Lâu không sử dụng, ôtô gặp những vấn đề gì?
Những chiếc ôtô luôn cần được chăm sóc, kể cả khi không sử dụng trong thời gian dài để đạt được khả năng hoạt động tốt nhất.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát và Việt Nam thực hiện cách ly xã hội để tránh lây lan, các loại phương tiện đi lại cũng ít khi được sử dụng, điển hình như ôtô. Chắc hẳn, có nhiều người không khởi động chiếc xe của mình trong 2 tuần hoặc hơn, liệu điều này có hại gì đến máy móc và các bộ phận khác không?
Trên thực tế, do một số lý do nhất định, nếu chủ xe không động vào trong thời gian rất dài, ôtô có thể gặp phải vô số vấn đề nghiêm trọng như: Chết ắc quy, lốp bị xuống cấp, dầu đóng cặn, má phanh dính vào đĩa (do phanh tay),…
Khi lâu ngày không được sử dụng, các bộ phận trên ôtô sẽ mất dần đi tính chất ban đầu và hỏng hóc, đặc biệt là trang bị tiêu hao. Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, trong trường hợp này, chủ xe nên khởi động máy lên khoảng từ 15 đến 30 phút mỗi tuần một lần để đảm bảo hoạt động trên xe bình thường, dầu được bơm đều đến các chi tiết và ắc quy được sạc lại điện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu chỉ đề khoảng 2 tuần không sử dụng, anh cho biết máy móc và động cơ sẽ gần như không gặp vấn đề gì. Vấn đề chủ yếu có thể xảy ra nằm ở ắc quy khi xe có thể khó khởi động hơn hoặc phải mồi lại để khởi động, trong khi hệ thống điện lâu ngày không sử dụng cũng có thể vận hành kém hơn.
Ắc-quy ôtô lâu không được sạc có thể hết điện.
Trong khi đó, tại nhiều chỗ đỗ xe không tốt với ánh nắng chiếu trực tiếp nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định. Chủ xe nên chú ý che phủ bên ngoài để tránh tác động lên lớp sơn ngoại thất.
Ngoài ra, việc đỗ lâu dài ở một nơi không hợp lý cũng khiến chính chiếc ôtô trở thành một nơi trú ẩn quen thuộc với những loài côn trùng, chuột hay thậm chí rắn. Điều này có thể gây ra những hỏng hóc đáng tiếc cho máy móc hoặc khiến tài xế bất ngờ khi đang lái. Do đó, người dùng cũng cần kiểm tra kỹ bên trong khoang máy và dưới gầm để chắc chắn không bị rơi vào tính huống oái oăm.
Việc xử lý nội thất cũng rất quan trọng. Nếu lâu ngày không mở cửa, ôtô sẽ tích tụ dần hơi ẩm hiện rõ lên cửa kính; ngoài ra, nhiều chiếc xe còn xuất hiện những mùi khó chịu. Do đó, thỉnh thoảng, người dùng nên mở cửa xe để hơi ẩm bay bớt, đồng thời có thể để một số sản phẩm hút hơi ẩm, mùi hôi và tỏa mùi thơm dễ chịu.
Cuối cùng, trước khi sử dụng lại sau thời gian dài, hãy chắc chắn trong bình xăng còn đủ nhiên liệu, sau đó khởi động để máy nổ một lúc cho dầu bôi trơn tỏa đều tới các bộ phận và kiểm tra lại hoạt động của những thiết bị thiết yếu trên xe.
KỲ HUỆ
3 lưu ý quan trọng khi sử dụng ghế da ô tô
Thời hạn sử dụng, không dùng ghế đã cũ và dùng ghế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất là những lưu ý hàng đầu về sử dụng ghế da trên ô tô.
Những chiếc xe sang trên 10 năm tuổi đã được thay ghế da mới
Thời hạn sử dụng của ghế da trên ô tô
Ghế xe ô tô hầu hết có tuổi thọ kéo dài từ 5 đến 9 năm kể từ ngày xuất xưởng (không phải ngày mua). Hạn dùng thường được đúc ở ghế xe hoặc in trên vỏ ghế.
Theo cơ quan An toàn giao thông Mỹ (NHTSA) khuyến cáo chỉ nên dùng ghế xe trong 6 năm dù chúng vẫn còn trong hạn sử dụng. Tổ chức Safe Kids và Hiệp hội Sản xuất sản phẩm cho thanh thiếu niên (Juvenile Products Manufacturers Association) cũng đồng ý với đề nghị trên.
Không dùng ghế đã cũ
Ghế xe cũ có thể đã góp mặt trong một vụ tai nạn nào đó nên có thể thiếu hụt một số bộ phận quan trọng. Nhãn an toàn không được kèm theo hoặc ghế có thể nằm trong đợt thu hồi trước đây. Không nên mang theo những rủi ro trên ô tô nếu chỉ vì tiết kiệm tiền.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Đừng vứt bỏ nó đi, nếu không bạn sẽ hoàn toàn mù tịt cách vệ sinh hợp lý, cách tháo lắp và sử dụng đúng cùng nhiều khuyến nghị có ích.
Hoàng Anh
5 bộ phận dễ hỏng nhất trên ô tô Lốp xe, mâm xe, cần gạt mưa, bóng đèn,...là những bộ phận dễ bị hỏng nhất trên ô tô, người sử dụng nên chú ý đến thường xuyên hơn. Thông thường, sau khoảng 10.000km thì lốp xe cần được đảo một lần, đồng thời tiến hành kiểm tra và cân bằng động Lốp và mâm xe Những tình huống bất cẩn của lái...