Lật tẩy trò bịp của ‘cò’ đổi bằng lái: Tung thông tin gian dối để trục lợi
Nhóm ‘cò’ cả nam lẫn nữ tụ tập, đưa ra thông tin gian dối nhằm chèo kéo, trục lợi từ người dân đi đổi giấy phép lái xe.
Hiện TP.HCM có 3 điểm cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), trong đó hẻm 226 Lý Chính Thắng (P.9, Q.3) dẫn vào điểm cấp đổi GPLX của Phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX (Phòng QLSH và cấp GPLX, Sở GTVT TP.HCM) là nơi “cò” hoạt động sôi động nhất.
Hoạt động bát nháo
Tại hẻm 226 Lý Chính Thắng có 3 nhóm tụ tập tại các quán cà phê, tiệm photocopy trong hẻm, trong đó nhóm “cò” Tý có 7 người cát cứ đầu hẻm này, số còn tại ngồi trong quán cà phê, chạy tới lui.
Ngày 29.10, nghe PV giới thiệu hành nghề chạy xe ôm, được các tài xế xe tải thuê chở đến đây để đổi GPLX, “cò” Tý đã đon đả mời “kết nối làm ăn”.
“Cò” chặn tài xế, đưa ra thông tin gian dối chào mời đi cấp đổi GPLX. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
Tý hướng dẫn cách trục lợi: “Ở đây, tụi anh làm dịch vụ từ A – Z. Anh hứa với em, mỗi người em dẫn tới làm thành công, anh chỉ thu 1,2 triệu đồng, em báo với người ta 1,5 triệu đồng, lời 300.000 đồng là của em. Bình thường ở đây anh làm trực tiếp, toàn thu 1,5 triệu đồng/người”.
Sáng 6.11, một nam tài xế đi đổi bằng B2, vừa đến giữa hẻm 226 Lý Chính Thắng thì bị “cò” Dũng gọi lại, gạ gẫm: “Ở đây không nhận cấp đổi GPLX nữa. Muốn làm ở đây thì anh làm dịch vụ cho”.
“Cò” Sơn nhận tiền của tài xế làm dịch vụ cấp đổi GPLX. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
Dũng ra giá 1,5 triệu đồng và thuyết phục: “Nếu em tự đi làm cũng hết 800.000 đồng rồi. Thêm ít nữa anh dẫn em đi làm hết cho, tới ngày anh gọi lên nhận bằng”.
Dũng chạy xe máy chở tài xế kia đến Bệnh viện GTVT (đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.3) giao cho 2 người tên Mai, Hồ, rồi thu trước 500.000 đồng và rời đi. Cùng lúc này, bà Mai, Hồ đang hướng dẫn khoảng 5 tài xế viết hồ sơ.
Bà Mai túc trực tại Bệnh viện GTVT (Q.3). ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
PV cũng ghi nhận một “cò” khác tên Tùng tiếp cận, gạ gẫm được nhiều tài xế xin cấp đổi GPLX. Tùng cũng thu trước 500.000 đồng/tài xế, số còn lại khi lấy bằng sẽ thanh toán sau. Theo ghi nhận, có lúc Tùng hét giá đến 4,5 triệu đồng/trường hợp cấp đổi GPLX quốc tế.
Video đang HOT
Sáng 7.11, PV ghi nhận nhóm “cò” Dũng liên tục chở khách từ hẻm 226 Lý Chính Thắng đến Bệnh viện GTVT. Cao điểm trong 10 phút, PV ghi hình cò Dũng và 1 đồng bọn chở 4 khách đến đây, giao cho bà Mai và Hồ.
Anh T. (tài xế taxi) bị mất bằng B2, cho hay sáng 7.11, anh vừa đến đầu hẻm thì được “cò” Dũng mồi chài hỗ trợ làm lại GPLX và thu trước 500.000 đồng, 1 triệu đồng còn lại sẽ đưa khi được nhóm này gọi lên nhận bằng.
Tiếp đó, một tài xế 70 tuổi có GPLX hạng C hết hạn nên đi xin cấp đổi, cũng bị các nhóm “cò” ở hẻm 226 Lý Chính Thắng dùng chiêu trò “ở đây nghỉ làm” rồi lôi kéo làm dịch vụ với giá 1,3 triệu đồng.
Ghi nhận suốt nhiều ngày, PV xác định mỗi ngày các nhóm “cò” này tiếp cận, mời chào thành công hơn chục tài xế. Bà Mai luôn có cuốn sổ tay và tờ giấy A4 để ghi chép lại tất cả các trường hợp này.
Thực tế, điều tra của chúng tôi cho thấy “cò” không thể can thiệp làm nhanh GPLX.
Hồ (đeo túi) hướng dẫn các tài xế viết giấy khám sức khỏe. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
Cơ quan chức năng bức xúc
Liên quan vấn đề này, lãnh đạo Phòng QLSH và cấp GPLX bày tỏ bức xúc trước cảnh hằng ngày có khoảng 10 đối tượng làm “cò” thường xuyên tụ tập phía trước lối vào điểm cấp đổi GPLX. Nhóm này ngăn chặn, chèo kéo, gây khó dễ cho người dân đến thực hiện thủ tục hành chính.
Về thông tin “cò” nói “điểm 252 Lý Chính Thắng (P.9, Q.3) không còn tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX”, lãnh đạo Phòng khẳng định đây là thông tin sai sự thật, có dấu hiệu lừa đảo người dân để trục lợi. Lãnh đạo Phòng rất bức xúc và đã nhiều lần gửi văn bản đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức kiểm tra, xử lý “cò” theo quy định. Bên cạnh đó, Phòng có văn bản chấn chỉnh nhân viên tiếp nhận hồ sơ về thái độ tiếp dân và nghiêm cấm tiếp tay cho “cò”.
Sở GTVT nêu thực trạng có một số đối tượng “cò” sử dụng các chiêu trò mang tính chất lừa dối như chụp hình nhân viên tiếp nhận hồ sơ để tạo niềm tin cho người dân, hứa đăng ký hồ sơ đổi GPLX nhanh do quen biết cán bộ, công chức, viên chức của Sở GTVT, nhằm thu lợi bất chính. Sở GTVT khẳng định đây là chiêu trò mang tính chất lừa dối.
Nhóm “cò” hoạt động bát nháo tại hẻm 226 Lý Chính Thắng (Q.3). ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
Người phụ nữ đưa tài xế đến giao cho bà Mai, rồi nhận tiền “cò”. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
Người phụ nữ làm “cò” đưa tài xế đến giao cho Mai, rồi nhận 100.000 đồng. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
Hồ chụp ảnh chân dung của tài xế. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
Bà Mai hướng dẫn tài xế điền hồ sơ cấp đổi GPLX. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
“Cò” Tý túc trực đầu hẻm 226 Lý Chính Thắng (Q.3). ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
“Cò” Tý chở tài xế đến Bệnh viện GTVT giao cho Mai, Hồ. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
“Cò” đưa tài xế đến gặp bà Mai tại bệnh viện. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – TRẦN KHA
Đặc biệt, có tình trạng “cò” tự hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục không đúng quy định, làm người dân rất hoang mang. Từ năm 2016 đến nay, Phòng QLSH và cấp GPLX liên tục tuyên truyền người dân có nhu cầu thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì phải đăng ký online trước để lấy số thứ tự, lịch hẹn thông qua tổng đài 028.1081, sau đó đến điểm tiếp nhận hồ sơ (số 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3) để hoàn tất thủ tục đăng ký cấp, đổi.
Quy trình này nhằm thuận tiện cho người dân, cũng là giải pháp ngăn chặn việc “cò” tiếp nhận hồ sơ trực tiếp vào nộp ngay trong ngày. Ngoài ra, Phòng lắp đặt camera kiểm soát thái độ tiếp nhận hồ sơ của nhân viên tại các điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi…
Về thông tin thủ tục hành chính, Phòng QLSH và cấp GPLX niêm yết đầy đủ tại các điểm tiếp nhận hồ sơ và tại Cổng thông tin điện tử của Sở GTVT: https://sgtvt.hochiminhcity.gov.vn; thông tin trên báo đài.
Công an củng cố chứng cứ và mở rộng điều tra
Ngày 9.12, Công an TP.HCM có thông tin liên quan bài điều tra Lật tẩy trò bịp của “cò” đổi bằng lái: Tài xế nghiện ma túy dễ lọt lưới của Báo Thanh Niên. Theo đó, qua công tác nắm tình hình và nguồn tin do PV Báo Thanh Niên cung cấp, Công an Q.3 phát hiện nhóm đối tượng có hành vi lôi kéo, hướng dẫn người dân cách thức qua mặt cơ quan chức năng khi thực hiện cấp đổi GPLX tại Phòng QLSH và cấp GPLX và Phòng khám đa khoa 136 – Bệnh viện GTVT.
Vào cuộc điều tra, Công an Q.3 đã đưa 8 đối tượng và một số người có liên quan về trụ sở để làm việc. Cơ quan công an xác định, hằng ngày, sau khi tiếp cận người dân đến xin cấp đổi GPLX, các nhóm “cò” sẽ thông báo gian dối “trung tâm không còn hoạt động”, để nhóm này nhận làm hồ sơ cấp, đổi GPLX. Chi phí thực hiện là 1,3 – 1,8 triệu đồng/bộ hồ sơ (tùy từng trường hợp). Trung bình mỗi ngày nhóm này nhận làm từ 15 – 20 hồ sơ, thu lợi bất chính hàng chục triệu đồng. Đáng chú ý, nhóm này cung cấp túi có chứa nước trà cho những người có khả năng dương tính với ma túy để tráo đổi khi kiểm tra nước tiểu. Công an Q.3 đã tiến hành khám xét khẩn cấp tại một số địa điểm, thu giữ nhiều vật chứng có liên quan vụ án.
Công an Q.3 đánh giá hành vi của nhóm “cò” đã xâm phạm trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước của cơ quan chức năng trong lĩnh vực GTVT, làm thay đổi kết quả xét nghiệm; từ đó dễ dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp GPLX cho các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, nguy cơ gây phức tạp cho trật tự an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho người dân khi tham gia giao thông. Công an Q.3 đang củng cố tài liệu, chứng cứ, đồng thời mở rộng điều tra để xử lý nghiêm.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ bị tuyên phạt 28 năm tù
Các bị cáo có chức vụ, quyền hạn cao trong cơ quan Nhà nước nhận tiền trước hoặc sau khi thực hiện được việc đều gắn liền với việc làm cụ thể theo sự nhờ vả giúp đỡ của bị cáo Hạnh là đặc biệt nghiêm trọng, gây thất thoát cho Nhà nước số tiền rất lớn.
Sau hơn 1 tuần xét xử và nghị án, ngày 29/11, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) về các tội "Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Giữ vai trò chính trong vụ án, hành vi của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil) đã gây thiệt hại cho Nhà nước rất lớn. Mai Thị Hồng Hạnh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đã vi phạm các quy định về sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu và tiền bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản nhà nước 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ quỹ Bình ổn giá xăng dầu 219 tỷ, từ thuế bảo vệ môi trường 1.244 tỷ.
Hành vi của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh cùng các đồng phạm nguyên là cán bộ, lãnh đạo Công ty Xuyên Việt Oil và của các bị cáo Lê Đức Thọ - cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre và Bộ Công Thương, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là đưa - nhận hối lộ chứ không phải tự nguyện tặng - nhận quà. Việc bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đưa tiền, quà cho các bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo thuộc cơ quan Nhà nước... là có mục đích. Hành vi nhận hối lộ của các bị cáo giữ chức vụ cao trong cơ quan Nhà nước là đặc biệt nghiêm trọng.
Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ tại tòa ngày 29/11.
Từ những nhận nhận định trên HĐXX đã tuyên phạt:
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh: 19 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", 11 năm tù về tội "Đưa hối lộ". Tổng hợp hình phạt 30 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương (cựu Phó giám đốc Xuyên Việt Oil) 6 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Bến Tre) bị tuyên phạt 15 năm tù về tội "Nhận hối lộ" và 13 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi". Tổng hợp hình phạt 28 năm tù.
Một số bị cáo tại tòa ngày 29/11.
Nhóm bị cáo bị tuyên án về tội "Nhận hối lộ" bị HĐXX tuyên phạt: Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) 3 năm tù. Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) 7 năm tù. Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) 7 năm tù. Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục thuế TP Hồ Chí Minh) 6 năm tù. Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) 4 năm tù. Đặng Công Khôi (cựu Phó cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính) 2 năm tù...
Ngoài Mai Thị Hồng Hạnh, nhóm bị cáo bị tuyên án về tội "Đưa hối lộ" bị HĐXX tuyên phạt từ 1 năm 6 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, đến 4 năm tù giam.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh nộp lại số tiền hơn hơn 1.700 tỷ đồng.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/11.
Theo cáo trạng, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil. Quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại công ty, bị cáo Hạnh lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, vi phạm các quy định về sử dụng Quỹ bình ổn giá và tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát tài sản Nhà nước 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ quỹ Bình ổn giá là 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường là 1.244 tỷ đồng.
Để Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu vào các năm 2016 và 2021; bỏ qua lỗi vi phạm, được ưu đãi mua hàng và thực hiện hợp đồng mua bán xăng dầu... từ năm 2016 đến năm 2022, Mai Thị Hồng Hạnh đã đưa hối lộ 22 lần với tổng số tiền hơn 31,5 tỷ đồng cho 8 bị can giữ chức vụ lãnh đạo tại Bộ Công thương, Bộ tài chính..
Đề nghị áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt cho cựu Bí thư Bến Tre Luận tội, Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) 28 - 29 năm tù về hành vi nhận hối lộ và trục lợi gần 40 tỉ đồng. Chiều 25.11, sau phần luận tội của đại diện Viện KSND TP.HCM, luật sư đã bào chữa cho bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư...