Lật xe thảm khốc Philippines làm ít nhất 11 người tử vong
Một vụ tai nạn lật xe thảm khốc vừa xảy ra ngày 13/1 tại khu vực miền Nam Philippines, cướp đi sinh mạng của ít nhất 11 người bao gồm cả trẻ em.
Hiện trường vụ tai nạn lật xe tại Balingasag, trên đảo Mindanao, Philippines. Ảnh (do Sở cảnh sát Balingasag công bố ngày 13/1/2022): AFP/TTXVN
Theo cảnh sát địa phương, ngày 12/1, chiếc xe tải nhỏ chở nhóm khách có cả trẻ em đến một địa điểm nghỉ dưỡng ven biển trên đảo Mindanao để dự buổi tiệc mừng Giáng sinh vốn bị trì hoãn trước đó. Tai nạn xảy ra khi xe bị lật do phanh hỏng khiến tài xế mất lái lúc xuống một con dốc.
Ông Teodoro De Oro, cảnh sát trưởng của thành phố Balingasag cho biết thời điểm xảy ra tai nạn xe chở khoảng 50 người, phần lớn trong số họ bị văng ra ngoài khi xe gặp nạn. Chiếc xe sau đó bị lật ngược trên một đống đá.
Video đang HOT
Theo cảnh sát, 11 người đã thiệt mạng bao gồm một trẻ nhỏ mới 3 tuổi. Cảnh sát đang tiến hành nhận dạng 3 người thiệt mạng khác. Tài xế và nhiều hành khách bị thương trong đó có hàng chục trẻ em.
Sau khi được hỗ trợ điều trị y tế, tài xế đã tìm cách chạy trốn nhưng sau đó bị bắt giữ và có thể sẽ bị truy tố. Chiếc xe xấu số nằm trong một đoàn gồm 3 xe, nhưng 2 xe còn lại may mắn không gặp nạn.
Tai nạn giao thông thường xảy ra ở Philippines chủ yếu do các lái xe không tuân thủ quy định trong khi các phương tiên ít được bảo dưỡng và chăm sóc. Năm 2019, một vụ tai nạn thảm khốc khác xảy ra ở miền núi phía Bắc Philippines đã khiến 19 nông dân thiệt mạng. Xe tải chở những người nông dân và nhiều bao tải lúa đã lao xuống một khe núi sâu.
Trường đào tạo bay gấp rút cho 'ra lò' phi công
Với nhu cầu đi lại được kỳ vọng tăng lên, trường hàng không ở Philippines đang đẩy mạnh đào tạo để giải quyết vấn đề thiếu phi công.
Các hạn chế đi lại được áp dụng để chống Covid-19 đã gây ra gián đoạn lớn cho lĩnh vực hàng không: máy bay phải dừng hoạt động trên toàn thế giới, nhiều phi công không còn bay nữa, bị cho thôi việc, sa thải hoặc buộc phải tìm việc ở nơi khác.
"Điều quan trọng với chúng tôi là chuẩn bị cho bản thân và đi trước xu hướng", Lev Albarece, trưởng bộ phận đào tạo của Alpha Aviation Group, một trường đào tạo phi công có trung tâm ở Philippines, Anh và Trung Đông, cho biết. "Chúng tôi phải đi trước đón đầu và sẵn sàng cho đợt tuyển dụng tiếp theo".
Casey Abadilla điều khiển chuyến bay mô phỏng cùng người hướng dẫn ở trung tâm đào tạo bay của Alpha Aviation Group tại tỉnh Pampanga, Philippines, hôm 3/11. Ảnh: Reuters
Việc mở rộng tiêm chủng và nới lỏng các hạn chế ở nhiều quốc gia đã khiến nhu cầu chuyến bay trên toàn cầu tăng lên và các hãng hàng không đua nhau khởi động lại đường bay sau một thời gian dài gián đoạn.
Các chuyến bay ở Philippines đã giảm đáng kể khi bắt đầu đại dịch. Hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nước này sẽ sớm mở cửa trở lại cho du khách nước ngoài hoặc khách doanh nhân.
Chỉ có 100 sinh viên ghi danh trong năm nay tại cơ sở đào tạo địa phương của Alpha, bằng một phần ba trước đại dịch. Chi phí đắt đỏ và việc làm không chắc chắn đang ngăn cản các phi công tiềm năng.
Nhưng tại trường học của Alpha ở tỉnh Pampanga, phía tây bắc Manila, các thiết bị mô phỏng chuyến bay Airbus hoạt động cả ngày để giúp học viên sẵn sàng cho các tình huống trong thế giới thực.
"Mọi thứ đều không chắc chắn. Đối với tôi, thực sự không có thời điểm hoàn hảo để làm mọi thứ", Casey Abadilla, sinh viên 22 tuổi, cho biết. "Đôi khi bạn chỉ cần có một bước nhảy vọt về niềm tin với lòng can đảm, sự chăm chỉ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất".
Thảm họa khí hậu có thể ngăn châu Á trỗi dậy Các nước châu Á vươn lên mạnh mẽ đầu thế kỷ 21, nhưng đà trỗi dậy có thể bị chặn đứng vì hàng loạt thiên tai do biến đổi khí hậu. Sau giai đoạn châu Âu cường thịnh vào thế kỷ 19 và Mỹ vườn tầm ảnh hưởng toàn cầu trong thế kỷ 20, sự trỗi dậy của châu Á trong thế kỷ...