Lau dọn bàn thờ ngày Rằm: Dùng nước lã là sai, đây mới là loại nước chuẩn nhất để tổ tiên “ưng lòng”
Bàn thờ không chỉ là nơi để chúng ta thờ cúng tổ tiên, mà còn là một trong những nơi giúp chúng ta thu hút thêm tài lộc và vận may. Vậy nên khi lau dọn bàn thờ phải dùng đúng loại nước này:
Dùng nước ấm hoặc r*ượu pha gừng, tỏi để lau bàn thờ
Điều đầu tiên cần làm trong việc bày trí bàn thờ là phải giữ cho nó luôn sạch sẽ. Trước khi dọn dẹp, chúng ta phải tắm thật sạch sẽ, chuẩn bị một đĩa trái cái và thắp hương thông báo cho ông bà tổ tiên biết rằng mình sắp lau dọn bàn thờ để tránh gặp những điều kém may mắn.
Đặc biệt khi lau bài vị hay tượng thờ phải dùng nước ấm chứ không được dùng nước lạnh, có thể dùng r*ượu hòa với của gừng hoặc tỏi được giã nhỏ để lau bàn thờ. Vì theo dân gian lưu truyền, tỏi và gừng có công dụng trừ tà hiệu quả, khi pha pha với r*ượu và dùng nó để lau bàn thờ sẽ giúp tẩy uế, đuổi sạch những điều xui xẻo của năm cũ và chào đón một năm mới đầy an khang, hạnh phúc. Bên cạnh đó, tỏi và gừng còn là những nguyên liệu tẩy vết bẩn hiệu quả nên khi dùng để lau bài vị hay tượng thờ sẽ giúp chúng trắng sạch như mới.
Bên cạnh đó, chúng ta phải chuẩn bị một chiếc bàn được phủ tấm vải đỏ để đặt bài vị lên đó, chờ sau khi hương cháy hết mới được bắt đầu công việc. Nếu trên bàn thờ có cả bài vị của các vị thần Phật và tổ tiên, phải lấy bài vị của thần Phật xuống trước và đặt ở phía cao hơn hoặc đặt ở hai nơi riêng biệt.
Khi lau bàn thờ phải nhớ lau bài vị trước rồi mới đến lư hương và đặc biệt không được bỏ cát vào lư hương để tránh bị hao tài. Khi đặt bài vị hay lư hương lên bàn thờ đều phải đặt của các vị thần Phật trước rồi mới đến tổ tiên.
Những kiêng kị khi lau dọn (bao sái) bàn thờ
Di chuyển bát chân hương tùy tiện
Người xưa quan niệm rằng nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển, nếu có di chuyển phải làm đúng theo hướng dẫn trên.
Tỉa và đổ chân hương sai cách
Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Việc này không hề đơn giản vì tỉa hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán.
Video đang HOT
Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.
Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên không đúng vị trí
Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa cần phải nhớ thật kĩ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.
Tốt hơn là với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ, nếu không thì nên hoá những đồ vật đó. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi chứ không nên vứt linh tinh, vừa phạm yếu tố tâm linh, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Tuyệt đối không được làm đổ vỡ đồ thờ vì đồ thờ cúng là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với các vị thần linh và tổ tiên đã khuất. Theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
Vị trí bên trái bàn thờ là vị trí quyết định tài vận và hòa khí gia đình, nếu bạn để nơi này bừa bộn hoặc để những vật không cần thiết ở đây thì đời sống vợ chồng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, làm lụng mãi vẫn không khá lên được.
Mộc/Khoevadep
Bát hương có 3 dấu hiệu này phải thay ngay, giữ lại mất lộc, đen đủi cả năm
Bát hương làm bằng đá là điều tối kỵ bởi chất liệu này chỉ phù hợp với miếu chùa, chứ không hợp với bàn thờ.
1. Dấu hiệu bất thường trên bát hương
Bát hương bị xê dịch
Bát hương thường được đặt chính giữa bàn thờ, tuyệt đối trong 1 năm không được xê dịch tùy tiện kẻo gia đình gặp tai họa, xui xẻo ập đến.
Bạn nên chú ý đến cuối năm thay bát hương phải dùng bàn tay sạch sẽ để thay. Chân hương sau khi dọn mang ra hồ, sông bỏ hoặc đốt hết.
Phải giữ lại số chân hương là số lẻ, điều này sẽ khiến gia đình an yên, tài lộc, sức khỏe, hạnh phúc quanh năm.
Bát hương bị đặt chông chênh
Như đã nói ở trên, bát hương là vật linh thiêng nên cần phải cố định, bạn không nên liều lĩnh đặt bát hương chông chênh lệch bên trái hay bên phải.
Bát hương làm bằng đá
Bát hương làm bằng đá là điều tối kỵ bởi chất liệu này chỉ phù hợp với miếu chùa, chứ không hợp với bàn thờ trong nhà. Nếu gia chủ cố tình sử dụng chất liệu này thì rất có thể tài lộc trong nhà sẽ bị mang hết đi.
2. Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ gia tiên?
Trên bàn thờ gia tiên thường sẽ bày ít nhất là hai bát hương trên bàn thờ, một thờ thần linh, một thờ gia tiên. Cũng có gia đình chỉ có 1 bát hương thì do là khi xây nhà họ mượn tuổi chưa đổi về gia chủ đúng trên giấy tờ, hoặc cũng có thể là gia đình quyết định thờ chung. Lại có nhà bày đến 4 bát hương thì là do họ tách ra, thờ riêng bát hương cho Tổ cô và bát hương ông Mãnh.
Theo quan niệm tín ngưỡng lâu đời, các gia đình sẽ thường bày bát hương ứng với số lẻ 3 - 7 - 12, và gặp nhiều nhất là ba bát hương, sẽ sắp xếp theo thứ tự là bát hương thờ tổ cô - ông mãnh đặt bên trái, thờ thổ công thần linh ở giữa, và thờ gia tiên bên phải là đầy đủ.
Cũng có nhiều gia đình đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ gia tiên, thờ đầy đủ tổ tiên, ông bà, cụ, kị, bố mẹ, bà cô, ông mãnh,... khiến cho bàn thờ bị quá tải, bày không đúng cách sẽ không tận dụng được sức mạnh từ tâm linh theo quan niệm, chưa kể cũng có nhà trong bát hương không ghi rõ trong cốt là thờ ai khiến tổ tiên, thần linh không có chỗ về để ngự, vô tình lại khiến gia đình phạm lỗi không đáng mắc phải.
3. Một số lưu ý khi thờ tự để tránh tán lộc
- Không đặt hoa giả, quả giả
Các chuyên gia khuyên không nên bày hoa quả giả lên ban thờ mà chỉ nên cúng hoa quả thật. Bàn thờ nếu đặt những vật giả vào sẽ không thông thoáng và thanh tịnh. Việc thờ cúng quan trọng ở cái tâm, cho nên dù ít dù nhiều cũng nên dùng đồ thật để bày biện.
Bạn cũng không được đặt hoa héo và hoa khô trên ban thờ vì như vậy sẽ khiến mọi người trong nhà gặp nhiều xui rủi, công việc bất lợi...
- Không nên mang cành vàng lá ngọc đặt lên bàn thờ
Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên ban thờ. Điều này là không nên. Ở chùa thường có các vong hồn lang thang đến ăn mày cửa Phật. Có thể vong nào đó sẽ bám vào những cành vàng lá ngọc đó để về nhà bạn. Nếu đã mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, công đức rồi thì sau đó nên hóa đi.
Hơn nữa cành vàng lá ngọc đó bạn không biết những người làm và đem bán có được đặt để ở những nơi sạch sẽ không hay lại vất linh tinh cả ở những nơi uế tạp, vì vậy không nên tùy tiện đặt chúng lên ban thờ, nơi thanh sạch nhất trong nhà.
Ngoài ra, ngày đầu năm nhiều người còn có thói quen hái lộc ở chùa mang về nhà. Điều này tuyệt đối là không được làm. Vì như giải thích ở trên, nhánh cây mà bạn coi là lộc mang về nhà ấy có thể có vong bám theo. Tương tự, các cây ở ngoài đường cũng không được tùy tiện hái mang về nhà, đặc biệt là những cây cành lá sum suê, cổ thụ.
- Không lưu giữ tiền, vàng giả từ năm này qua năm khác
Nhiều gia đình có thói quen bày tiền vàng lưu trên bàn thờ cả năm là không nên. Năm mới bước sang một công việc mới, những đồ trên bàn thờ cần đốt hóa để mọi thứ đều mới. Cần phải hóa số tiền vàng đó vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm giúp cho gia chủ có sự luân chuyển về tiền bạc dồi dào, năm sau nhiều hơn năm trước. Theo quan niệm dân gian, nếu để quên không hóa vào cuối năm, việc làm ăn của năm tới sẽ bị ngưng trệ, gặp nhiều khó khăn.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo
Theo Lê Lê (t/h)
Thoidaiplus.giadinh.net.vn
Vì sao bàn thờ Thần tài không được phép đặt trên cao mà phải đặt sát đất? Khác với bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông Táo đặt ở nơi cao, yên tĩnh nhất trong nhà, bàn thờ Thần tài phải đặt tiếp âm, tức là sát đất (nền nhà). Thần tài là vị thần mang lại tiền bạc, của cải cho mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán hay kinh doanh, đều có bàn thờ...