Lầu Năm góc cảnh báo kịch bản xung đột Mỹ -Nga
Lầu Năm góc tiếp tục đưa ra lời cảnh báo chiến tranh với Nga khiến giới phân tích lo ngại về kịch bản đối đầu MỹNga đang dần hình thành
Lầu Năm Góc cảnh báo nguy cơ đối đầu Nga-Mỹ
Ngày 20/5, trong hội nghị quốc phòng ở Washington, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Wark cho biết, quan hệ giữa Nga và phương Tây đã chuyển từ hợp tác sang đối đầu với hàng loạt các động thái mới.
“Như tôi thấy, người Nga đã chuyển từ hợp tác, mà họ coi là trạng thái bình thường, sang đối đầu”, ông Wark tuyên bố.
Nhà trắng tiếp tục đưa ra lời cảnh báo với Nga về các xung đột
Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đánh giá quan hệ giữa Nga với các nước khác là đa dạng, từ “liên minh để hợp tác” đến “đối đầu trong xung đột”.
Ông Wark cũng chỉ trích các bình luận của Moskva liên quan với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania và bắt đầu xây dựng hệ thống ở Ba Lan.
“Các mối đe dọa đã được thực hiện đối với các đồng minh của chúng tôi như Rumani và Ba Lan là đáng kinh ngạc. Đây là dấu hiệu của sự đối đầu”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết.
Mới đây trước thông tin tại làng Redzikowo ở Ba Lan sẽ diễn ra lễ khởi công xây dựng tổ hợp phòng thủ tên lửa của Mỹ, điện Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga đã có những phản ứng gay gắt.
Giới chức Moskva tuyên bố rằng các hành động của Mỹ và đồng minh NATO gây ra mối đe dọa không chỉ đối với an ninh quốc gia của Nga, mà còn có thể làm suy yếu ổn định chiến lược trong khu vực.
Kịch bản đối đầu Mỹ – Nga
Video đang HOT
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên, Washington lên tiếng bày tỏ lo ngại về mối quan hệ với điện Kremlin.
Hôm 3/5, phát biểu tại buổi lễ bổ nhiệm tướng Curtis “Mike” Scaparrotti làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ (EUCOM) kiêm Tư lệnh tối cao NATO hôm 3/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã bày tỏ mối đe dọa của Nga với các lợi ích của Mỹ cũng như đồng minh.
“Mỹ không muốn biến Nga thành kẻ thù nhưng để tránh sai lầm, Mỹ sẽ bảo vệ các đồng minh của mình và trật tự thế giới dựa trên luật lệ cũng như tương lai thế giới tươi sáng cho chúng ta”, ông Carter nói.
Giới phân tích nhận định, phát biểu của ông Carter phản ánh sự “bực dọc” của Mỹ đối với Nga trên nhiều mặt trận, trong đó có việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Mỹ cũng cáo buộc Nga can thiệp vào miền đông Ukraine và đe dọa các nước láng giềng Baltic, vốn là những quốc gia thành viên NATO mà Mỹ cam kết bảo vệ.
Ông Carter nhấn mạnh điều khiến Mỹ và NATO lo lắng nhất là mối đe dọa từ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga.
“Mối đe dọa về sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga dấy lên nghi ngờ về cam kết của các lãnh đạo Nga đối với sự ổn định chiến lược cũng như việc tôn trọng các quy tắc không sử dụng vũ khí hạt nhân”, ông Carter nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lấy làm tiếc về sự xuống dốc trong quan hệ Nga – Mỹ đồng thời hy vọng Moskva từ bỏ thái độ đối đầu của nước này.
Nhiều kịch bản đối đầu giữa Mỹ và Nga
“Mỹ vẫn hy vọng vào khả năng Nga sẽ là một đối tác tích cực luôn tiến về phía trước, không tự cô lập và tụt lại phía sau như hiện tại. Tôi xin nhắc lại, nhiều tiến triển chúng ta đạt được từ sau Chiến tranh Lạnh đều được thực hiện cùng với Nga. NATO sẽ vẫn giữ thái độ cởi mở với Nga, nhưng quyết định nằm ở phía Nga”, Bộ trưởng Carter nói tiếp.
Trong một biện pháp nhằm đối phó với Nga, hôm 2/5, Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ dự định triển khai thêm một tiểu đoàn lục quân sang châu Âu vào năm 2017. NATO cũng cân nhắc triển khai các tiểu đoàn gồm 4.000 quân đến Ba Lan, và lực lượng này sẽ được luân chuyển khắp ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania.
Trước đó, hôm 5/4, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận, ông đang tìm kiếm những cải cách thực tế giúp quân đội Mỹ làm việc hiệu quả hơn và phối hợp tốt hơn khi đối mặt với “mối đe dọa chiến lược” từ Nga.
Theo ông Carter, cải cách là cần thiết để làm cho quân đội Hoa Kỳ “nhanh nhẹn” hơn và có khả năng giải quyết 5 thách thức chiến lược bao gồm “Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố”.
Trước những cáo buộc của Mỹ, điện Kremlin liên tiếp đưa ra những lời phủ nhận và tố cáo ngược lại Washington.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Komsomolskaya Pravda, đại diện Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova đã khẳng định Mỹ không phải là một quốc gia thù địch với Nga.
.Theo_Báo Đất Việt
"Chim ăn thịt" F-22 của Mỹ khiến Nga "nóng mắt"
Một trong những sự kiện gây chú ý nhất thế giới trong tuần trước chính là việc Mỹ tung "chim ăn thịt" nổi tiếng F-22 đến Đông Âu, trong một động thái được cho là nhằm phát đi thông điệp răn đe gửi đến Nga.
Ảnh minh hoạ
Hai chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor của Mỹ đã lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời ở Biển Đen hôm 25/4. Chúng đã xuất phát từ Anh và hướng thẳng đến căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Rumani ở Biển Đen. Sau khi hạ cánh ở Rumani, hai chiếc F-22 tiếp tục thực hiện chuyến bay đến căn cứ không quân Siauliai của Lithuania hôm 27/4.
Sự xuất hiện của hai chiếc F-22 của Mỹ ở Rumani và Lithuania hai nước láng giềng của Nga, diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên Đông Âu của NATO đang ra sức kêu gọi liên minh này tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực nhằm đối phó với cái gọi là mối đe doạ từ Nga. Rumani và Lithuania đều là thành viên của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các nước như Rumani và Lithuania hay các nước Baltic gần đây đang liên tục nói về mối đe doạ mang tên Nga. Diễn biến này xuất phát một phần từ nguyên nhân cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Sau khi cuộc nội chiến ở đây bùng lên và sau đó là vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, một số nước láng giềng Đông Âu của Nga tỏ ra hoài nghi và lo ngại về nước láng giềng Nga. Sự lo ngại này ngày càng tăng cao khi Mỹ và NATO bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe doạ mang tên Nga. Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Ba Lan thậm chí còn miêu tả Nga là "mối đe doạ hiện hữu nguy hiểm hơn cả tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)".
Trong bối cảnh như vậy, một số nước Đông Âu không chỉ tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự cho chính mình mà còn khẩn thiết kêu gọi Mỹ và NATO đưa lực lượng binh lính, vũ khí vào lãnh thổ của họ nhằm đối phó với Nga.
Việc Mỹ tung "chim ăn thịt" F-22 đến Rumani và Lithuania được cho là câu trả lời của Mỹ đối với những đòi hỏi, kêu gọi khẩn thiết từ các nước đồng minh. Washington muốn thông qua câu trả lời này để thể hiện cam kết của họ trong việc bảo vệ các đồng minh ở Đông Âu - điều mà họ liên tiếp khẳng định trong thời gian qua. Bên cạnh mục tiêu trấn an, làm hài lòng các đồng minh, Mỹ còn muốn thông qua sự xuất hiện của F-22 trên bầu trời Biển Đen - khu vực vốn được xem là sân sau của Nga, để phát đi thông điệp mang đầy tính cảnh báo, răn đe đối với Moscow.
Mỹ và NATO được tin là đang dựa vào cái cớ là mối đe doạ mang tên Nga để tìm cách thiết lập một sự hiện diện quân sự ngày một lớn hơn ở Đông Âu nhằm tạo thế kiềm chế, bao vây Nga. Không khó để nhận ra rằng, kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, các hoạt động quân sự của Mỹ và NATO ở khu vực xung quanh Nga đang trở nên "nhộn nhịp, cấp tập" hơn bao giờ hết.
Những động thái quân sự của Mỹ và NATO ở Đông Âu đã làm gia tăng nguy cơ gây ra xung đột với Nga. Trong vòng chưa đầy 2 tuần trở lại đây, chiến đấu cơ của Nga đã hai lần chạm trán nóng bỏng với tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ.
F-22 vốn là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì.
Công nghệ tàng hình là một trong những tính năng vượt trội của F-22 so với bất kỳ loại chiến đấu cơ tối tân nào khác trên thế giới. Tiết diện radar của F-22 chỉ bằng kích thước một viên bi nên nó gần như không thể bị phát hiện bởi các hệ thống radar. Do sở hữu công nghệ tàng hình vượt trội như vậy nên F-22 có thể phát hiện và khóa mục tiêu bằng radar rồi khai hỏa nhanh chóng, khiến kẻ thù không kịp biết mình đang đối mặt với cái gì. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong.
F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử.
Dù được đánh giá là chiến đấu cơ thiện chiến hàng đầu thế giới nhưng F-22 cũng có một vài yếu điểm so với đối thủ ngang tầm của nó là Su-35S của Nga. F-22 được cho là không có khả năng cơ động và linh hoạt như Su-35S. Khả năng phát hiện các mục tiêu trên không của F-22 thấp hơn so với Su-35S. Nếu như Su-35S có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 402km thì khả năng này ở F-22 là 297,7km.
Chiến đấu cơ F-22 chính thức gia nhập vào Lực lượng Không quân Mỹ từ tháng 12/2005.
Vì sức mạnh hàng đầu của F-22, chiến đấu cơ này được coi là "báu vật" trong kho vũ khí của Mỹ và nước Mỹ cấm xuất khẩu loại máy bay này.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Mỹ hối thúc Trung Quốc giúp giải quyết mối đe dọa Triều Tiên Nếu Trung Quốc không đưa ra đảm bảo, Mỹ sẽ thực hiện thêm các biện pháp để bảo an ninh quốc gia và cho các đối tác cùng đồng minh. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken hôm qua (29/3) cho biết, nếu Triều Tiên tiếp tục thúc đẩy các chương trình phát triển vũ khí của nước này, Mỹ sẽ buộc phải...