Lầu Năm Góc: Hơn chục người Mỹ đang chiến đấu cho IS
Mỹ tin rằng khoảng “một tá” người Mỹ đang chiến đấu cho nhóm phiến quân “Nhà nước Hồi giáo”, được gọi tắt là IS, ở Iraq và Syria.
IS đã sử dụng một công dân Anh để hành quyết nhà báo Mỹ.
Thông tin được phát ngôn viên Lầu Năm Góc, đại tá Steven Warren, cho biết vào ngày 4/9.
Theo đại tá Steven Warren, có khoảng 100 người Mỹ “đang hoạt động bên trong Syria” nhưng không rõ họ liên kết với nhóm phiến quân nào. “Chúng tôi tin rằng có thể có một tá (12) người đang chiến đấu cho phiến quân IS”, ông cho hay.
Giới chức cấp cao Mỹ trước đó đã lên tiếng lo ngại về sự hiện diện của các chiến binh nước ngoài trong số những kẻ cực đoan Hồi giáo dòng Sunni. Những người này có hộ chiếu phương Tây, có thể cho phép họ trở về từ chiến trường để chuẩn bị tiến hành các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu hoặc ở Mỹ.
Video đang HOT
Giới chức tình báo Mỹ cũng ước tính khoảng 1.000 người tình nguyện châu Âu tham gia vào lực lượng nổi dậy ở Syria, tuy nhiên họ không rõ có bao nhiêu người liên quan đến phiến quân IS.
Ít nhất một người Mỹ chiến đấu cho IS đã bị tiêu diệt trong trận chiến ở Syria, trong khi giới chức trách đang điều tra khả năng công dân Mỹ thứ hai cũng bỏ mạng khi còn là một tân binh của IS.
Theo giám đốc của Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ, Matthew Olsen, Cục điều tra liên bang Mỹ cũng đã bắt giữ nhiều người định rời Mỹ tới Syria để ủng hộ cho IS.
Cũng theo nhận định của Olsen, dù không có bằng chứng cho thấy IS có âm mưu tiến hành một cuộc tấn công trong tương lai gần nhằm vào Mỹ, song có nguy cơ một người “đồng cảm” của nhóm này tiến hành một cuộc tấn công “quy mô nhỏ” trên đất Mỹ.
IS đã chiếm giữ nhiều vùng đất rộng lớn trên lãnh thổ Iraq trong những ngày gần đây, sử dụng những chiến thuật rùng rợn, tung video chặt đầu 2 nhà báo Mỹ.
Liên hợp quốc và các nhóm nhân quyền cũng cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng về sự tàn bạo của phiến quân IS ở miền bắc Iraq và miền đông Syria đối với những nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số.
Theo Dantri/ AFP
Mỹ cấm giới chức ngoại giao tham gia thách thức đổ nước đá lên đầu
Màn trình diễn dội nước đá lên đầu để ủng hộ từ thiện đã thu hút đông đảo mọi người tham gia, từ các tỷ phú cho tới các ngôi sao nhạc pop và thậm chí các cựu tổng thống Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush cũng tham gia chiến dịch đổ nước đá lên đầu để ủng hộ từ thiện.
Tuy nhiên, đừng kỳ vọng các nhà ngoại giao sẽ tham gia thách thức có tên gọi "Ice Bucket Challenge" trong tương lai.
Bộ ngoại giao Mỹ ngày 21/8 đã ra một thông báo nội bộ cấm các đại sứ Mỹ và các quan chức ngoại giao cấp cao khác tham gia vào thách thức, trong đó mọi người ghi lại màn trình diễn của họ và tải lên mạng rồi thách thức những người khác cùng làm, nếu không làm sẽ phải đóng 100 USD cho việc nghiên cứu bệnh xơ cứng teo cơ (ALS).
"Các quy định đạo đức của chính phủ liên bang cấm chúng ta sử dụng chức vụ - ví dụ như đại sứ - để phục vụ chuyện riêng, dù lý do có quan trọng đến đâu", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf cho hay.
"Vì lý do đó, giới chức cấp cao của Bộ ngoại giao không thể tham gia màn thách thức đổ nước đá lên đầu", bà Harf nói thêm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó đã từ chối lời thách thức từ dội nước đá lên đầu từ bà Ethel Kennedy, người vợ góa của cố nghị sĩ Robert F Kennedy. Thay vào đó ông Obama đã hứa sẽ quyên tiền từ thiện.
Ngôi sao nhạc pop Justin Bieber, cựu Tổng thống Mỹ George W Bush hay đồng sáp lập hãng Microsoft Bill Gates chỉ là 3 trong số những nhân vật nổi tiếng tham gia chiến dịch đổ nước đá lên đầu để ủng hộ việc nghiên cứu bệnh ALS.
Chiến dịch đã lan ra khắp toàn cầu, và cũng trở nên phổ biến tại Úc, Anh, Canada, Đức và New Zealand.
Theo Dân Trí
Mải trấn an Kiev, bà Merkel bị cấp phó "thọc sau lưng" "Crimea phải thuộc về Ukraina' là quan điểm của bà Angela Merkel, trong khi đó, cấp phó của bà đồng thời cũng là Bộ trưởng Kinh tế, ông Sigmar Gabriel lại có quan điểm ngược lại. "Crimea phải thuộc về Ukraina' là quan điểm được Thủ tướng Đức bà Angela Merkel tái khẳng định như vậy vào hôm thứ 7 ngày 23/8 trong...