Lâu lắm rồi sân Thống Nhất mới sáng đèn từ Cúp TP.HCM
TP.HCM từng dẫn đầu bóng đá cả nước bắt đầu từ khi sân Thống Nhất sáng đèn tổ chức Cúp TP.HCM với tên ban đầu là Cúp LĐBĐ TP.HCM.
Nhân dịp Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) phối hợp với LĐBĐ TP.HCM (HFF) tổ chức Cúp tứ hùng TP.HCM, những người yêu bóng đá như sống lại thời hoàng kim của bóng đá TP.HCM.
Bắt đầu từ năm 1990 khi TP.HCM đi đầu với việc thành lập HFF và được UBND TP.HCM hỗ trợ hết mình với việc đồng ý cho phó chủ tịch UBND TP.HCM lúc bấy giờ là ông Ba Huấn tham gia vai trò chủ tịch LĐBĐ. Ngoài ra, HFF hồi đấy còn được đặc cách giao sân Thống Nhất quản lý và không chịu thuế trong thời gian đầu.
Người xem sẽ lại được chứng kiến derby TP.HCM – Sài Gòn FC .
Ảnh: QUANG THẮNG
Video đang HOT
Nói như Phó Chủ tịch HFF Nguyễn Tấn Minh khi ấy là “có gậy” rồi thì ắt phải “có cà rốt”. HFF lập tức kết nối AFC và hình thành những giải cúp mang tiếng vang lớn, đi đầu là Cúp LĐBĐ TP.HCM, sau này là Cúp TP.HCM, rồi phát triển ra Cúp Độc lập… Những giải đấu ban đầu là các CLB TP.HCM hồi đấy gồm Cảng Sài Gòn, Hải quan, Công an TP.HCM, sau quy tụ thành đội tuyển TP.HCM và khách mời là những tên tuổi sáng giá đến từ châu Âu, châu Á và cả đội tuyển Việt Nam.
Đó cũng là thời kỳ đỉnh cao của bóng đá TP.HCM với đội tuyển luôn có hơn nửa cầu thủ từ các CLB TP.HCM. Thậm chí có giải đội tuyển TP.HCM vào bán kết còn thắng cả đội tuyển Việt Nam…
Bẵng đi thời gian dài, bóng đá TP.HCM tuột dốc, vai trò của HFF cũng nhạt dần. Bóng đá TP.HCM có giai đoạn tuột xích khi các CLB truyền thống như Hải quan, Cảng Sài Gòn, Công an TP.HCM bị khai tử và có lúc sân Thống Nhất tắt đèn vì bóng đá TP.HCM mất tên trên bản đồ bóng đá chuyên nghiệp.
Khi CLB TP.HCM lên hạng, người hâm mộ nhen nhóm niềm tin và bán tín bán nghi với cách làm chuyên nghiệp bởi HFF giữ vai trò chính nhưng lúc “giao” đội thì HFF mất tự chủ.
Sau đó CLB Sài Gòn được Hà Nội 2 chuyển vào và đổi tên, người hâm mộ cũng khá dửng dưng cho đến khi doanh nghiệp ở TP.HCM mua lại của bầu Hiển và quyết làm một thứ bóng đá mang chất Sài Gòn.
Đến nay thì hai CLB của TP.HCM đã phần nào có chỗ đứng trong lòng người hâm mộ nhưng để thay thế những cái tên như Cảng Sài Gòn, Hải quan, Công an TP.HCM như ngày nào thì chưa.
Và Cúp tứ hùng TP.HCM mang tên Cúp HTV diễn ra từ những ngày cuối năm 2020 vắt sang năm mới 2021 giống như một điểm nhấn đánh dấu sự trở lại của bóng đá TP.HCM với sân chơi của người TP.HCM như ngày nào.
Đấy cũng được xem là giải tiền V-League 2021 giúp hai đội bóng TP.HCM và Sài Gòn được cọ xát trước khi bước vào giải V-League 2021.
Giải đấu quy tụ những đội bóng quen thuộc gồm hai CLB nhà TP.HCM và Sài Gòn cùng Hà Nội và tân binh V-League Bình Định.
Bốn đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm. Đội có tổng điểm cao nhất đoạt chức vô địch. Các chỉ số phụ khi có những đội đồng điểm sẽ tính trên hiệu số bàn thắng bại, tổng số bàn thắng, đối đầu trực tiếp, số thẻ phạt ít hơn…
Một điểm nhấn tích cực cho bóng đá TP.HCM và đó cũng là sự chờ đợi của người hâm mộ háo hức với sự phát triển và đứng đầu của bóng đá TP.HCM như những năm 1990.
Vòng 4 V.League: Derby nhạt màu
Điều thú vị là vòng 4 V.League 2020 sẽ được chứng kiến 2 trận derby. Theo đó, TP.HCM gặp đội bóng cùng thành phố Sài Gòn FC; còn xứ Quảng Đà có trận SHB.ĐN đối đầu Quảng Nam FC.
Thông thường khi nhắc đến derby sẽ được gắn rất nhiều cụm từ thể hiện sự kỵ giơ, không khoan nhượng và đặc biệt tính ăn thua, ganh đua được đẩy lên cao. Tuy nhiên, hiện tại dường như những tính chất quen thuộc của derby khó hiện hữu trong 2 cặp đấu nói trên.
Về cơ bản, TP.HCM và Sài Gòn FC đều là những đội bóng non trẻ và vì thế, tính ăn thua không thể sánh bằng trận derby giữa Cảng Sài Gòn và Hải Quan trong quá khứ. Hơn nữa, Sài Gòn FC và TP.HCM đang ở hai thái cực khác nhau khi Sài Gòn FC trong nhóm cuối, còn TP.HCM dẫn đầu BXH và được nhận định là ứng viên vô địch.
Trong khi đó, cặp đấu SHB.ĐN - Quảng Nam FC chính là cuộc đối đầu giữa những đội không có thứ hạng cao, thậm chí đại diện sông Hàn còn chưa biết đến mùi chiến thắng kể từ đầu giải. Chất lượng đội hình hai bên cũng không quá nổi bật. Mặt khác, tính bản sắc địa phương không đậm đặc nên họ khó lòng tạo nên trận derby đúng nghĩa. Vì những lý do đó nên sẽ rất khó tin chiều nay, sân Hòa Xuân được nêm chặt khán giả như vốn dĩ thường xuất hiện trong các trận derby.
HLV Mai Đức Chung nhận danh hiệu đặc biệt TP.HCM luôn là nơi ông Mai Đức Chung có rất nhiều kỷ niệm. Từ kỷ niệm ở trận cầu sum họp bóng đá hai miền Nam Bắc năm 1976 đến thành tựu cống hiến và bây giờ là danh hiệu Vinh danh Fair Play. 34 năm trước, trong trận cầu đầu tiên của hai miền Nam Bắc kể từ sau ngày thống nhất...