Lầu Năm Góc cần 10 tỷ USD để thay thế số vũ khí đã gửi cho Ukraine
Quân đội Mỹ đánh giá cần 10 tỷ USD để thay thế số vũ khí đã gửi tới Ukraine, đồng thời thừa nhận không còn gói viện trợ khẩn cấp nào cho Kiev.
Kho vũ khí của quân đội Mỹ đang cạn kiệt do viện trợ cho Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói với tờ Politico mới đây rằng Lầu Năm Góc cần khoảng 10 tỷ USD để thay thế vũ khí trong kho dự trữ quân sự của nước này đã được gửi tới Ukraine.
Hiện khoản tiền 60 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua cũng bao gồm nguồn tài trợ để bổ sung kho dự trữ quân sự của Mỹ. Thượng viện Mỹ đã thông qua khoản chi tiêu này, nằm trong dự luật viện trợ quân sự nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, nhưng hiện Hạ viện Mỹ vẫn trì hoãn việc đưa ra bỏ phiếu.
Quan chức Mỹ trên cho biết nếu Lầu Năm Góc không nhận được số tiền bổ sung sẽ gây tổn hại cho quân đội Mỹ: “Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ khi kho dự trữ đang ở mức thấp trong bối cảnh không thể nhận được nguồn tài chính mới”.
Theo Bloomberg, chính quyền Biden đã nhấn mạnh với Quốc hội Mỹ về gói ưu tiên để bổ sung kho vũ khí của Mỹ, thay thế trang thiết bị quân sự đã gửi đến Ukraine. Việc bổ sung bao gồm tất cả mọi thứ từ đạn pháo 155mm và tên lửa phóng từ trên không chống radar cho đến thiết bị nhìn đêm,…
Video đang HOT
Lầu Năm Góc đã gửi Quốc hội Mỹ danh sách đề xuất bổ sung vũ khí, trang thiết bị như sau: 2,1 tỷ USD cho sản xuất đạn pháo 155 mm tại các nhà máy ở Texas, Iowa, Arkansas, Ohio, Pennsylvania, Kansas và California; 915 triệu USD để mua thêm tên lửa chống radar HARM được sản xuất ở California, Minnesota và Tây Virginia; 797 triệu USD cho tên lửa của hệ thống Patriot từ các cơ sở ở Texas, Arkansas, Georgia, Florida và Tây Virginia; 549 triệu USD cho tên lửa phóng loạt (GMLRS), được sản xuất ở Arkansas, California, Tây Virginia, Ohio và Florida; 348 triệu USD cho tên lửa chống giáp TOW được sản xuất ở California, Arizona và Utah; 308 triệu USD cho các thiết bị nhìn đêm được sản xuất ở New Hampshire và Virginia.
Trong khi đó, hãng tin AP cho biết Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Charles Quinton Brown đã đến thăm cơ sở vũ khí Camden, Arkansas của Lockheed Martin và Nhà máy Đạn dược Quốc phòng McAlester ở McAlester, Oklahoma, cùng với các nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ: Thượng nghị sĩ Arkansas John Boozman, Thượng nghị sĩ Oklahoma Markwayne Mullin và Hạ nghị sĩ Arkansas Brad Westerman và Hạ nghị sĩ Oklahoma Josh Breechen để giải quyết những lo ngại về hàng tỷ USD được gửi ra nước ngoài trong khi có quá nhiều nhu cầu khác ở trong nước.
Tướng Brown cho biết chuyến thăm nhằm chỉ ra mức độ cần thiết của nguồn tài trợ bổ sung kho dự trữ quân sự của Mỹ đã được gửi tới Ukraine trong cuộc xung đột với Nga và việc gia tăng sản xuất đó hỗ trợ nền kinh tế của Mỹ như thế nào. Đây là một vấn đề mà Lầu Năm Góc ngày càng thúc đẩy trong những tháng gần đây khi nguồn tài trợ hiện tại cho Ukraine cạn kiệt. Theo ông Brown, phần lớn số tiền viện trợ (khoảng 80%) sẽ quay trở lại cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ.
Chuyến thăm trên cũng nhằm khẳng định rằng gói viện trợ trị giá 95 tỷ USD đang bị treo tại Quốc hội Mỹ không chỉ quan trọng đối với “sự sống còn” của Ukraine mà còn quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ.
Về các khoản viện trợ sắp tới cho Ukraine, Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh xác nhận rằng Mỹ sẽ không thể cung cấp thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine nếu không được Quốc hội Mỹ phê duyệt kinh phí bổ sung. Theo bà Singh, gói viện trợ trị giá 300 triệu USD mà Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 12/3 là một “trường hợp duy nhất”.
Kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/22 đến nay, Mỹ đã cam kết cung cấp hơn 44 tỷ USD thiết bị quân sự cho Ukraine. Mỹ cũng đã chi ít nhất 113 tỷ USD cho cuộc chiến ủy nhiệm, bao gồm hỗ trợ tài chính và các loại viện trợ khác cho Ukraine.
Lầu Năm Góc cho biết họ vẫn có hơn 4,1 tỷ USD mà theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, Tổng thống Mỹ có thể cho phép chuyển trực tiếp từ kho dự trữ của Mỹ cho Ukraine, nhưng quyền này chưa được sử dụng vì không có kinh phí để bổ sung vũ khí.
Quân đội Mỹ chật vật với áp lực ngày càng lớn khi duy trì hỗ trợ Ukraine
Lầu Năm Góc lo ngại rằng nếu không có nguồn tài trợ mới, họ sẽ phải bắt đầu rút nguồn tài chính từ các dự án quan trọng khác để tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Quân nhân Ukraine thuộc Lữ đoàn Phòng thủ lãnh thổ số 123 quan sát một khu vực sông Dnipro, vùng Kherson, vào ngày 6/11/2023. Ảnh: AFP
Theo kênh CNN mới đây, khi nguồn tài trợ cho Ukraine phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn tại Quốc hội, quân đội Mỹ đã phải gánh chịu hóa đơn hàng trăm triệu USD để hỗ trợ cho Ukraine trong vài tháng qua - và các sĩ quan quân đội cấp cao Mỹ ngày càng lo ngại rằng nếu không có nguồn tài trợ mới, họ sẽ phải rút nguồn tài chính từ các dự án quan trọng khác để tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Kể từ tháng 10/2023, thời điểm bắt đầu năm tài chính 2024, quân đội Mỹ đã chi hơn 430 triệu USD cho nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm huấn luyện quân đội Ukraine, vận chuyển thiết bị và triển khai quân đội Mỹ tới châu Âu. Cho đến nay, số tiền đó đã được Bộ Tư lệnh châu Âu và châu Phi của Mỹ thanh toán.
Một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc giải thích: nếu không có ngân sách năm 2024 được Quốc hội Mỹ phê duyệt và không có nguồn tài trợ bổ sung dành riêng cho Ukraine, Bộ Tư lệnh châu Âu và châu Phi chỉ có khoảng 3 tỷ USD để trang trải cho 5 tỷ USD chi phí hoạt động.
Điều đó không chỉ bao gồm các hoạt động liên quan đến hỗ trợ cho Ukraine - đào tạo và vận chuyển vũ khí và thiết bị đến Ba Lan và Ukraine - mà còn bao gồm các hoạt động khác của bộ chỉ huy Mỹ trên khắp châu Âu và châu Phi.
Nếu Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua khoản tài trợ mới cho Ukraine trong vòng vài tháng, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn và rút tiền từ các dự án ít quan trọng hơn, chẳng hạn như xây dựng doanh trại đang rất cần thiết hoặc khuyến khích nhập ngũ trong bối cảnh số lượng tuyển dụng tân binh thấp kỷ lục.
Nếu không rút tiền từ nơi khác, ngân sách khoảng 3 tỷ USD của Bộ Tư lệnh châu Âu và châu Phi sẽ cạn tiền cho các hoạt động không chỉ liên quan đến Ukraine mà còn ở những nơi khác ở châu Âu và châu Phi vào cuối tháng 5/24, quan chức cấp cao khác của quân đội Mỹ nói với CNN.
Trong khi nguồn tài trợ của Mỹ dành cho Ukraine đã cạn kiệt, việc huấn luyện cho quân đội Ukraine vẫn tiếp tục vì đây được Tổng thống Biden coi là nhiệm vụ quan trọng. Đại tá Martin O'Donnell, phát ngôn viên của Quân đội Mỹ ở châu Âu và châu Phi, nói với CNN rằng Mỹ đang đào tạo khoảng 1.500 binh sĩ Ukraine tại Khu huấn luyện Grafenwoehr ở Đức. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang tiếp tục đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16 tại Căn cứ Không quân Morris ở Arizona.
Ngoài việc huấn luyện, thiết bị vẫn được chuyển đến Ukraine từ kho dự trữ của Mỹ theo các gói viện trợ trước đây và từ vũ khí, thiết bị được mua từ cơ sở công nghiệp quốc phòng theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI).
Tướng Không quân Mỹ cảnh báo kho dự trữ vũ khí của NATO thấp ở mức 'nguy hiểm' Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây. Binh sĩ Mỹ bắn tên lửa Stinger trong một cuộc tập trận bắn đạn thật phòng không. Ảnh: US Army Theo một chỉ huy hàng đầu của lực lượng Không quân Mỹ, kho dự trữ vũ...