Lầu Năm Góc bị cấm ‘nói cứng’ về thách thức Trung Quốc
Theo South China Morning Post, các lãnh đạo của Lầu Năm Góc đã được Nhà Trắng yêu cầu không công khai nhận định các thách thức quân sự từ Trung Quốc là “ cạnh tranh cường quốc”.
Vào ngày 25-9 vừa qua, tờ Navy Times (Mỹ) tiết lộ thông tin Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã yêu cầu các lãnh đạo của Lầu Năm Góc tuyệt đối không sử dụng cụm từ “cạnh tranh cường quốc” khi phát biểu công khai về quan hệ Mỹ – Trung. Các lãnh đạo quốc phòng Mỹ buộc phải tìm những từ ngữ khác ít nhạy cảm hơn.
Dẫn lời các quan chức của Nhà Trắng, tờ Navy Times cho biết cụm từ “cạnh tranh cường quốc” vẽ ra viễn cảnh không chính xác, đặt Mỹ và Trung Quốc vào quỹ đạo đụng độ với nhau.
Tờ South China Morning Post ngày 29-9 dẫn nhận định của các chuyên gia Trung Quốc cho biết chính quyền của Tổng thống Obama dường như đang cố gắng bình ổn lại mối quan hệ Mỹ – Trung trong những tháng cuối cùng trước khi tổng thống kết thúc nhiệm kỳ.
Các lãnh đạo của Lầu Năm Góc được yêu cầu không dùng cụm từ “cạnh tranh cường quốc” khi nhận định về thách thức quân sự từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bài viết của Navy Times cũng đồng thời trích dẫn quan điểm của nhiều chuyên gia, nhận định thái độ hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông mang tính chất thù địch đối với những lợi ích của Mỹ. Lầu Năm Góc đến nay vẫn chưa phản hồi trước thông tin này.
Su Hao, chuyên gia quan hệ quốc tế tại ĐH Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng các ngôn từ “cực đoan” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và các lãnh đạo quân đội Mỹ tạo ấn tượng rằng “Mỹ và Trung Quốc là kẻ thù và đối đầu”.
Ông cho biết: “Các mối quan hệ Mỹ – Trung bị phủ bóng bởi các vấn đề biển Đông hoặc các vấn đề quân sự quốc phòng. Không ai mong muốn ông Obama để lại cho người kế nhiệm một mối quan hệ Mỹ – Trung chìm trong hỗn loạn. Nhà Trắng cần cân nhắc kỹ lưỡng cách thức bình ổn mối quan hệ này”.
Li Jie, chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh, cho rằng Nhà Trắng lo ngại các phát ngôn của Lầu Năm Góc có thể tác động xấu lên mối quan hệ Mỹ – Trung. South China Morning Post dẫn lời một chuyên gia tại Bắc Kinh cho biết Mỹ – Trung đã thống nhất không bên nào kích động xung đột trên biển Đông.
Mỹ rút tàu sân bay USS John C. Stennis về Hawaii một tuần trước khi có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về biển Đông.
Theo chuyên gia này, Mỹ chủ động rút tàu sân bay USS John C. Stennis về Hawaii vào ngày 5-7 là do thỏa thuận trên. USS John C. Stennis rời khỏi biển Đông chỉ một tuần trước khi Tòa trọng tài quốc tế, thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông.
Cũng theo chuyên gia này, phía Trung Quốc cũng đã “thỏa hiệp”. “Sẽ khó có khả năng Trung Quốc xây thêm đảo nhân tạo tại Scarborough, hay thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Cả hai bên đều không muốn leo thang căng thẳng, thay vào đó là đối thoại giữa các quan chức dân sự và ngoại giao”, South China Morning Postdẫn lời vị chuyên gia tại Bắc Kinh.
KIỆT ANH
Theo PLO
Nga làm kiêu với nhóm cường quốc G7
Một nghị sĩ của Nga hôm qua (12/4) tuyên bố, Moscow chẳng có nhu cầu cấp thiết phải quay trở lại nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bởi nhóm này giờ đã trở thành câu lạc bộ bạn bè của Mỹ. Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh một số quan chức các nước thành viên G7 ngỏ ý mong muốn đưa Nga quay trở lại nhóm.
Ảnh minh hoạ
"Tại sao chúng tôi phải quay trở lại nhóm G7 khi mà nhóm này đang bị Mỹ điều khiển và các thành viên khác chỉ phải nghe theo? Đang có một mặt trận đoàn kết chống lại Nga ở đó", ông Alexey Pushkov Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Duma Quốc gia Nga (Quốc hội Nga) đã gay gắt phát biểu như vậy.
"Ở vị thế hiện nay, Nga không cần phải trở thành một phần của G7. Tổ chức đó cần phải được cải cách lại", ông Pushkov nói thêm.
Nghị sĩ Nga khẳng định, các nước phương Tây đã sai lầm khi nghĩ rằng Nga không có vị thế tốt khi ở ngoài G7.
Nga đã tham gia nhóm nước G7 năm 1998, biến nhóm này trở thành G8. 7 nước khác trong nhóm G8 là Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Mỹ. Các nước này đã tẩy chay cuộc họp G8 ở Sochi, Nga hồi năm 2014 để phản đối cái mà họ gọi là cuộc sáp nhập trái phép bán đảo Crimea vào Nga. G8 sau đó quyết định loại bỏ Nga ra khỏi nhóm này, trở lại nhóm G7.
Trước đó, hôm Chủ nhật (10/4), Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã đưa ra ý tưởng về việc đưa Nga quay trở lại nhóm G7 vì vai trò của nước này trong các cuộc xung đột quốc tế là không thể bỏ qua.
Kiệt Linh (theo THX)
Theo_VnMedia
5 nước thi nhau thành lập căn cứ quân sự ở Djibouti 3 cường quốc quân sự là Mỹ, Nhật Bản và Pháp đã có lực lượng đóng quân tại Djibouti và thêm 2 nước khác là Ả-Rập Saudi và Trung Quốc, cũng chuẩn bị thành lập căn cứ tại đây. Theo tạp chí The Diplomat, Mỹ có sự hiện diện quân sự lớn nhất tại quốc gia châu Phi này với 4.000 lính ở...