Lẩu bần chua đặc sản Cần Thơ thơm ngon mang hơi thở ‘hương đồng gió nội’
Quả bần có vị chát chát chua chua, được tận dụng để giúp đem lại vị nước lẩu có vị chua thanh – một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Cần Thơ.
“Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về”. Chỉ một câu ca dao đã bao hàm ý nghĩa trọn vẹn về một vùng sông nước trù phú, màu mỡ với biết bao món ngon vật lạ. Trong vô vàn những món đặc sản, lẩu bần chua khiến khách phương xa nhớ mãi về mùi vị đậm chất hương đồng gió nội.
Lẩu bần chua (Ảnh minh họa)
Đúng như tên gọi, món lẩu này có nguyên liệu chính là trái bần – một loại trái phổ biến của vùng sông nước miền Tây.
Bần mọc hoang hoặc được trồng ở rừng ngập mặn ven biển, nhưng khi được chế biến thì lại trở thành món ăn được đặt trên những bàn tiệc của những nhà hàng sang trọng.
Trái bần – nguyên liệu chính làm nên hương vị thơm ngon của nồi lẩu. (Ảnh minh họa)
Nồi lẩu ngon phải dùng bần chín, bởi bần sống sẽ làm cho nồi lẩu có vị chát. Ngoài bần, nước lẩu còn được ninh từ cá tươi để có vị ngọt thơm đặc trưng, có thêm xương heo được nêm nếm vừa ăn với một chút nước cốt me chua, sau đó cho thêm ít rau thơm cắt nhuyễn và ớt lát để thêm vị cay cho lẩu.
Nước lẩu được ninh từ cá tươi, xương heo, me và không thể thiếu trái bần. (Ảnh minh họa)
Tùy theo mùa mà các loại nguyên liệu ăn lẩu thay đổi rất đa dạng, gồm các loại cá da trơn như cá tra, cá ba sa, cá ngát hoặc cá điêu hồng… sang hơn khách có thể thưởng thức món lẩu bần nấu ba ba, cua đinh.
Sự hấp dẫn của lẩu bần nằm ở vị chua rất thanh và dịu. Tinh tế một chút khi thưởng thức lẩu bần, người ăn còn cảm nhận ra mùi thơm dịu nhẹ của hương bần. Ngoài ra, vị béo của cá, vị ngọt của các loại rau sống ăn kèm càng khiến thực khách lưu luyến, muốn thưởng thức mãi không thôi.
Video đang HOT
Lẩu bần có thể ăn kèm với nhiều loại cá và rau sống. (Ảnh minh họa)
Mùa nước nổi là thời gian hợp lý nhất để thưởng thức trọn vẹn hương vị dân dã của nồi lẩu bần. Khi ấy, các loại bông súng, bông điên điển, so đũa nhúng ngập trong nước lèo chua, mặn hài hòa mới thấy thêm yêu miền sông nước miệt vườn.
Cách làm vịt nấu chao đơn giản & thơm ngon nhất
Vịt nấu chao là một món ăn ngon đặc sản cần thơ và nổi tiếng ở các tỉnh miền tây nam bộ,theo thời gian món vịt nấu chao được rất nhiều người chế biến thưởng thức và yêu thích,với hương vị thịt vịt ăn mềm ngọt, khoai môn dẻo, bùi bùi và đặc biệt là nước chao béo thơm chắc hẳn sẽ làm bạn mê mẩn.
thịt vịt là một món ăn ưa thích của rất nhiều người,chắc hẳn bạn đã quen thuộc với rất nhiều món ăn chế biến từ thịt vịt như ; vịt quay,vịt nướng,vịt nấu măng,vịt om sấu,vịt xào xả ớt...,và hôm nay mình sẽ giới thiệu cho bạn cách làm vịt nấu chao thơm ngon bổ dưỡng để bạn thêm vào thực đơn những món vịt cho cả gia đình thưởng thức nhé.
Với món vịt nấu chao này, cách chế biến làm sao thịt vịt khi ăn không có mùi hôi và cách khử hôi vịt nhanh là công đoạn hoàn thành xuất sắc nhất đối với món ăn này.
nguyên liệu làm món vịt nấu chao
1 kg vịt1 lọ chao nhỏ 160 gr
500 gram khoai môn
Tỏi, hành tím, ớt tươi.2 muỗng canh đường.1 muỗng canh nước mắm.1 lít nước dừa
2 cây sả
2 muỗng canh dầu điều
Gia vị nấu: Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn
Đồ ăn kèm: Rau muống,mùng tơi,rau cải (rau sống tùy thích), bún tươi
bước 1 sơ chế nguyên liệu
. Vịt đem rửa qua với nước cho sạch rồi chặt miếng vừa ăn, sau đó bạn lấy một củ Gừng gọt vỏ và rửa sạch rồi giã nhuyễn, trộn với rượu trắng chà hỗn hợp gừng hoặc chanh cùng với rượu lên thịt vịt để khử mùi hôi rồi để tầm 20 phút rồi rửa lại nước cho sạch, cho ra rổ cho ráo nước.
- Khoai môn cạo vỏ, xắt miếng vừa rồi cho ngâm nước muối 20 phút vớt ra rửa lại nước cho sạch nhựa, ăn không bị ngứa.
- Gừng gạo vỏ đập dập
- Tỏi, hành tím bóc vỏ đập dập băm nhỏ để riêng. Ớt bỏ hạt băm nhỏ
bước 2 ướp vịt
- Bạn cho thịt vịt vào một tô lớn.đổ 160gram chao vào tô vịt. Tiếp đó cho thêm 2 thìa cà phê đường,1 thìa canh dầu điều 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, một nửa hành tỏi băm sau đó trộn đều lên. Ướp thịt vịt trong 30 phút để thịt thấm gia vị.
Lưu ý: Chao đã có vị mặn và cay, khi tẩm ướp nên cho gia vị vừa phải tránh mặn quá không ăn được.
Bước 3: Chiên khoai môn
Trong lúc chờ thịt vịt ngấm gia vị, ta chiên khoai môn trước để tạo độ mềm dẻo thơm khi nấu Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa canh dầu ăn vào đun nóng sau đó cho khoai môn vào chiên hơi vàng các mặt sau đó gắp ra để riêng. Không cần chiên chín kỹ vì nấu sẽ bị nát.
Cách làm vịt nấu chao ngon nhất
- Bạn Bắc chảo lên bếp đổ chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho hành,tỏi vào phi thơm,sau đó đổ hết thịt vịt đã ướp vào rồi đảo đều, xào cho đến khi vịt có mùi thơm và thịt săn lại. Bước này sẽ giúp cho vịt thơm và ngấm gia vị hơn.
Thịt vịt đã săn lại,Bạn cho 1 lít nước dừa vào cho ngập thịt và đổ khoảng 600ml nước lọc vào cùng nấu lửa lớn cho đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa Nấu khoảng 10 phút thì cho khoai môn đã chiên vào đảo đều. Tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
Cách làm nước chấm vịt nấu chao
Trong lúc chờ đợi vịt chín mềm, bạn bắt đầu làm nước chấm chao. Vịt nấu chao mà không có nước chấm coi như giảm độ ngon đi một nửa
Pha hỗn hợp gồm: Cho 2 miếng chao đỏ vào bát con lấy thìa dầm nhuyễn, cho thêm 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa con nước cốt chanh, 3 thìa con nước lọc, gừng, tỏi, ớt băm cho vào rồi dùng đũa khuấy đều cho tan hết gia vị, nêm nếm vừa miệng.
Hoàn thành và thưởng thức
món vịt nấu chao Thịt vịt mềm và thấm vị, nước lèo thơm nồng mùi chao béo ngậy rất ngon. Cho một ít bún tươi vào bát rồi cho rau, nước dùng chao vào trộn đều và thưởng thức.
Phở cá Cần Thơ - Món ăn quen mà lạ Khi nhắc đến phở chắc ai cũng biết đó là món ăn vang danh đất Hà Thành. Sao lại có cả phở cá, có vẻ khá lạ lẫm đối với rất nhiều thực khách. Phở cá Cần Thơ - Món ăn quen mà lạ. Ảnh sưu tầm Đến với Cần Thơ, bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc sản của...