Lẩu mắm – Dư vị dân dã của vùng quê miền Tây Nam Bộ
Lẩu mắm là đặc sản của vùng sông nước Cửu Long. VOH sẽ cùng bạn ngược dòng về các tỉnh miền Tây để khám phá món ăn hấp dẫn này.
Miền Tây Nam Bộ – Nơi nổi tiếng với những khu chợ nổi làng bè, nơi lênh đênh của một vùng sông nước, nơi hội tụ của nhiều tinh hoa và văn hóa ẩm thực. Và lẩu mắm – Thức ăn tưởng chừng bình dị này không biết tự bao giờ đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân.
Giới thiệu
Miền Tây nổi tiếng là vùng đất trù phú, cá tôm đầy đàn và quê hương của các loài mắm cá. Mắm chính là giá trị cốt lõi trong các món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ. Cũng từ đây, rất nhiều những món ăn đặc sắc đã được nâng tầm hương vị bởi sự tài tình, khéo léo của con người vùng sông nước.
Có nhiều nguồn tin cho rằng, lẩu mắm bắt nguồn từ Cần Thơ, nhưng một số khác lại khẳng định nó bắt nguồn từ vùng Châu Đốc – An Giang. Tuy nhiên, dù ở đâu chăng nữa, lẩu mắm cũng đã thực sự phổ biến, trở thành món ăn đặc trưng của miền sống nước. Lẩu không đơn thuần là món ăn, nó còn là giá trị tinh thần to lớn thể hiện những gam màu đa dạng trong đời sống đồng bào nơi đây.
Nguyên liệu nấu lẩu mắm miền Tây
Nước lẩu và rau đi kèm chính là cốt lõi của món ăn này. Các nguyên liệu tuy dễ kiếm nhưng phải thật tươi ngon để đảm bảo hương vị trọn vẹn nhất khi thưởng thức. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
Xương đùi heo tươi Tỏi băm, sả, ớtMón ăn kèm như thịt ba rọi, cá,..Các loại rau ăn kèm: Rau muống, bắp chuối, nấm rơm,bông điên điển, cải trời, bông súng, rau nhút,…
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu
Cách nấu lẩu mắm ngon chuẩn miền Tây
Video đang HOT
Các bước nấu lẩu mắm được tiến hành như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rau mua về phải nhặt và rửa sạch, cắt khúc vừa ăn và để ráo nướcXương rửa sạch, chặt thành khúc đem luộc sơ qua nước sôi để loại bỏ chất bẩn và mùi hôiMón ăn kèm như thịt, cá, tôm, mực,… phải làm sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn
Nguyên liệu mua về rửa và làm sạch
Bước 2: Hầm xương heo
Xương được hầm trong 30 phút với khoảng 2 lít nước. Sau đó bạn vớt bọt và lọc lấy nước hầm trong.
Hầm xương heo lấy nước dùng
Bước 3: Sơ chế phần mắm cá
Mắm cho vào nồi nước hầm xương, bật bếp liu riu nấu trong vòng 15 – 20 phút. Đợi đến khi nước có dấu hiệu sệt lại thì ngưng. Sau đó lọc lấy phần nước .
Bước 4: Nấu nước lẩu
Phi hành tỏi thơm màu đã ngả sang vàng, cho thịt ba rọi vào đảo đều tay.Khi thịt săn lại tiếp tục cho cà tím vào xào khoảng 5 phút thì ngưngSau đó, cho đồ xào và nước lẩu lên bếp nấu sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Bước 5: Thành phẩm
Cho nước lẩu đã nấu vào nồi rồi đặt lên bếp. Rau được xếp gọn gàng và đẹp mắt vào đĩa, bạn có thể cho thêm mực, tôm, ốc, cá đi kèm với bún tươi hay bún rối,…
Tùy theo khẩu vị của mỗi người, sẽ có những cách nêm nếm và bí quyết nấu lẩu khác nhau. Để lẩu mắm ngon hơn, bạn nên chọn các nguyên liệu đi kèm như cá, lươn, thịt mực, tôm,…tùy theo sở thích. Không gò bó như những món ăn khác, với lẩu mắm, bất cứ nguyên liệu nào cũng đều có thể ăn kèm. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nguyên liệu thịt, cá, tôm….phải thật tươi sống, các loại rau ăn kèm phải đa dạng như rau đắng, bông súng, bông điên điển, rau nhút,…phải thật tươi xanh.
Có thể nói, lẩu mắm là một món ăn đặc trưng nhất trong vô vàn món ngon của miền Tây sông nước. Nó vừa đậm đà lại mang chút xúc cảm, hương vị gần gũi, bình dị của con người chân phương, hiền hậu nơi đây.
Theo VOH
Bốn đặc sản nổi tiếng vùng đất mũi Cà Mau
Mảnh đất cực Nam của Tổ quốc là nơi hội ngộ của những đặc sản ngon và độc đáo.
1. Ba khía Rạch Gốc
Cửa biển Rạch Gốc thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau lừng danh với món ba khía. Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ khoảng 5 đến 7 ngày. Ba khía muối cho vừa ăn, bẻ càng ra rồi trộn chung với tỏi, ớt băm nhỏ. Sau đó, vắt thêm chanh vào tạo vị chua và tăng độ bùi.
Đặc biệt, mai của ba khía ăn cùng cơm nóng, trộn đều với gạch son rất ngon. Ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Vị mặn, ngọn, chua, cay hòa với mùi thơm của tỏi và thịt của ba khía chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách ghé thăm Cà Mau.
2. Cá lóc nướng trui
Ở Cà Mau có một món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều du khách ưa chuộng đó là món cá lóc nướng trui. Cá lóc khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi, rồi nướng bằng rơm khô.
Cá sau khi chín, được tách thịt và trải lên lá chuối, chấm kèm theo nước mắm tỏi ớt, muối ớt, hoặc các loại mắm nêm sẽ tạo nên hương vị thơm ngon, đặc biệt.
3. Dưa bồn bồn
Dưa bồn bồn cũng là một trong những đặc sản của vùng đất Mũi. Dưa bồn bồn được chế biến từ cây bồn bồn mọc hoang ở những vùng đất thấp, ngập mặn của tỉnh Cà Mau.
Bồn bồn sau đó được bóc vỏ, chừa lại phần củ hủ và thân non, ngâm nước cơm vo với ít muối, sau 1 tuần là ăn được. Dưa bồn bồn phải ăn cùng cá kho tộ hay thịt heo kho tàu thì mới tăng thêm độ chua, độ ngon. Ngoài ra, cây bồn bồn cũng chế biến được rất nhiều món ăn khác như gỏi bồn bồn tai lợn, bồn bồn xào sả ớt...
4. Lẩu mắm U Minh
Lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của vùng Đất Mũi. Nguyên liệu làm nên lẩu mắm là cá sặc bướm, một loại cá sinh sống tại vùng rừng ngập mặn U Minh. Cá sặc bướm sau khi làm sạch vảy, ruột sẽ được đem phơi và chế biến thành mắm.
Lẩu mắm muốn ngon phải dùng kèm với rau sống. Để dậy mùi, người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả bằm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu để nổi lẩu thơm và lôi cuốn hơn. Lẩu mắm vinh dự là 1 trong 50 món ăn đặc sản lừng danh do chương trình "hành trình tìm kiếm đặc sản Việt Nam lần thứ nhất năm 2012" bầu chọn.
Theo Internet
Những món miền Tây thử là ghiền ở Hà Nội Miếng bánh khọt giòn tan hay nồi lẩu nghi ngút tỏa ra vị mắm đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ cuốn hút đông đảo thực khách ở thủ đô. Bánh khọt Nguyên liệu đơn thuần gồm bột gạo và nhân tôm, thịt cùng cách chế biến cũng không quá cầu kỳ. Nhưng để bánh ngon phải chọn loại tôm sắt tươi, thịt...