trở lại khí quyển và lao xuống mục tiêu với tốc độ lớn từ những hướng không ngờ tới, đặt ra thách thức không nhỏ với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Theo Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ Charles Richard, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công khả năng như trên, điều “chưa từng thấy trên thế giới”. Phát biểu tại mộ hội nghị chuyên đề về Phòng thủ Tên lửa và Không gian hồi đầu tháng 8 vừa qua, ông Richard cho biết quân đội Mỹ hiện phải đại tu hệ thống phòng thủ tên lửa và phát triển các hệ thống để cảnh báo tốt hơn trước các vụ phóng nhằm vào Mỹ.
Ông Richard nói: “Tôi không cho rằng Mỹ đã suy nghĩ đầy đủ về ý nghĩa của hệ thống vũ khí đó. Chúng tôi phải đối mặt với việc suy giảm về thời gian cảnh báo, thách thức trong bố trí đội hình và mối đe dọa ngày càng tăng đối với các lực lượng phòng thủ tên lửa và không gian truyền thống của chúng tôi”.
Nhà Trắng công bố chiến lược mới với châu Phi
Hôm 8/8, Nhà Trắng đã công bố chiến lược mới đối với khu vực châu Phi hạ Sahara, nhằm mục đích ứng phó với ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc và Nga ở khu vực này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có bài phát biểu về Chiến lược Châu Phi của Mỹ tại Đại học Pretoria ở Pretoria, Nam Phi, hôm 8/8. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), kế hoạch không nêu rõ Mỹ dự định đầu tư bao nhiêu USD ở châu Phi. Thay vào đó, bản kế hoạch đã phác thảo các mục tiêu chính sách rộng lớn hơn của Washington ở châu lục này. Trong đó, một số mục tiêu có nội dung tương tự kế hoạch Đối tác Cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá 600 tỉ USD do lãnh đạo các quốc gia G7 công bố hồi tháng 6.
Mỹ cho biết quốc gia này sẽ kiến tạo các xã hội thẳng thắn và cởi mở, bằng cách thúc đẩy nền dân chủ và sáng kiến chống tham nhũng, thúc đẩy quyền của phụ nữ và cộng đồng LGBT, thúc đẩy phục hồi hậu đại dịch bằng cách cung cấp vaccine COVID-19, hỗ trợ thích ứng với khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng nhờ việc giảm lượng khí thải carbon và đầu tư vào việc khai thác khoáng sản cần thiết cho công nghệ năng lượng xanh.
Theo giới chuyên gia, chiến lược của Mỹ đang cạnh tranh với tầm nhìn của Trung Quốc ở châu Phi mà Bắc Kinh cho rằng đã mang lại kết quả tích cực. Vào tuần trước, hãng Bloomberg đưa tin kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng 35% vào năm 2021 lên 254 tỷ USD. Trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, Bắc Kinh đã xây dựng các cảng, đường sá và các cơ sở hạ tầng khác ở 43 quốc gia ở châu Phi hạ Sahara.
Mặc dù tốc độ đầu tư đã chậm lại kể từ khi đại dịch COVID-19 tấn công vào năm 2020, Trung Quốc đã cho các nước châu Phi vay khoảng 126 tỷ USD từ năm 2001 đến 2018, chi 41 tỷ USD cho đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu vực này, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI) có trụ sở tại Mỹ.
FPRI cảnh báo dòng vốn đầu tư này có khả năng khiến các nhà lãnh đạo châu Phi đứng về phía Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế. Và chiến lược mới nhất của Mỹ đã nêu bật những lo ngại đó. Tài liệu chiến lược mới nêu rõ Bắc Kinh "coi châu Phi là đấu trường quan trọng để thúc đẩy các lợi ích địa chính trị và thương mại hạn hẹp của riêng mình, đồng thời làm suy yếu mối quan hệ của Mỹ với các dân tộc và chính phủ châu Phi".
Washington cũng nghi ngại Nga làm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Phi. Theo chiến lược mới, Moskva "đang tận dụng các mối quan hệ an ninh và kinh tế, cũng như thông tin sai lệch để giảm bớt sự phản đối của các nước châu Phi đối với việc Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine". Khoảng một nửa các quốc gia châu Phi đã từ chối ủng hộ nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm lên án các hành động của Nga ở Ukraine. Cho đến nay, chưa có quốc gia nào trên lục địa tham gia áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây.
Phụ thuộc vào cả Ukraine và Nga trong việc nhập khẩu lương thực, các nhà lãnh đạo châu Phi đã chọn duy trì quan điểm trung lập trong xung đột giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, vào tháng 6, khi Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky phát biểu trước Liên minh châu Phi, chỉ có 4 trong số 55 nguyên thủ của châu lục này xuất hiện để lắng nghe. Sau cuộc họp trực tuyến, Tổng thống Senegal và Chủ tịch Liên minh châu Phi Macky Sall chỉ ra rằng quan điểm trung lập của châu Phi đối với cuộc xung đột vẫn không thay đổi.
Trong bối cảnh này, Mỹ cho biết họ sẽ yêu cầu Lầu Năm Góc tiếp cận với quân đội châu Phi. Theo chiến lược mới, Bộ Quốc phòng "sẽ cùng các đối tác châu Phi đánh giá ảnh hưởng trái chiều của Nga và Trung Quốc ở châu Phi." Song Lầu Năm góc không giải thích họ sẽ làm như thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Khi được hỏi liệu Mỹ có trừng phạt các quốc gia châu Phi tiếp tục hợp tác với Nga hay không, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield nói rằng bà sẽ cảnh báo các công ty không nên can dự với các quốc gia đã bị Mỹ trừng phạt.
Bình luận về nhận xét của bà Thomas-Greenfield, một bài báo trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết: "Các doanh nghiệp Trung Quốc đã trở thành một lực lượng quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở châu Phi. Điều này đã khiến Mỹ phải xem xét lại thị trường châu Phi từ góc độ cạnh tranh. Đưa châu Phi đến con đường đối đầu hoặc một cuộc Chiến tranh Lạnh mới chắc chắn sẽ dẫn đến một thảm họa ở châu lục này".
Trung Quốc không nghe điện thoại của Lầu Năm Góc Thông tin về vụ cắt đứt liên lạc giữa Quân đội Trung Quốc và Lầu Năm Góc xuất hiện trong bối cảnh Bắc Kinh đang tập trận quy mô lớn quanh hòn đảo Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: Getty Images Theo báo Politico, trong lúc Trung Quốc tiếp tục tập trận bắn đạn thật gần Đài Loan để...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Houthi cáo buộc Mỹ không kích nhiều địa điểm ở Yemen

Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa 'cơn khát' điện

Tìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sập

Cảnh báo của Tổng thống Trump với tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới

Vụ sập mái hộp đêm CH Dominicana: Ít nhất 79 người bị tử vong

Mexico ghi nhận ca tử vong đầu tiên ở người do virus cúm gia cầm H5N1

Người tiêu dùng Mỹ đổ xô tích trữ hàng hóa trước lo ngại giá cả leo thang

Mỹ, Panama tăng cường hợp tác an ninh tại Kênh đào Panama

Những thời khắc đen tối nhất của thị trường chứng khoán kể từ những năm 1920 đến nay

Nhiều du học sinh tại Mỹ bị tước thị thực

Hải quân Mỹ tiết lộ tầm bay của dòng tiêm kích thế hệ thứ sáu F/A-XX

Cơ hội thắng cử nhiệm kỳ 3 giữa ông Donald Trump và ông Obama
Có thể bạn quan tâm

Từ đây đến hết 30/4 Âm lịch: 3 con giáp kiếm được bộn tiền, chuẩn bị phát tài phát lộc, thoải mái hưởng thụ cuộc sống xa hoa
Trắc nghiệm
13:25:47 09/04/2025
Chuông kêu inh ỏi, gác chắn đã hạ, ô tô vẫn bất chấp lao qua đường ray
Tin nổi bật
13:19:15 09/04/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ: Sau khi chuyển vào nhà mới được 6 tháng, tôi đã phát hiện ra 19 lỗi trang trí khiến căn hộ trông kém sang, thậm chí rẻ tiền
Sáng tạo
13:12:25 09/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 24: An bắt quả tang Việt bắt nạt em rể tương lai
Phim việt
13:02:40 09/04/2025
Chị Đẹp hát bằng "ngón chân" nay hóa "thiên thần sa ngã", mê hoặc khán giả bằng âm nhạc và vũ đạo ma mị
Nhạc việt
12:56:42 09/04/2025
Hoa hậu Đỗ Hà xác nhận hạn chế hoạt động nghệ thuật, có 1 việc làm giống hệt dâu hào môn Phương Nhi
Sao việt
12:53:52 09/04/2025
Đang cắt cỏ, người đàn ông đụng trúng vật thể lạ: Chuyên gia xem ảnh lập tức phong tỏa nguyên con phố
Lạ vui
12:53:36 09/04/2025
Trung Quốc sắp vận hành 'lò luyện' robot hình người đầu tiên
Sức khỏe
12:53:26 09/04/2025
Tình trạng hỗn loạn bên dưới đoạn video cực hay của Justin Bieber và hôn phu Selena Gomez, ai xem cũng thấy ngại giùm!
Nhạc quốc tế
12:44:01 09/04/2025
3 nàng WAGs hot nhất làng bóng đá đọ dáng sau sinh: Yến Xuân, Doãn Hải My và Chu Thanh Huyền ai đỉnh nhất?
Sao thể thao
12:23:07 09/04/2025