Lật tẩy trò lừa đảo đi Mỹ
Ông Phạm Thanh Tùng (ngụ Hòa Thành, Tây Ninh) đại diện hàng chục nạn nhân có thư tố cáo gửi Tuổi Trẻ về việc bị lừa đảo đưa người đi định cư tại Mỹ theo diện HR (Tiến trình tái định cư Hoa Kỳ). Lần theo đơn tố cáo này, phóng viên Tuổi Trẻ đã lật tẩy trò lừa kéo dài suốt mấy năm qua.
Một trong hai nhân vật lừa đảo (phải) hướng dẫn một phụ nữ trong đường dây làm thủ tục xuất cảnh vào chích ngừa tại Viện Pasteur (TP.HCM) sáng 1-3 – Ảnh: H.K.
Chỉ cần vài mảnh giấy viết tay kèm theo cái mác “có người nhà làm ở Tổng lãnh sự Mỹ”, một ông già bán vé số và cô con dâu bán trái cây dạo đã lừa hàng tỉ đồng của nhiều người dân lao động nghèo.
Bị chích ngừa đến… 5 lần!
Sáng 1-3, chúng tôi có mặt tại Viện Pasteur (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM). Theo thông tin bạn đọc, hôm nay các đối tượng trong đường dây lừa đảo sẽ đưa gần 100 người (chủ yếu ở Tây Ninh) đi chích ngừa để chuẩn bị… xuất cảnh. 7g, hai xe loại 16 chỗ chạy thẳng vào cổng. Từ trên xe túa xuống gần 50 người gồm già trẻ, gái trai, trẻ em còn ẵm ngửa.
Lân la trò chuyện, chị N. (ngụ thị xã Tây Ninh) cho biết gia đình chị hôm nay đi chích ngừa để chuẩn bị xuất cảnh. Hỏi đi theo diện nào, chị N. nói: “Ông già trước đây làm ở sở Mỹ nên bảo lãnh cả nhà đi theo diện HR”. Hỏi: “Tốn nhiều không?”, chị N. trả lời: “Vài trăm triệu”.
Chúng tôi hỏi ai lo giấy tờ, chị N. thật thà: “Ông Tư Nỉ, bà Cúc lo trọn gói từ A-Z”. Tương tự, vợ chồng ông T. (Gò Dầu, Tây Ninh) đã “cúng” cho cha con ông Nỉ 50 triệu đồng từ hơn một năm trước nhưng vẫn chưa “lên máy bay”.
Còn bà Y. (ngụ Hòa Thành, Tây Ninh) than thở: “Chích hoài mà chẳng thấy được đi”. Nhiều người cho biết mỗi lần đi chích ngừa phải nộp tiền cho bà Cúc cả triệu đồng. Có người chích ngừa đến… năm lần nhưng vẫn chưa được đi Mỹ.
Video đang HOT
Ông Nỉ đếm tiền nhận được từ người “đi làm thủ tục xuất cảnh” – Ảnh: H.k.
Chương trình HR đã đóng cửa Văn phòng chương trình tái định cư nhân đạo của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM cho biết văn phòng này đã đóng cửa vào năm 2009. Nếu ai đó tin rằng mình là nạn nhân của các trò lừa đảo về di trú vào Hoa Kỳ hay được tiếp cận bởi bất kỳ ai tự cho là đại diện của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ thì nên thông báo cho công an và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ. Theo đại tá Lê Xuân Viên – phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, tiến trình tái định cư Hoa Kỳ đã kết thúc ngày 15-5-2008. Hiện không có chương trình nào để người dân làm hồ sơ xuất cảnh sang Mỹ theo diện này.
Buổi trưa, điểm chích ngừa của Viện Pasteur đón thêm khoảng 40 người. Lúc này xuất hiện một phụ nữ trạc 45 tuổi dáng người phốp pháp và một người đàn ông gần 70 tuổi thấp gầy, trán hói, tóc bạc. Vừa xuống xe, hai người này liền gom tất cả những người (gần 100 người) đang chờ đợi vào một chỗ.
Qua tìm hiểu, chúng tôi xác định đó chính là cha con ông Nỉ, bà Cúc – hai mắt xích quan trọng trong đường dây lừa đảo.
Chừng 10 phút sau, bà Cúc tuyên bố đầu giờ chiều mới được chích ngừa. Từng nhóm người lục tục mở cơm hộp ra ăn. Lúc này ông Nỉ bắt đầu đi thu tiền của những ai còn đóng thiếu. Đầu giờ chiều bà Cúc hướng dẫn từng nhóm người vào nộp tiền, chích ngừa.
Theo quy định, giai đoạn chích ngừa được thực hiện khi nào đã có giấy hẹn phỏng vấn, phiếu chích ngừa (của Trung tâm Kiểm dịch quốc tế) kèm theo hộ chiếu, ảnh… Trong khi đó, phần lớn những người có mặt trong nhóm chích ngừa này chẳng có một trong những thứ giấy tờ như vậy.
Đó là chưa kể, theo Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, chỉ đi chích ngừa, khám sức khỏe khi có thư mời từ phía Chính phủ Hoa Kỳ, sau đó đến một nơi duy nhất là Trung tâm Kiểm dịch quốc tế (40 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình) để chích ngừa.
Lừa đảo trắng trợn
Ngay trong chiều 1-3, chúng tôi có mặt tại Tây Ninh để gặp một số nạn nhân của đường dây lừa đảo. Ông Phạm Thanh Tùng (ngụ huyện Hòa Thành) cho biết năm 2005, ông và khoảng 25 hộ dân liên hệ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM xin hồ sơ xuất cảnh theo diện HR. Sau một năm chờ đợi, tất cả hồ sơ không được giải quyết.
Trong lúc tưởng như hết hi vọng thì ông Tùng gặp ông Lê Văn Nỉ (ngụ xã Trường Tây, Hòa Thành). Ông Nỉ hứa sẽ giúp đỡ. Ông Nỉ còn giới thiệu người nhà của con dâu (bà Cúc) làm ở Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ và là “đệ tử ruột của thiếu tá P.”. Sau khi nộp hồ sơ 24 giờ là hoàn tất. Ông Nỉ quảng cáo đường dây của ông “mạnh” đến nỗi những trường hợp không đủ tiêu chuẩn về thời gian học tập cải tạo cũng “qua” hết, miễn sao đóng đủ tiền.
Tiếp đó, bà Cúc hướng dẫn ông Tùng photo giấy tờ và nộp 16 triệu đồng để lo thủ tục. Ngoài đương sự chính, cứ mỗi người trong gia đình, từ vợ chồng con cái, dâu rể, cháu… muốn đi cùng phải nộp 50 triệu đồng/người (về sau “linh động” còn 30 triệu, 20 triệu, 5 triệu đồng/người).
Sau khi nhận 100 triệu đồng của ông Tùng (ba suất), ông Nỉ tự điền vào hồ sơ và đưa ông Tùng ra Bệnh viện Tây Ninh… khám sức khỏe (mẫu giấy chứng nhận khám sức khỏe thông thường) và tuyên bố “sắp lên máy bay”.
Chờ đợi ròng rã từ năm này qua năm khác không thấy động tĩnh gì, ông Tùng thắc mắc thì bà Cúc giở quẻ “muốn đi thì chờ, không thì gạch tên ra, trả lại tiền”. Nhưng khi đòi lại tiền thì cha con ông Nỉ giở bài “xuống tổng lãnh sự mà đòi”.
Đầu năm 2010, qua tìm hiểu bà con được biết chương trình HR đã kết thúc. Tại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng không có ai là “thiếu tá P.”. Ông Tùng và nhiều hộ dân biết chắc chắn mình bị lừa.
Theo hồ sơ chúng tôi thu thập được, chỉ riêng tại Tây Ninh đã có hàng trăm người sập bẫy lừa đảo của cha con ông Nỉ, bà Cúc. Cụ thể: hộ bà Ngọc (thị xã Tây Ninh) gần 1 tỉ đồng, hộ ông Nguyễn Văn Xuân (ngụ KP4, thị trấn Hòa Thành) bị lừa 176 triệu đồng, hộ ông Lê Công Tâm (Hòa Thành) 157 triệu đồng, hộ bà Hai (Tân Biên) 200 triệu, hộ bà Linh (thị xã Tây Ninh) 200 triệu đồng, ni cô H. đưa 25 triệu đồng… Huyện Bến Cầu có gần mười hộ gia đình cũng rơi vào cảnh trắng tay vì giấc mộng xuất cảnh.
Tháng 4-2010, các nạn nhân viết đơn tố cáo gửi Công an huyện Hòa Thành. Ông Tùng cho biết sau khi gửi đơn, Công an huyện Hòa Thành có mời một số người đến làm việc nhưng sau đó không thấy tăm hơi gì.
Chiều 2-3, ông Nguyễn Văn Ky, phó Công an huyện Hòa Thành, cho biết trước đây cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn thư tố cáo của một số nạn nhân về hành vi lừa đảo của ông Nỉ, bà Cúc. Cơ quan điều tra cũng đã mời các đương sự lên làm việc. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh, củng cố chứng cứ.
Theo Tuổi trẻ
Cặp vợ chồng vào tù vì 'giúp' người khác trốn đi nước ngoài
Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm hôm 21/12, cả hai vợ chồng Giang và Nam đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Trong đó, trực tiếp lo làm giả giấy tờ trong vụ án này là người vợ Nguyễn Thị Thu Giang.
Ngày 21/12, TAND Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm hai vợ chồng bị cáo Nguyễn Thị Thu Giang (SN 1977) và Nguyễn Xuân Nam (SN 1976), cùng tạm trú tại số 6, ngõ 481 đường Ngọc Lâm - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Trước đó, ngàu 22/4/2009, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Hà Nội nhận được đơn của anh Tạ Thành Long (trú tại Hàng Bồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội), tố giác vợ chồng Nguyễn Thị Thu Giang và Nguyễn Xuân Nam có dấu hiệu làm giả visa và tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Qua điều tra, cơ quan công an xác định: Năm 2005, chị Phạm Thị Kim Oanh (trú tại Trần Hưng Đạo - Nam Lý - Đồng Hới - Quảng Bình) qua mối quan hệ làm ăn quen biết, đã nhận chị em kết nghĩa với anh Tạ Thành Long. Năm 2008, gia đình chị Oanh có nhu cầu cho các cháu Nguyễn Diệu Linh (con gái chị Oanh), Trần Anh Tuấn (cháu chị Oanh) và Nguyễn Khánh Linh (bạn con chị Oanh) sang Đức để học tập và đoàn tụ gia đình. Nhưng do điều kiện nhập cảnh vào Đức khó khăn nên chị Oanh nhờ Long tìm mối làm thủ tục cho các cháu xuất cảnh sang Cộng hòa Séc, sau đó sẽ tìm cách nhập cảnh vào Đức.
Vợ chồng Giang - Nam trước vành móng ngựa
Vợ chồng Giang - Nam đã tự giới thiệu rằng có người nhà làm ở Đại sứ quán Italia, Đại sứ quán Cộng hòa Séc, có khả năng lo thủ tục giấy tờ xuất cảnh nên anh Long đã nhờ vợ chồng Giang - Nam làm thủ tục xin visa và tổ chức cho các con, cháu chị Oanh xuất cảnh. Anh Long đã chuyển cho vợ chồng Giang - Nam tổng cộng 45.000 USD (khoảng 900 triệu tiền Việt Nam) để lo các giấy tờ xuất cảnh.
Vào ngày 10/12 và 20/12/2008, cả hai lần làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất - TP. HCM, các cháu Nguyễn Khánh Linh, Trần Anh Tuấn và Nguyễn Thị Diệu Linh đều bị Cục quản lý XNC - Bộ Công An tạm giữ, sau đó bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng thị thực giả để xuất cảnh. Sau đó, anh Long đã nhiều lần gặp vợ chồng Giang - Nam để đòi lại số tiền trên nhưng chỉ nhận được những lời hứa hẹn hoàn trả sau.
Tiếp đó, ngày 26/01/2010, Nguyễn Xuân Nam đã bị bắt tạm giam để phục vụ quá trình điều tra, còn vợ y là Nguyễn Thị Thu Giang được tại ngoại do đang nuôi con nhỏ.
Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm hôm 21/12/2010, cả hai vợ chồng Giang và Nam đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Trong đó, trực tiếp lo làm giả giấy tờ trong vụ án này là người vợ Nguyễn Thị Thu Giang.
Sau khi xem xét toàn bộ vụ án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thu Giang mức án 6 năm tù giam, bị cáo Nguyễn Xuân Nam mức án 36 tháng tù treo về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".
Nhật Mai - Thùy Linh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hiệp sĩ SBC lật tẩy gã trộm đội lốt doanh nhân Ăn mặc lịch sự, người đàn ông nhập vai là doanh nhân tay xách giỏ chứa hàng chục ngàn USD. Tuy nhiên "doanh nhân" 40 tuổi này đã bị các hiệp sĩ Đất Gốm lật mặt là tên chuyên nẫng laptop tại các doanh nghiệp. Chiều 16/12, tại khu vực nội ô thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương xuất hiện một người...