Lau dọn bàn thờ cuối năm phải tránh 3 điều đại kỵ này kẻo gia tiên trách phạt
Khi lau dọn bàn thờ gia chủ nhất định phải tránh 3 điều đại kỵ này.
Vào thời điểm trước Tết, mỗi gia đình thường tiến hành lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương nhằm bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên và các vị thần linh và mong ước một năm mới an khang thịnh vượng. Nhưng khi lau dọn ban thờ, các gia đình cần chú ý tránh những điều dưới đây:
Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ
Lau dọn bàn thờ với mỗi gia đình đều là việc làm rất quan trọng, mang yếu tố tâm linh, vì thế bất cứ một sai sót dù nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và vận may của gia chủ. Gia chủ cần lưu ý không phạm phải những điều sau khi lau dọn bàn thờ cuối năm.
1. Không làm đổ vỡ đồ thờ cúng
Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất, người Việt tin rằng nếu đồ thờ cúng bị đổ vỡ, điềm xấu sẽ xảy ra. Do đó khi lau dọn cần hết sức cẩn trọng và hết sức tỉ mỉ.
2. Tỉa và đổ chân hương sai cách
Các bạn nên nhớ, khi lấy chân hương, không được lấy ra hết mà phải để lại 3/5/7 hoặc 9 chân. Nhất là không được vứt chân hương bừa bãi, mà mang đi đốt thành tro rồi thả xuống sông, hồ. Ngoài ra, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.
3. Không di chuyển bát hương tùy tiện
Bát hương cần phải tránh di chuyển quá nhiều, bởi sự xê dịch bát hương được cho là sẽ mang đến những điều không tốt, thậm chí gây ra những điều xui xẻo.
Video đang HOT
Việc lau dọn bàn thờ không chỉ là nét đẹp trong văn hóa tâm linh mà còn thể hiện sự tôn kính của gia chủ với thần linh và tổ tiên. Do đó gia chủ hãy ghi nhớ những điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ, để nghi lễ này được thực hiện chu toàn và đầy đủ nhất.
Bao sái bát hương đúng cách
Với bát hương, nếu tro đầy thì gia chủ nên dùng thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ bớt ra ngoài. Tiếp sau đó lau bát hương bằng cách giữ cố định bát hương, lấy khăn ẩm nhúng r-ượu pha gừng đã giã nhỏ, hoặc nước thơm để lau cho sạch.
Cũng cần chú ý rằng, nếu quá trình lau bát hương nếu có xê dịch chút ít thì gia chủ không nên quá lo sợ, mà hãy cứ bình tĩnh làm. Nhưng gia chủ nên nhớ không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái ban thờ.
Số chân hương đã rút sẽ được mang đi hóa thành tro rồi vùi tro vào gốc cây – nên nhớ tuyệt đối không được vứt chân hương đã hóa vào thùng rác hoặc các nơi ô uế. Từ xưa ông cha thường khuyên mang tro thả trôi sông cho mát mẻ nhưng ngày này, nhà nào cũng thi nhau mang tro thả sông sẽ làm sông ô nhiễm.
Liên quan tới vấn đề này lý giải của chuyên gia Bùi Quang Minh, nếu được thì gia chủ nên vùi vào gốc cây chuối bởi đây là loài cây mang ý nghĩa “lá rụng về cội” rất cao đẹp.
(*) Bài viết mang tính tham khảo!
Theo Khỏe và đẹp
Người xưa có 8 đại kỵ khi dùng đũa, bạn có mắc phải?
Dùng đũa ăn cơm là việc mà chúng ta vẫn làm mỗi ngày. Tuy nhiên, dùng thế nào để không phạm đại kỵ thì chưa chắc nhiều người đã biết.
1. Đũa ngắn dài không đều
Người ta dùng câu "tam trường lưỡng đoạn" để ám chỉ cách xếp đũa ngắn dài trên bàn ăn không đều. Đây là điềm xấu, biểu hiện của sự xui xẻo, chết chóc.
Điều này ảnh hưởng từ quan niệm dân gian của Trung Quốc. Xếp đũa không đều có sự tương đồng với hình ảnh quan tài. Quan tài tạo thành bởi 2 tấm ván gỗ ngắn, hai bên cộng với đáy là thêm 3 tấm ván gỗ dài, 5 tấm ván gỗ dài ngắn này hợp lại tạo thành một cỗ quan tài, là đại diện cho chuyện không may xảy ra.
2. Gõ đũa vào bát
Dân gian quan niệm gõ đũa vào bát tạo ra âm thanh giống kẻ ăn xin. Bởi vì người xưa quan niệm, chỉ có kẻ ăn xin đầu đường xó chợ mới tạo ra những âm thanh như vậy để thu hút sự chú ý, xin người qua đường bố thí.
Việc làm này cũng được coi là thất lễ, xui xẻo.
3. Dùng đũa cắm vào bát cơm
Trong văn hóa của người Á Đông, dùng đũa cắm thẳng vào bát cơm là hành vi tối kỵ. Bởi hình ảnh này tương tự với việc cắm nhang vào bát hương để cúng người đã khuất.
4. Nối đũa
Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng đến việc gắp tro cốt của người đã chết sau khi hỏa táng. Do đó, đây cũng là việc làm nên tránh khi ăn cơm.
5. Đặt chéo đũa
Đặt chéo đũa trên bàn được coi là hành động mang hàm ý phản đối, chống đối người đối diện. Thời phong kiến, chỉ có kẻ phạm tội khi ký tên vào bản cung khai mới bị quan trên đánh dấu chéo.
Do đó, bạn nên chú ý đến chi tiết này khi dùng bữa, đặc biệt là với người nước ngoài.
6. Rơi đũa xuống đất
"Lạc địa kinh Thần" là cụm từ dùng để chỉ việc đánh rơi đũa xuống đất. Trong xã hội xưa, đây là một loại biểu hiện thất lễ nghiêm trọng. Cổ nhân cho rằng tổ tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy. Đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên dưới đất, đây là đại bất hiếu.
7. Dùng đũa ngược
Cầm đũa ngược là hành động không thuận mắt, làm "đảo lộn càn không". Việc này còn thể hiện rằng người cầm đũa không chu đáo, thiếu lễ nghĩa.
8. Ngón trỏ chỉ ra ngoài khi cầm đũa
Khi cầm đũa mà ngon trỏ chỉ ra ngoài giống như là đang không ngừng chỉ tay vào người khác. Hành động này mang ý tứ chỉ trích, mắng chửi người khác.
Ngoài ra, khi nói chuyện trong bữa ăn cũng không nên dùng đũa chỉ vào người khác. Bởi đây là hành vi không có lễ phép, bất kính.
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Khoe&dep
Bát hương có 3 dấu hiệu này phải thay ngay, giữ lại mất lộc, đen đủi cả năm Bát hương làm bằng đá là điều tối kỵ bởi chất liệu này chỉ phù hợp với miếu chùa, chứ không hợp với bàn thờ. 1. Dấu hiệu bất thường trên bát hương Bát hương bị xê dịch Bát hương thường được đặt chính giữa bàn thờ, tuyệt đối trong 1 năm không được xê dịch tùy tiện kẻo gia đình gặp tai...