“Lâu đài đất nung”, kiệt tác sáng tạo của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
Thổ lâu ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) với phong cách kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời đã được công nhận là di sản thế giới.
Những tòa lâu đài bằng đất đồ sộ này còn được gọi bằng cái tên khác là Thổ lâu Phúc Kiến. Đây là nhà ở xây bằng đất nện của người Khách Gia và các dân tộc khác tại vùng núi phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Thổ lâu Phúc Kiến là một kiến trúc khép kín với hình dạng chủ yếu là hình tròn, vuông, elip; có thể cao từ 4 đến 5 tầng lầu và được xây dựng bằng cách nén đất với hỗn hợp đá cuội, gỗ, tre nứa… Tường của thổ lâu có thể dày trên dưới 2m, các cửa sổ được làm bằng gỗ với lớp ngoài được gia cố bằng sắt.
Những tòa thổ lâu như những tòa pháo đài bất khả xâm phạm, được xây dựng với mục đích chính là bảo vệ người dân khỏi sự tấn công của thổ phỉ hay thú rừng. Chính vì thế, thổ lâu chỉ có một cửa chính (cổng) ra vào và không có cửa sổ ở tầng trệt. Một khi cổng chính đóng lại thì nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Một thổ lâu thường có từ 3 – 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói. Bên trong thổ lâu được chia làm nhiều phòng, phòng chứa thực phẩm, ngăn chứa vũ khí, phòng khách, phòng thờ… Ngoài ra, tầng trên cùng thổ lâu còn có gác nhỏ để quan sát, thiết kế những lỗ châu mai để có thể bắn súng từ trong ra.
Một thổ lâu lớn có thể chứa tới 800 người hay là nơi sinh hoạt cho 80 gia đình. Ở giữa thổ lâu thường là một sân trời có giếng nước – đây là chỗ thờ cúng tổ tiên và tổ chức các hoạt động cộng đồng như hiếu, hỉ.
Các gia đình ở trong cùng một thổ lâu thường ít có sự phân biệt về mặt địa vị xã hội hay của cải, tất cả các căn hộ trong thổ lâu được xây dựng giống nhau. Tài sản chung như giếng nước, cây trái trong thổ lâu cũng thường được coi là tài sản chung chứ không thuộc về một gia đình nhất định nào.
Video đang HOT
Hiện nay có hơn 20.000 thổ lâu nằm rải rác ở khu vực miền núi phía Đông Nam của tỉnh Phúc Kiến. 10 trong số đó có tuổi thọ hơn 600 năm tuổi. Đây được coi là “hóa thạch sống” của kiến trúc xây dựng cổ ở Trung Quốc.
Quần thể thổ lâu ở Phúc Kiến đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào tháng 7/2008 và thông qua tên gọi chung cho các kiến trúc thổ lâu là “Thổ lâu Phúc Kiến.
Khám phá vẻ đẹp cổ kính của 5 thư viện tráng lệ nhất thế giới
Không chỉ là nơi lưu giữ kho tàng tri thức nhân loại, 5 thư viện lâu đời nhất thế giới dưới đây còn là những kiệt tác kiến trúc cổ điển, tráng lệ.
Ảnh: shutterstock.
Được xây dựng từ năm 1776, Thư viện Admont Abbey là một trong những tu viện lâu đời nhất còn tồn tại ở Áo. Đây là thư viện tôn giáo lớn nhất thế giới với tổng chiều dài 70m, rộng 14m, cao 13m và có sức chứa hơn 200.000 cuốn sách. Đại sảnh ấn tượng của nơi đây được kiến trúc sư Joseph Hueber lấy cảm hứng từ phong cách Baroque đặc trưng của thế kỷ 17.
Ảnh: Jorge Royan.
Trần thư viện gồm bảy mái vòm, được trang trí bởi những bức bích họa đại diện những giai đoạn hiểu biết của nhân loại của họa sĩ người Áo Bartolomeo Altomonte: bắt đầu với suy nghĩ và lời nói, sáng tạo khoa học và nghệ thuật, cuối cùng là chạm đến được sách Khải huyền ở mái vòm trung tâm. Những bức tường được sơn hai màu vàng - trắng với 48 cửa sổ để căn phòng luôn tràn ngập ánh sáng.
Ảnh: wheretogoto.
Ngụ tại tầng hai của Cung điện Mafra (Bồ Đào Nha) - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận là t hư viện Mafra - tác phẩm của kiến trúc sư Manuel Caetano de Sousa. Được xây dựng vào năm 1771, đây là nơi lưu giữ hơn 36.000 cuốn sách bìa da quý giá từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19.
Thư viện chứa hơn 36.000 tập sách bìa da có từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19. Để bảo quản kho tàng tri thức này, ban quản lý thư viện đã sử dụng dơi để săn côn trùng ăn sách. Tuy nhiên những "nhân viên cần mẫn" này sẽ ngủ trong chuồng vào ban ngày và chỉ hoạt động về đêm mà thôi!
Ảnh: wheretogoto.
Bên cạnh khối lượng sách cổ khổng lồ, thư viện Mafra còn thu hút du khách bởi kiến trúc tráng lệ: sàn nhà phủ gạch hình hoa hồng và đá cẩm thạch trắng; những giá sách hai tầng bằng gỗ theo phong cách Rococo - một trào lưu nghệ thuật tại Pháp thế kỷ 18 với đặc trưng là sự thanh tao, nhã nhặn nhưng không kém phần quyến rũ.
Ảnh: Quartz.
Nằm trong nhà thờ Girolamini, thư viện Girolamini là thư viện cổ kính nhất ở Naples, Ý. Nơi đây lưu giữ khoảng gần 160.000 đầu sách, chủ yếu là các văn bản cổ về triết học, thần học, lịch sử và âm nhạc, trong đó có khoảng 6.500 tác phẩm âm nhạc từ thế kỷ 16 đến 19.
Ảnh: Peppe Guida.
Thư viện Girolamini cũng là nơi diễn ra vụ trộm sách lớn nhất nhiều thế kỷ qua. Vào tháng 4 năm 2012, khoảng 1.500 cuốn sách đã bị đánh cắp khỏi thư viện, khiến nơi đây phải đóng cửa trong vài tháng để phục vụ quá trình điều tra. Một năm sau, cảnh sát đã tìm được thủ phạm và hoàn trả khoảng 80% số sách bị mất cho thư viện. Hiện tại, thư viện Girolamini đã mở cửa đón du khách trở lại.
Ảnh: AFP.
Ứng viên thứ tư trong danh sách thư viện đẹp nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn, Thư viện Royal Portuguese Cabinet of Reading, tọa lạc tại trung tâm thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Thư viện được thành lập bởi một nhóm gồm 43 người Bồ Đào Nha nhập cư vào Brazil để quảng bá văn hóa quê hương tới người dân bản xứ. Kiến trúc thư viện được lấy cảm hứng từ phong cách Hậu Gothic, điểm tô bằng những bức tượng bằng các chất liệu quý như bạc, ngà voi, cẩm thạch...
Ảnh: AFP.
Nội thất bên trong thư viện đều được làm bằng gỗ. Đặc biệt, trên trần của phòng đọc sách có một chiếc đèn chùm lớn và một giếng trời để đón ánh sáng tự nhiên. Nhiều du khách đã ví Royal Poturguese Cabinet of Reading như "phiên bản hiện thực" của thư viện trong loạt phim Harry Potter bởi vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ và nhuốm màu kỳ ảo của nơi đây.
Ảnh: Peter Fischer Freiraum-Fotografie.
Thư viện Abbey của Saint Gall là thư viện lâu đời nhất ở Thụy Sĩ, được thành lập vào thế kỷ 7. Đúng như dòng chữ Hy Lạp khắc trên lối vào thư viện - "Nơi linh thiêng dành cho tâm hồn", đây là nơi lưu giữ gần 160.000 quyển sách cổ, trong đó có hơn 1.650 cuốn incunabula (sách được in trước năm 1501) và 2.100 bản viết tay có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 15.
Vẻ đẹp lộng lẫy của thư viện Saint Gall được tạo nên từ phong cách kiến trúc Baroque cổ điển kết hợp với nội thất mang màu sắc Rococo ấn tượng. Bao bọc căn phòng là những tủ sách làm bằng gỗ, được chạm khắc tinh xảo và điểm xuyết bằng các bức bích họa tráng lệ trên trần.
Giá trị du lịch của lễ hội Du lịch đã trở thành một phần của cuộc sống và trở thành ngành công nghiệp quan trọng trong cơ cấu kinh tế toàn cầu. Trong bài viết này, xin đề cập những thông tin khảo cứu thú vị về sự hình thành của ngành công nghiệp du lịch và những giá trị của du lịch lễ hội - loại hình được ưa...