Lật tẩy vị khách du lịch Trung Quốc lừa bán vàng giả
Sau một lần bị người khách Trung Quốc bị lừa khi xác định vàng giả thành vàng thật, một ông chủ tiệm vàng đã căm tức quyết vạch trần trò lừa đảo bán vàng giả này. Cuối cùng mối “hận” đến ngày trả, ông chủ hiệu vàng đã tóm một “vị” khách du lịch Trung Quốc khi đang lừa bán vàng giả
Mối “hận” được trả
Cuối năm 2012, bà Dương Thị Thu Nguyệt (62 tuổi, chủ tiệm vàng Kim Nguyệt ở đường Duy Tân, phường Nguyễn Nghiêm) được “đón” một vị khách người Trung Quốc đến hỏi bán vàng. Cẩn thận khi mua bán với người nước ngoài, bà Nguyệt đem nhẫn màu vàng trên qua tiệm vàng Hoa Kim Phượng (ở số 58, đường Duy Tân, phường Nguyễn Nghiêm) nhờ anh Nguyễn Hữu Phượng (43 tuổi, chủ tiệm) thử vàng thật hay giả. Sau đó, anh Phượng sử dụng hoá chất, máy tính điện tử để thử, cả 2 lần thử đều cho biết vàng thật. Bà Dương Thị Thu Nguyệt cho biết “Nghĩ chắc chắn vàng thật, tôi đồng ý mua nhẫn vàng của người khách Trung Quốc trên. Khoảng 2 ngày sau, tên đem nhẫn vàng trên ra nấu thì phát hiện nhẫn chỉ là một cục sắt”.
Biết chuyện, anh Phượng áy náy vì đã thử vàng nhưng không nhận ra đó là vàng giả. Căm uất, anh Phượng thông báo cho nhiều hiệu vàng ở gần đó biết thủ đoạn vàng giả trên, đồng thời anh Phượng lên kế hoạch “tóm” người Trung Quốc lừa bán vàng giả.
Đối tượng Li Chuan Liang cùng chiếc nhẫn vàng giả tại cơ quan công an
Video đang HOT
Trưa ngày 19-3 một người nước ngoài nói tiếng Việt lơ lớ bước vào tiệm vàng Hoa Kim Phượng hỏi bán vàng. Anh Nguyễn Hữu Phượng đã nhận một vòng nhẫn 3 chỉ màu vàng. Cẩn trọng sử dụng các phương pháp thử vàng như dùng hoá chất, máy đo điện tử, máy vi tính đều cho biết vàng thật. Tuy nhiên do đã từng bị một người Trung Quốc lừa vàng giả, nên anh Phượng càng cẩn trận tiếp tục dùng lửa ở nhiệt độ cao để thử. Lúc này người khách nước ngoài ra hiệu yêu cầu trả vàng lại, không bán nữa. Nghi là đối tượng trên là người Trung Quốc lừa vàng giả, anh Phượng một mặt tìm cách “giữ chân” người khách nước ngoài, một mặt bí mật gọi điện cho CAP Nguyễn Nghiêm vụ việc.
Khoảng 5 phút sau, CAP có mặt tại tiệm vàng lập biên bản vụ việc và mời người khách nước ngoài trên cùng tang vật chiếc nhẫn nghi vàng giả về CAP Nguyễn Nghiêm làm việc.
Người dân cần cảnh giác
Tại cơ quan công an, đối tượng cho biết tên Li Chuan Liang, 43 tuổi, người Trung Quốc. Theo lời khai, Li Chuan Liang nhập cảnh vào Việt Nam qua đường du lịch và giữa tháng 3-2013.
Để kiểm tra chiếc nhẫn của đối tuonwgj, phòng Bảo vệ chính trị nội bộ Công an tỉnh đã tổ chức đoàn kiểm tra chỉ vòng nhẫn trên giả hay thật. Đoàn kiểm tra gồm phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an phường Nguyễn Nghiêm, Ngân hàng Nhà nước cùng một số chuyên gia là chủ tiệm vàng uy tín ở Tp Quảng Ngãi. Sau áp dụng các phương pháp kiểm tra vàng bằng máy vi tính, cân địên tử và dùng chất thử và kết quả không xác định là vàng giả. Đến khi sử dụng lửa ở nhiệt độ 3.000 độ C, đốt liên tục trong 5 phút nhưng nhẫn kim loại này không nóng chảy mà chỉ biến đổi sang màu đen. Theo các chuyên gia vàng cho biết nếu vàng thật chỉ cần 2 phút ở nhiệt độ 1.000 độ C thì sẽ nóng chảy. Đoàn kiểm tra đưa ra kết luận nhẫn kim loại màng vàng trên là vàng giả.
Ngoài tỉnh Quảng Ngãi, các đối tượng Trung Quốc dùng thủ đoạn lừa đảo vàng giả ở một số tỉnh khác. Bọn chúng thường tìm đến các địa phương có kỹ thuật kiểm tra vàng còn hạn chế để lừa đảo lấy tiền. Khu vực miền Trung là nơi các đối tượng lừa đảo tập trung đến.
Theo Thượng tá Võ Tất Thành – Phó Trưởng phòng Bảo vệ chính trị Công an tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo người dân, đặc biệt là các tiệm vàng nêu cao cảnh giác trong việc mua bán, trao đổi vàng với người nước ngoài đặc biệt là người Trung Quốc.
Theo ANTD
Cán bộ thú y tiếp tay gian thương
Liên quan đến việc cán bộ Thú y tại tỉnh Sơn La có dấu hiệu buông lỏng, "nghi" bán giấy tờ kiểm dịch để hợp pháp hóa lô hàng gà không rõ nguồn gốc, Bộ NN&PTNT đã tổ chức đoàn kiểm tra làm rõ sai phạm tại đây.
Gà lông trắng "biến" thành lông màu nhưng vẫn được cấp giấy kiểm dịch
Gà trắng biến thành gà đỏ
Ngày 29-12-2012, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) phối hợp với Phòng PC49 Công an tỉnh Sơn La kiểm tra ô tô BKS: 26C - 00757 do Nguyễn Tài Kiên, SN 1990, trú tại bản Loọng Bon, phường Chiềng An, TP Sơn La điều khiển, trên xe chở 2.335 con gà nghi là gà thải loại của Trung Quốc.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe xuất trình một giấy chứng nhận kiểm dịch động vật chuyển ra ngoài tỉnh do Chi cục Thú y tỉnh Sơn La cấp ngày 28-12-2012 cho chủ hàng Nguyễn Tài Sinh, loại động vật là gà thịt, số lượng 2.000 con, mục đích sử dụng làm thực phẩm. Nơi xuất phát TP Sơn La và nơi đến cuối cùng là thủy điện Lai Châu. Tuy nhiên, khi cơ quan công an làm việc, Sinh lại khai nhận nguồn gốc số gà nêu trên được mua của ông Nguyễn Tích Tảo ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào ngày 27-12-2012.
Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của Chi cục Thú y Hà Nội cấp cho ông Nguyễn Tích Tảo ghi rõ, lô gà kiểm dịch gồm 2.000 con gà lông trắng. Trong khi đó, lô gà 2.335 con bị thu giữ tại Sơn La lại có lông màu vàng, chân vàng giống gà thải loại của Trung Quốc. So sánh trên giấy tờ, hai loại gà này là khác nhau, nhưng Chi cục Thú y Sơn La vẫn cấp giấy phép kiểm dịch lô hàng.
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Bộ NN&PTNT điều tra, làm rõ. Bộ NN&PTNT báo cáo Phó Thủ tướng như sau, theo xác nhận của ông Nguyễn Tài Sinh chủ cơ sở kinh doanh, cung ứng gia cầm tại tỉnh Sơn La, sau khi Chi cục Thú y Hà Nội cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng 2.000 con gà lông trắng, ông Nguyễn Tích Tảo (chủ xe hàng ở huyện Chương Mỹ-Hà Nội) đã tự bỏ lại 1.000 con gà lông trắng và lấy thêm hơn 1.000 gà lông màu nâu đỏ (gà đẻ trứng thải loại) để chuyển lên tỉnh Sơn La theo đặt hàng của ông Sinh.
Kỷ luật 2 cán bộ thú y
Khi xe hàng trên từ địa bàn tỉnh Sơn La chở sang Lai Châu tiêu thụ, ông Hà Văn Tiêm - kiểm dịch viên của Trạm Thú y TP Sơn La vẫn "vô tư" cấp giấy chứng nhận hoàn toàn dựa trên giấy chứng nhận gốc của Chi cục Thú y Hà Nội đồng thời, cũng không xác định được số gà vận chuyển đi Lai Châu thuộc lô hàng theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nào. Quá trình kiểm dịch, ông Tiêm chỉ hỏi chủ hàng có giấy chứng nhận kiểm dịch từ gốc hay không và kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe của gia cầm, không kiểm tra cụ thể số lượng gia cầm khai báo, không lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y, không giám sát việc bốc xếp lên xe, niêm phong, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển. Giấy chứng nhận kiểm dịch của ông Tiêm cấp có sửa chữa số hiệu nhưng không đóng dấu xác nhận sửa chữa, nhiều nội dung không rõ ràng. Vì vậy, đoàn công tác kết luận ông Tiêm đã không thực hiện đúng chức trách của cán bộ kiểm dịch động vật khi thực thi công vụ, không thực hiện đúng quy trình kiểm dịch.
Tiếp tục điều tra tại huyện Chương Mỹ-Hà Nội, nơi cung ứng số gà trên, đoàn kiểm tra xác định được chủ nhân của lô gà 2.000 con mà Chi cục Thú y Hà Nội đã cấp chứng nhận kiểm dịch là cơ sở chăn nuôi gia cầm Hùng Cường. Cơ sở Hùng Cường khẳng định có bán cho ông Nguyễn Tích Tảo 2.000 gà đẻ trứng thải loại màu lông đỏ. Song, ông Nguyễn Tích Tảo thừa nhận, hàng này sau khi thu mua gia cầm về (đã có kiểm dịch), ông Tảo đã tự ý cắt niêm phong kẹp chì và thả gia cầm vào các chuồng nuôi nhốt tại nhà, sau đó mới phân phối cho các cơ sở thu mua cấp hai. Vì vậy, lô hàng gia cầm 2.335 con bị bắt giữ ngày 28-12-2012 tại tỉnh Sơn La mới có cả gà lông trắng và đỏ. Theo kết luận, ông Tảo đã có hành vi gian lận thương mại và vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định của Nghị định 40/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La đã có quyết định kỷ luật ông Hà Văn Tiêm với hình thức cảnh cáo, đồng thời kỷ luật ông Trần Văn Sáng, Trạm trưởng Trạm Thú y TP Sơn La với hình thức khiển trách do thiếu trách nhiệm trong quản lý.
Theo ANTD
Tiêu hủy hơn 1 tấn thịt gà thối Ngày 29.1, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm Q.Tân Phú (TP.HCM) phát hiện đại lý của bà Nguyễn Thị Bích Liên (số 4, Văn Cao, Q.Tân Phú) lưu trữ nhiều thịt, lòng, chân gà làm sẵn đang trong quá trình phân hủy. Đoàn kiểm tra thu giữ thịt gà thối tại cơ sở bà Liên Tại thời điểm...