Lâu đài gà vàng bạc tỉ thi công ì ạch, phát lộ nhiều sai phạm
Tòa lâu đài “khủng” với 6 con gà vàng thi công ì ạch, không có rào chắn gây bụi bẩn đến các hộ dân và đang phát lộ các sai phạm về xây dựng.
Lâu đài gà vàng trị giá bạc tỉ của đại gia
Thời gian gần đây, những người dân sinh sống quanh ngõ 61 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội đều ngạc nhiên trước sự xuất hiện của một tòa nhà được thiết kết như những lâu đài cổ ở nước ngoài.
Tòa nhà có diện tích khoảng 400m2, xây cao 5 tầng và một mái vòm có thiết kế cổ điển phía trên. Các mặt tường của tòa nhà đều được trang trí họa tiết hết sức công phu.
Điều đặc biệt của “tòa lâu đài” đó là chủ nhân của nó đã “chịu chơi” đến mức đúc tới 6 con gà vàng cỡ lớn đặt lên trên nóc. Một con gà trống vàng to nhất được đặt ở chính giữa đang trong tư thế cất tiếng gáy, 5 con gà vàng cỡ bé hơn được đặt vòng quanh.
Lâu đài gà vàng đang trong thời gian hoàn thiện
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo phản ánh của những người dân sinh sống xung quanh ngôi biệt thự đang hoàn tất xây dựng này, công trình không được chủ đầu tư rào chắn, bao lưới xung quanh gây bụi bặm, ảnh hưởng tới các hộ liền kề, vật liệu xây dựng đổ ngổn ngang lấn chiếm vỉa hè và lối đi chung. Tình trạng này đã kéo dài vì công trình này đã thi công nhiều năm nhưng chưa xong.
Đặc biệt, theo GPXD số 266 do UBND quận Cầu Giấy cấp ngày 23/05/2012 cho gia đình công trình lâu đài gà vàng được phép xây 5 tầng, 1 tum. Tổng diện tích sàn xây dựng 888,42 m2, chiều cao tầng 1: 3,6 m, tầng 2,3,4,5: 3,3 m, tầng tum: 2,7 m. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp.
Tuy nhiên, ngày 02/01/2013 UBND phường Nghĩa Đô đã lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng của gia đình ông Thanh và bà Quyên với lý do xây dựng sai phép với hiện trạng vượt 1 tầng, 60 m2 và cao 3m so với GPXD. Tiếp đến, ngày 03/01/2013 UBND phường đã ra quyết định đình chỉ thi công công trình.
Lâu đài gà vàng bị đình chỉ do xây dựng sai phép nhưng đến nay vẫn tồn tại và tiếp tục thi công xây dựng
Trong quyết định số 01/ QĐ-UBND ngày 3/01/2013 ghi rõ đình chỉ thi công xây dựng với công trình vi phạm tại tổ 25 phường Nghĩa Đô, yêu cầu các cơ quan liên quan phải dừng ngay việc cấp điện, cấp nước và cấm các phương tiện chở vật tư, vật liệu, người lao động vào thi công công trình vi phạm nếu quá thời hạn 3 ngày (kể cả ngày nghỉ) kể từ ngày ban hành quyết định này, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ bộ phận công trình, công trình vi phạm thì bị cưỡng chế phá dỡ.
Nhưng đến nay công trình vẫn ngang nhiên xây dựng, UBND phường Nghĩa Đô chưa có biện pháp xử lý. Ngoài ra, GPXD của công trình đã hết thời hạn nhưng chủ đầu tư không hề xin gia hạn mà vẫn tiếp tục cho xây dựng khiến nhiều người không hiểu vì sao một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ như vậy lại “lọt cửa” được cơ quan chức năng trong khi nhiều nhà dân ở phường Nghĩa Đô khi có vi phạm về trật tự xây dựng là bị xử lý ngay.
Theo Dân Trí
Phải tu dưỡng thường xuyên, liên tục, lâu dài
ĐBQH TP Hà Nội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Đinh Xuân Thảo cho rằng, những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người đi xa cho tới nay còn nguyên giá trị. Song, thực hiện cho được lời Bác dặn cần quá trình lâu dài, chứ không phải ngày một ngày hai.
Cán bộ phải lắng nghe ý kiến của dân để hoàn thiện bản thân
- Bác Hồ căn dặn "nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng", chúng ta đã thực hiện như thế nào?
- Từng ngành, từng lĩnh vực, mỗi cán bộ, đảng viên hay công dân đều tích cực thực hiện Di chúc của Bác. Về phê bình và tự phê bình, hàng năm, cán bộ, công chức, viên chức dưới cấp thứ trưởng đều có tự kiểm điểm, đánh giá, phân loại đảng viên. Riêng với cán bộ cấp thứ trưởng, bộ trưởng sẽ nhận xét hàng năm. Còn với bộ trưởng, Trung ương sẽ nhận xét. Tất nhiên, với tư cách là một đảng viên, bộ trưởng cũng phải tự nhận xét, kiểm điểm ở chi bộ nơi mình sinh hoạt. Những đánh giá đó chính là phê bình, tự phê bình theo lời dạy của Bác. Ngoài ra, tại các cuộc sinh hoạt thường kỳ, hàng tháng, mỗi đảng viên đều có thể phê bình, tự phê bình.
- Việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, HĐND cũng nhằm thực hiện lời Bác dặn "phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch"?
- Đúng như vậy. Theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn là một bước quan trọng. Với cán bộ cấp bộ trưởng trở lên, việc "chấm điểm" này thể hiện sự công bằng đối với chính khách cấp cao. Kết quả lấy phiếu cũng là lời nhắc nhở đối với cán bộ cấp cao để cải thiện mình tốt hơn.
- Nhấn mạnh yếu tố "đạo đức", Bác cũng căn dặn "Đảng phải xứng đáng là người lãnh đạo", song đây đó vẫn còn những đảng viên vi phạm, vì sao có thực tế đáng buồn này?
- Chúng ta thường băn khoăn số cán bộ, đảng viên tích cực, tiến bộ liệu có chiếm đa số? Số chậm tiến là bao nhiêu? Tình hình mỗi thời điểm một khác nhưng hiện nay, nhìn vào tình hình phát triển chung của đất nước, có thể thấy rằng chúng ta đã vượt qua được khó khăn và đang có nhiều đổi mới, phát triển. Để đạt được thành tựu như vậy rõ ràng phải xuất phát từ vai trò của cán bộ, đảng viên hay nói cách khác là số tốt, tích cực phải chiếm phần đông.
Đương nhiên, thế nào cũng có người nọ, người kia. Không thể có chuyện tất cả đều tốt. Đó là quy luật không tránh khỏi. Vì thế, Bác mới dặn, việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu phải thường xuyên, liên tục, lâu dài. Song, cán bộ có sai lầm, khuyết điểm cũng phải xem cụ thể từng trường hợp. Chỉ có người nào không làm gì mới không có khuyết điểm. Có người làm 10 việc, 8 việc tốt, xuất sắc nhưng có khi 2 việc kia lại mắc khuyết điểm. Cá nhân tôi cho như thế còn tốt hơn người không làm gì cả và không có khuyết điểm.
- Nhiều người cho rằng, mối quan hệ cấp trên - cấp dưới trong mỗi cơ quan, đơn vị ảnh hưởng không nhỏ tới phê bình và tự phê bình?
- Trách nhiệm cá nhân người đứng đầu rất quan trọng. Lãnh đạo phát hiện những cán bộ dưới quyền có khuyết điểm mà không phê bình là thiếu sót. Ở phía ngược lại, bản thân người lãnh đạo biết rõ nhất điểm mạnh, điểm yếu của mình mà không tự phê bình thì anh em ngại là phải. Lãnh đạo phải dám đánh giá "sát ván" cá nhân mình thì cán bộ cấp dưới mới có thể góp ý, phê bình anh ta nghiêm túc được. Còn lâu nay, thực tế, ít người dám phê bình cấp trên, dù là mang tính xây dựng. Chẳng thế mà có câu nói vui mỗi khi cấp dưới phê bình "sếp" là: "Thủ trưởng công tác rất tốt, chỉ có một nhược điểm là không chịu nghỉ ngơi, làm việc nhiều quá...".
- Phê bình, tự phê bình còn hình thức, có đảng viên từ khi được kết nạp tới lúc nghỉ hưu mấy chục năm đều "sản xuất" ra những bản tự kiểm điểm hàng năm giống hệt nhau?
- Có tình trạng như vậy. Ở đây nên phân ra 2 trường hợp. Thực tế có những người lúc nào cũng đều đều, không có thành tích nổi bật cũng như không có sai phạm. Anh ta chẳng làm gì nên không có gì để viết, cứ rập khuôn theo mẫu, năm nào kiểm điểm cũng giống năm nào. Song, có những người làm được rất nhiều việc song không muốn nêu thành tích của mình hoặc có nêu cũng không hết được. Kiểm điểm của những người này nhiều khi cũng ngắn gọn, chung chung thôi.
Hay về khuyết điểm, có người thẳng thắn nhìn nhận nhưng thực tế cũng có người cố lảng tránh hoặc đề cập không rõ ràng. Theo tôi, đánh giá khách quan nhất phải từ lòng dân. Người dân, cử tri bây giờ rất thẳng thắn, sẵn sàng góp ý, phê bình từ cán bộ cho tới lãnh đạo cao nhất. Tính phê bình đang ngày càng mạnh hơn. Việc tự phê bình vẫn còn hạn chế, phải từng bước khắc phục.
- Giải pháp nào để khắc phục tính hình thức trong phê bình, tự phê bình, thưa ông?
- Ngoài hình thức tự kiểm điểm hàng năm, cứ vài năm, nên có một đợt tự đánh giá nhìn nhận lại mình một cách sâu sắc, kỹ càng, từ vấn đề nhận thức tới thực tế công tác, thành tích hay khuyết điểm đều phải nêu rất kỹ. Nếu nhận xét theo quá trình như thế, những người cả mấy năm không làm được việc gì, không để lại dấu ấn gì chắc hẳn sẽ phải thấy xấu hổ với tập thể và buộc phải tìm cách vươn lên, sống có ích hơn. Đánh giá cán bộ, đảng viên phải thực chất, để mỗi người ngày mai tốt hơn hôm nay, tháng sau tốt hơn tháng trước, năm sau tiến bộ hơn năm trước...
Theo ANTD
Cơ ngơi bạc tỷ rộng 500m2 bị bỏ hoang ở Hà Nội Căn biệt thự 500m2 nằm trên khu "đất vàng" của quận Tây Hồ với trị giá hàng trăm tỉ bị bỏ hoang nhiều năm khiến nhiều người không khỏi xót xa. Từ lâu nay, trên mặt đường Lạc Long Quân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, một căn biệt thự rộng hàng trăm mét vuông bị bỏ hoang phế nhiều năm...