Lầu Năm Góc âm thầm gửi vũ khí từ Israel cho Ukraine
Lầu Năm Góc đang khai thác một kho đạn dược khổng lồ nhưng ít được biết đến của Mỹ ở Israel để giúp đáp ứng nhu cầu cấp bách về đạn pháo của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Trang bị đủ đạn dược cho quân đội Ukraine là một phần trong nỗ lực lớn hơn do Mỹ dẫn đầu nhằm tăng sức mạnh chiến đấu tổng thể. Ảnh: NYT
Theo tờ New York Times, kho dự trữ này cung cấp vũ khí và đạn dược cho Lầu Năm Góc sử dụng trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Mỹ cũng đã từng cho phép Israel tiếp cận kho vũ khí trong trường hợp khẩn cấp.
Cuộc xung đột Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao lớn về pháo khi mỗi bên dùng hàng nghìn quả đạn pháo mỗi ngày. Ukraine đã cạn đạn dược cho vũ khí thời Liên Xô và phần lớn đã chuyển sang bắn pháo, đạn do Mỹ cũng như các đồng minh phương Tây khác tài trợ.
Các nhà phân tích quân sự cho biết pháo là xương sống của hỏa lực chiến đấu trên bộ đối với cả Ukraine và Nga. Kết quả của cuộc chiến có thể phụ thuộc vào việc bên nào hết đạn pháo trước. Khi các kho dự trữ ở Mỹ đang cạn dần và các nhà sản xuất vũ khí Mỹ chưa thể theo kịp tốc độ ở Ukraine, Lầu Năm Góc đã chuyển sang hai nguồn cung cấp đạn pháo thay thế: một ở Hàn Quốc, một ở Israel.
Trước đây, chưa có thông tin nào về việc dùng đạn pháo ở hai nước này cho xung đột Ukraine. Việc vận chuyển hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ hai kho dự trữ trên để giúp Ukraine cho thấy hạn chế riêng của Mỹ và tính chất nhạy cảm ngoại giao của hai đồng minh quan trọng của Mỹ. Hàn Quốc và Israel đã công khai cam kết không gửi viện trợ quân sự sát thương cho Ukraine.
Israel đã liên tục từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine vì sợ làm tổn hại đến quan hệ với Nga và ban đầu bày tỏ lo ngại nếu Lầu Năm Góc rút vũ khí từ kho dự trữ trên lãnh thổ mình. Các quan chức Israel và Mỹ cho biết khoảng một nửa trong số 300.000 quả đạn dành cho Ukraine đã được chuyển đến châu Âu và cuối cùng sẽ được chuyển thông qua Ba Lan.
Một phân tích của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại cho rằng nếu Ukraine tiếp tục nhận được nguồn cung cấp đạn dược ổn định, đặc biệt là pháo, cũng như phụ tùng thay thế, thì họ sẽ có cơ hội tốt để giành lại nhiều lãnh thổ hơn.
Đạn bên trong một khẩu pháo tự hành gần Kreminna, Ukraine. Ảnh: NYT
Video đang HOT
Trang bị đủ đạn pháo cho quân đội Ukraine là một phần trong nỗ lực lớn hơn do Mỹ đứng đầu nhằm tăng sức mạnh chiến đấu tổng thể cho Ukraine.
Mỹ cho đến nay đã gửi hoặc cam kết gửi cho Ukraine hơn 1 triệu quả đạn 155 mm. Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết một phần đáng kể trong số đó đến từ các kho dự trữ ở Israel và Hàn Quốc. Các nước phương Tây khác như Đức, Canada, Estonia và Italy, đã gửi đạn pháo 155 mm tới Ukraine.
Quân đội Ukraine sử dụng khoảng 90.000 viên đạn pháo mỗi tháng, gấp khoảng hai lần so với tốc độ sản xuất của Mỹ và các nước châu Âu cộng lại. Phần còn lại phải đến từ các nguồn khác, gồm các kho dự trữ hiện có hoặc mua thương mại.
Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng họ phải đảm bảo rằng ngay cả khi họ vũ trang cho Ukraine thì các kho dự trữ của Mỹ không giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Theo hai quan chức cấp cao của Israel, Mỹ đã cam kết với Israel rằng họ sẽ bổ sung những gì đã lấy từ các kho trên lãnh thổ Israel và sẽ ngay lập tức vận chuyển đạn dược tới trong trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.
Năm ngoái, khi Lầu Năm Góc lần đầu tiên nêu ý tưởng rút vũ khí ra khỏi kho dự trữ ở Israel, các quan chức Israel đã bày tỏ lo ngại về phản ứng của Nga. Israel đã áp đặt lệnh cấm vận gần như hoàn toàn đối với việc bán vũ khí cho Ukraine, lo ngại rằng Nga có thể trả đũa.
Mối quan hệ của Israel với Nga đã được theo dõi chặt chẽ kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine vào tháng 2/2022. Các quan chức Ukraine đã chỉ trích chính phủ Israel vì chỉ hỗ trợ hạn chế.
Khi xung đột kéo dài, Lầu Năm Góc và Israel đã đạt được thỏa thuận chuyển khoảng 300.000 quả đạn pháo 155 mm.
Mong muốn chuyển số vũ khí này của Mỹ đã chính thức được đề cập trong một cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin và ông Benny Gantz, Bộ trưởng Quốc phòng Israel vào thời điểm đó. Thủ tướng Israel khi đó là Yair Lapid đã chấp thuận yêu cầu của Mỹ.
Các quan chức Israel khẳng định Israel không thay đổi chính sách không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine và thay vào đó chỉ là đang tán thành quyết định của Mỹ.
Kho dự trữ vũ khí và khí tài quân sự của Mỹ ở Israel có từ Chiến tranh Arab – Israel năm 1973. Khi đó, Mỹ vận chuyển vũ khí bằng máy bay để tiếp tế cho lực lượng Israel. Sau chiến tranh, Mỹ đã thành lập các kho ở Israel để có thể sử dụng trong khủng hoảng.
Israel được phép rút vũ khí của Mỹ khỏi kho dự trữ trong cuộc chiến với Hezbollah vào mùa hè năm 2006 và một lần nữa trong các chiến dịch chống Hamas ở Dải Gaza vào năm 2014.
Triều Tiên một lần nữa phủ nhận chuyển vũ khí cho Nga
Ngày 8/11, Triều Tiên cho biết họ chưa bao giờ có giao dịch buôn bán vũ khí với Nga và không có kế hoạch làm như vậy.
Một cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) năm 2016. Ảnh: KCNA
Theo hãng tin Reuters, thông tin trên do phương tiện truyền thông nhà nước của Triều Tiên đưa ra sau khi Mỹ cho rằng Triều Tiên dường như đang cung cấp cho Nga đạn pháo để phục vụ chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tuần trước, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói rằng Mỹ có thông tin cho thấy Triều Tiên đang bí mật cung cấp cho Nga một số lượng đáng kể đạn pháo.
Ông Kirby nói Triều Tiên đang tìm cách che giấu số vũ khí này bằng cách chuyển chúng qua các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi. Mỹ đang theo dõi để xem liệu các lô hàng có được phía Nga nhận hay không.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên gọi những cáo buộc này là tin đồn và cho biết Triều Tiên chưa bao giờ có giao dịch mua bán vũ khí với Nga. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lời quan chức này: "Chúng tôi coi những động thái như vậy của Mỹ là một phần nỗ lực thù địch nhằm làm hoen ố hình ảnh CHDCND Triều Tiên trên trường quốc tế bằng cách viện dẫn nghị quyết trừng phạt bất hợp pháp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm vào Triều Tiên".
Viện trợ vũ khí sẽ là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Nga và Triều Tiên.
Triều Tiên là một trong những quốc gia duy nhất công nhận nền độc lập của các khu vực Ukraine đòi độc lập và nước này đã bày tỏ ủng hộ Nga tuyên bố sáp nhập các khu vực của Ukraine.
Ông Victor Cha thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) nhận định Triều Tiên đang muốn thắt chặt quan hệ với Nga qua xung đột ở Ukraine. Ông Cha nói rằng các bình luận của ông Kirby cho thấy Mỹ sẽ theo dõi các lô vũ khí nhưng sẽ không can thiệp vì họ tin số vũ khí đó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cuộc xung đột.
Trước đó, theo Bloomberg, ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một đoàn tàu hỏa đã chạy Triều Tiên sang biên giới Nga ngày 4/11. Đó là hoạt động đi lại đầu tiên trên tuyến đường sắt này trong vài năm qua.
Triều Tiên đã yêu cầu đóng tuyến đường sắt này vào tháng 2/2020 để phòng ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan. Hai quốc gia vừa nhất trí khôi phục hoạt động đường sắt vào tháng 9 vừa qua.
Theo 38 North, không thể xác định mục đích của đoàn tàu này qua hình ảnh vệ tinh. Cách đây ít hôm, Mỹ đã cáo buộc Triều Tiên âm thầm gửi đạn pháo cho Nga, mặc dù trước đó Triều Tiên đã phủ nhận có kế hoạch như vậy. Hồi tháng 9, Triều Tiên khẳng định nước này không bán vũ khí cho Nga.
Trong tuần qua, Triều Tiên đã phóng số lượng tên lửa hàng ngày lớn nhất từ trước đến nay dưới thời Chủ tịch Kim Jong-un. Động thái thử vụ thử vũ khí hàng loạt này nhằm phản đối các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc.
KCNA ngày 7/11 đưa tin quân đội Triều Tiên đã chỉ trích đây là cuộc tập trận nguy hiểm và khiêu khích công khai. Quân đội Triều Tiên sẽ tiếp tục đáp trả bằng các biện pháp quân sự áp đảo và kiên quyết.
Ngày 4/11, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại về việc Hàn Quốc và Mỹ kéo dài thời gian cuộc tập trận không quân Vigilant Storm và tuyên bố sẽ đáp trả bất cứ nỗ lực nào nhằm xâm phạm chủ quyền, gây tổn hại tới lợi ích an ninh của nước này.
Israel bán nhiều vũ khí cho các nước Arab kể từ khi bình thường hóa quan hệ Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz ngày 7/7 nói rằng nước này đã bán số vũ khí và trang bị an ninh trị giá 3 tỉ USD cho các nước Arab sau khi thỏa thuận bình thường hoá quan hệ giữa hai bên được ký kết năm 2020. Tên lửa được phóng từ hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt ở...