Lẩu mắm
Lẩu mắm là món mang tính đặc trưng ẩm thực của miền Tây Nam bộ. Món ngon bởi nước lẩu được nấu từ mắm cá đậm vị, đậm chất với các loại tôm cá vùng sông nước, ăn ghém với các loại rau – hoa theo kiểu mùa nào thức nấy.
Miền Tây có hệ thống sông rạch chằng chịt nên có rất nhiều loài cá nhỏ sống, cứ đến mùa nước nổi thì cá từ đầu nguồn đổ về nhiều vô kể bao gồm các loại cá sặc, cá lòng tong, cá lia thia, cá linh…Cá sau khi đánh bắt được rửa sạch, cắt bỏ đầu rồi để ráo, ướp thêm chút gia vị. Nước làm lẩu được chế từ các loại mắm cá linh, cá sặt, cá lóc, nấu cùng nước dừa hay nước hầm xương lợn. Mắm cá sau khi lọc bỏ xương, nêm nếm theo bí quyết riêng để chế ra nồi nước dùng lẩu.
Nồi lẩu ngon phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn này. Nếu thiếu vị mắm, nồi lẩu cũng mất ngon hoặc mặn quá cũng làm mất đi hương vị. Mắm cá ngon nhất phải kể tới vùng Châu Đốc, An Giang.
Nồi lẩu tròn vị sẽ đủ vị mặn của nước mắm, vị ngọt của đường, cay nồng của ớt, hạt tiêu và vị ngọt của cá. Lẩu mắm thường ăn kèm với các loại rau đồng mọc hoang làm hương vị và sắc màu của món lẩu mắm cá thêm dân dã. Có nhiều loại rau như bông súng, bông điên điển, cù nèo, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, hẹ… Rau được rửa sạch, khi ăn chỉ cần nhúng qua nước lẩu hơi tái, sẽ cảm nhận vị giòn giòn, thấm đượm mùi mắm mà không mất đi vị tươi mát.
Video đang HOT
Ăn bánh giá Chợ Giồng nhớ công người gìn giữ
Sự đa dạng về vùng miền không chỉ tạo nên bức tranh đầy màu sắc trong phong tục tập quán mà còn ẩn hiện trong cả văn hoá ẩm thực.
Cứ mỗi vùng miền người ta lại bắt gặp những món ăn mang phong vị khác nhau. Với phần lớn diện tích là đồng bằng cùng sự bồi đắp của những dòng chảy lớn nhỏ, miền Tây có hẳn một kho nguyên liệu dân dã để chế biến những món ăn đặc trưng của xứ này. Một trong những đặc sản nhất định phải thử một lần khi đến miền Tây là bánh giá chợ Giồng.
"Một mai em gái theo chồng
Còn đâu bánh giá chợ Giồng mời anh"
Chẳng biết tự bao giờ cứ nhắc đến chợ Giồng là người ta nhất định phải rủ rê nhau ăn cho được bánh giá. Những người lớn bảo rằng cái nôi của bánh giá là ở Chợ Giồng- ngôi chợ lâu đời này thuộc huyện Gò Công Tây - Tiền Giang. Đến cả những người làm bánh lâu đời nhất cũng không biết rõ vì sao loại bánh này lại có tên gọi lạ lùng như vậy. Là bánh giá do trong nguyên liệu làm bánh có giá, hay là bánh vá - mà tiếng miền Tây đọc nghe thành giá - do bánh được đổ lên dụng cụ hình vá rồi đem chiên.
Bánh giá trong tiềm thức người dân miền Tây là những miếng bánh béo ngậy, mùi giá ngọt ngất, miếng gan thơm lừng, con tôm tươi chong...Đến cả mùi bột đánh đều tay đủ lửa cũng làm ta say cả lòng. Thế mới nói đừng nhầm lẫn giữa bánh công và món bánh này. Vốn dĩ để có được một mẻ bánh ngon người ta đã phải mất rất nhiều công cán và tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị đến lúc bày bánh ra bàn ăn.
Người con gái Gò Công một đêm trước khi đổ ra những chiếc giá ngon lành đã phải ngâm 3 phần gạo, 1 phần đậu nành rồi mới đem xay thành bột. Bí quyết thành công của vỏ bánh còn nằm ở việc bột được đánh càng lâu thì càng nở và càng xốp. Tuỳ theo giá thành và sở thích giờ đây người ta còn cho thêm trứng gà cho bánh thêm thơm ngon. Bột sau khi trộn vào đủ thứ nguyên liệu theo tỉ lệ vàng của người "cầm vá" được cho vào chảo dầu đang sôi. Lửa chiên bánh cũng phải canh cho liêu riêu và trở mặt bánh liên tục để không bị khét. Những chiếc bánh vàng ươm được vớt ra gác nằm trên những thanh ngang để thấm bớt dầu mỡ.
Công phu, nhọc nhằn là vậy thế nhưng giá mỗi chiếc bánh chẳng đáng là bao. Thầm nghĩ hẳn người làm bánh này là người yêu nghề lắm mới còn đủ sức ôm ấp trong mình những con tôm, những cọng giá, những vá bột mà sống qua ngày.
Nguyên liệu tạo nên bánh giá không phải loại chỉ có theo mùa nên loại bánh này hầu như có quanh năm. Ghé những buổi chợ ở Gò Công Tây hay những chuyến phà chuyên chở khách đều có thể bắt gặp những nia bánh cứ nhắc đến là thấy thương này.
Bánh giá được sử dụng như một món ăn chơi trong những dịp rôm rả bạn bè. Trên những bàn ăn, chiếc bánh thường được chia làm tư, dĩa rau sống kề bên thêm vài cọng bún. Chén nước mắm chua cay được thêm vài cọng củ cải đỏ ngâm chua. Người tinh tế, khéo tay thì cuốn bánh lại rồi chấm cùng nước mắm thưởng thức. Hoặc nếu vội vàng có thể hoà trộn mỗi thứ một ít rồi cừ chan nước mắm vào mà tận hưởng vị mộc mạc của ẩm thực xứ này.
Chiếc bánh giá ngon thật ngon phải dùng tôm đất, gói lá chuối mang về vẫn nóng hôi hổi. Nhưng do giá thành những nguyên liệu này dần ít đi thế nên người làm bánh giá không còn là "đi đâu cũng có thể bắt gặp" nữa. Tuy nhiên, sâu xa trong những ngày xưa, những ký ức của người già vẫn cứ thích kể và tấm tắc khen mãi một chiếc bánh mãi chưa biết gọi tên như thế nào cho đúng.
"Anh ơi về tới Gò Công
Nhớ mua bánh giá chợ Giồng tặng em"
Hi vọng thức bánh mà người ta xem như món quà tặng này sẽ còn được phát huy và giữ gìn như một nét văn hoá của Gò Công xưa.
3 món lẩu đặc trưng miền Tây ăn một lần nhớ mãi Ẩm thực miền Tây sông nước mang vị đậm đà, độc đáo riêng biệt nên được lòng thực khách mọi độ tuổi. Lẩu mắm Lẩu mắm là món mắm được nhiều người yêu thích vào ngày mưa, tiết trời se lạnh. Người miền Tây thường chuẩn bị món ăn này để tiếp đãi khách quý đến chơi nhà. Mắm cá sặc hoặc cá...