Lật tẩy sự thật bản ‘hợp đồng nô lệ’ của SM và DBSK 10 năm trước: JYJ mới là những kẻ nói dối?
Netizen Hàn đã đứng về phía SM, chỉ trích bộ ba JYJ là ‘những kẻ nói dối’ sau khi bản ‘hợp đồng nô lệ’ gây tranh cãi 10 năm về trước bất ngờ được lan truyền trên mạng.
Gần 10 năm về trước, cả làng giải trí Hàn Quốc chấn động khi bộ 3 nổi tiếng nhất nhì DBSK bao gồm Yoochun, Jaejoong, Junsu cùng nhau đệ đơn kiện SM vì bản hợp đồng nô lệ. Theo đó, cả nhóm đã bị công ty ma quỷ này vắt kiệt sức bằng lịch trình dày đặc, hoạt động liên tục nhưng số tiền lương nhận về chỉ là con số cỏn con so với lợi nhuận mà DBSK thu được.
Vụ kiện tụng này đã kéo dài trong khoảng 2 – 3 năm, và để lại dư âm đến thời điểm hiện tại. Không thể phủ nhận, chính nhờ sự đứng lên đấu tranh của bộ ba JYJ (tên nhóm sau này của Yoochun, Jaejoong và Junsu) mà các ngôi sao Kpop đã được đối xử công bằng hơn. Tuy vậy, bản thân JYJ vẫn bị cấm cửa tại Hàn: không được xuất hiện trên những sân khấu lớn, không được tham gia quảng bá trên các chương trình âm nhạc, bị gạch tên khỏi danh sách xuất hiện tại sự kiện vào phút chót…
Vì bản hợp đồng nô lệ này mà bản thân công ty SM đã bị chỉ trích rất nhiều. Những thần tượng đứng về phía công ty tại thời điểm đó cũng dính ‘đạn lạc’ – bị netizen gọi là ‘những kẻ tham tiền’, ’sợ quyền lực’…
Sau gần 10 năm, cuối cùng bản chụp của hợp đồng nguyên gốc (cũng là hợp đồng nô lệ mà JYJ nói đến) bất ngờ xuất hiện trên mạng. Tuy nhiên, đây không phải tin đồn thất thiệt, bởi bản hợp đồng này đã được đính lên trang web chính thức của Tòa án Tối cao Hàn Quốc.
Theo đó, cách phân chia lợi nhuận cho 5 thành viên DBSK trong hợp đồng được thỏa thuận như sau:
Lợi nhuận từ việc bán album (trong nước):
Từ 50.000 – 100.000 bản: 2%
100.000 – 200.000 bản: 3%
Hơn 200.000 bản: 5%
Lợi nhuận bán digital (nhạc số): 10%.
Bên cạnh đó, bản hợp đồng cũng đề cập đến việc nếu nhóm bán hơn 500.000 đĩa cứng, công ty sẽ thưởng thêm 50 triệu Won (~ 1 tỷ đồng) hoặc 100 triệu Won (~ 2,1 tỷ đồng) nếu bán được 1 triệu đĩa.
Ảnh chụp toàn bộ hợp đồng gốc của SM và DBSK 10 năm về trước.
Khi nhìn vào con số phân chia từ album, các fan sẽ thấy… khá thấp. Nhưng trên thực tế, ở SM, nghệ sĩ chỉ việc nhận bài hát và thể hiện, toàn bộ phần còn lại như trang phục, sản xuất đĩa, xây dựng MV, xử lý hậu kỳ… đều được đội ngũ của SM lo hết.
Video đang HOT
Có thể thấy, kể cả với những ‘con cưng’ nổi tiếng như SNSD hay EXO, bản thân họ vẫn kiếm được nguồn tiền chủ yếu từ việc tổ chức concert tại nước ngoài và tham gia các sự kiện. Tỉ lệ phân chia ở các mảng này được thỏa thuận như sau:
Bán album ở nước ngoài: 70% (SM: 30%)
Lịch trình nước ngoài: 70% (SM: 30%)
Concert và một số hoạt động riêng: 65% (SM: 35%)
Chụp ảnh/ Sách ảnh: 65% (SM: 35%)
Kinh doanh trên Internet: 10% (SM: 90%)
Từ những con số này, có thể kết luận dù SM không chia bộn tiền nhưng nghệ sĩ vẫn có thể trở nên giàu có hơn nhờ việc phát triển hoạt động tại nước ngoài. Hơn hết, SM vẫn luôn tạo điều kiện để mỗi một thần tượng có thể có hoạt động riêng.
Bên cạnh đó, khi xét lại về vụ kiện kéo dài từ năm 2009 – 2012, phán quyết của Tòa án nghiêng về phía JYJ, yêu cầu SM bồi thường nhóm 650 triệu Won (~ 14 tỷ đồng). Tuy nhiên, đây chỉ là khoản thu nhập trong năm 2009 mà nhóm chưa được công ty phân chia do đang trong quá trình kiện tụng mà thôi.
JYJ từng yêu cầu Tòa án buộc SM phải bồi thường 4,3 tỷ Won (~ 85 tỷ đồng) với danh nghĩa tiền thu nhập bị phân chia bất công. Thế nhưng, yêu cầu này không được Tòa thông qua.
Về thời hạn hợp đồng kéo dài 13 năm (theo JYJ là quá dài), ban đầu đây vốn là đề nghị từ phía DBSK và gia đình nhằm đề phòng việc Jaejoong bị tách nhóm.
Một thắc mắc đáng chú ý khác là DBSK đã gắn bó trong một thời gian rất dài, nhưng chỉ có 3 thành viên đứng lên đấu tranh, trong khi Yunho và Changmin lại đứng về phía SM và thậm chí, họ vẫn gia hạn hợp đồng khi đến thời điểm chấm dứt. Vì sao cùng là bản hợp đồng nô lệ, nhưng Changmin, Yunho ở lại SM, được công ty trọng dụng và vẫn hoạt động rất tốt, còn JYJ lại lựa chọn rời đi? Đây là điều mà người hâm mộ luôn tự hỏi.
Bình luận của netizen về bản hợp đồng nô lệ này: ‘Tôi nghĩ Lee Soo Man là ác quỷ, JYJ là nạn nhân nhưng sự thật thì không’, ‘Sau tất cả, TVXQ chiến thắng’, ‘Ra đây là bản hợp đồng nô lệ mấy người đang nói đến sao?’, ‘Những tên nô lệ giàu có nhất quả đất’, ‘Bây giờ nhóm chỉ còn hai người và hợp đồng cũng đã được chỉnh sửa, không thể tưởng tượng được hai người còn lại đã kiếm nhiều tiền như thế nào’, ‘Ở thời điểm đó, họ kiếm được phần lớn tiền từ tour Nhật, sự kiện và doanh số album đấy nhé’, ‘Những kẻ nói dối’…
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng dù con số trên hợp đồng là thế, nhưng thực tế lại khác. Ở thời điểm những năm đỉnh cao của TVXQ, không phải dễ để bán được 500.000 bản album như nhiều nhóm đàn em hiện nay. Mặt khác, các thành viên đôi khi còn phải tự bỏ tiền túi để trang trải các chi phí hoạt động. Điều quan trọng nhất chính là pháp luật dù sao cũng đã đứng về phía JYJ, Tòa án cũng đã phán JYJ thắng kiện chứ không phải SM.
Bạn nghĩ sao về tranh cãi này?
Kkura
Baodatviet.vn
Lật lại bản "hợp đồng nô lệ" chia cắt DBSK: Hóa ra JYJ không phải là nạn nhân như nhiều người vẫn tưởng?
Nội dung bản "hợp đồng nô lệ" từng khiến 3 cựu thành viên DBSK tranh chấp với SM Entertainment nay được cho là không hề chèn ép nghệ sĩ như nhiều người tưởng.
Năm 2009, dư luận Hàn Quốc xôn xao khi Jaejoong, Yoochun và Junsu - thành viên nhóm nhạc DBSK đình đám đệ đơn kiện SM Entertainment và tách ra hoạt động với tên gọi JYJ vì phải chịu sự bất công, chèn ép đến từ điều khoản trong hợp đồng. Đến năm 2012 vụ kiện mới kết thúc khi SM và JYJ đạt được thỏa thuận chung và từ đó SM mang tiếng là công ty "hút máu" nghệ sĩ với những bản "hợp đồng nô lệ".
JYJ kiện SM vì bị ràng buộc bởi "hợp đồng nô lệ"
Tuy nhiên mới đây cư dân mạng Hàn Quốc đã tìm được bản hợp đồng gốc của DBSK với SM Entertainment - nguồn cơn tranh chấp giữa JYJ và và công ty cũ trên trang web chính thức của Tòa án tối cao Hàn Quốc. Bất ngờ là những điều khoản trong hợp đồng lại chẳng hề bất công, thậm chí có phần ưu ái cho các thành viên DBSK.
Điều khoản phân chia lợi nhuận dành cho DBSK trong hợp đồng gốc
Cụ thể, các phân chia lợi nhuận cho DBSK được thỏa thuận như sau:
Lợi nhuận bán album cứng trong nước:
50 nghìn - 100 nghìn bản: 2%
100 nghìn - 200 nghìn bản: 3%
200 nghìn bản: 5%
Lợi nhuận bán album nhạc số: 10%
Lợi nhuận bán album cứng ở nước ngoài: 70%
Các hoạt động ở nước ngoài (sự kiện, đóng quảng cáo,...): 70%
Concert, lên TV/kênh radio/tạp chí: 65%
Chụp ảnh/photo album: 65%
Kinh doanh trên Internet: 10%
Đặc biệt SM sẽ thưởng thêm 50 triệu won (hơn 1 tỉ VNĐ) khi DBSK bán được hơn 500 nghìn bản album, số tiền thưởng tăng lên 100 triệu won (hơn 2 tỉ VNĐ) nếu lượng tiêu thụ lên đến hơn 1 triệu đĩa. Điều này có nghĩa là các thành viên được trả thêm khi đạt được thành tích trên.
Có thể thấy các thành viên DBSK thu về khoản lợi nhuận khổng lồ nếu đối chiếu theo các điều khoản hợp đồng trên. Từ đó, các cư dân mạng cho rằng JYJ có thể... chẳng hoàn toàn là nạn nhân của "hợp đồng nô lệ và họ chỉ lấy đó làm cớ để tách nhóm.
Bản hợp đồng gốc được cho là có lợi với 5 thành viên DBSK
Trước đó từng có thông tin hiệu lực của bản hợp đồng (kéo dài đến 13 năm, bị cho là ràng buộc quá dài và là cơ sở để JYJ chứng minh mình phải chịu hợp đồng nô lệ) được cho là do chính các thành viên DBSK đề xuất. Thời điểm đó có tin đồn Jaejoong có khả năng bị thay thế khỏi nhóm nên DBSK và gia đình đề nghị kéo dài hợp đồng từ 10 năm lên 13 năm để đề phòng chuyện này.
Một số người bình luận:
"Tôi nghĩ Lee Soo Man là kẻ xấu còn JYJ thực sự là nạn nhân nhưng chẳng phải".
"Cuối cùng thì DBSK mới là người chiến thắng, họ là nhóm nhạc kiếm được nhiều lợi nhuận nhất".
"Hẳn là hợp đồng nô lệ cơ đây".
"Những nô lệ giàu nhất thế giới là đây".
"Giờ nhóm còn có 2 người và hợp đồng đã tốt hơn, không thể tưởng tượng được bộ đôi DBSK kiếm được bao nhiêu".
"Họ kiếm tiền chủ yếu nhờ concert ở Nhật, sự kiện và bán đĩa cứng".
Tuy nhiên 1 số ý kiến cho rằng hợp đồng của DBSK nhìn thì có vẻ có lợi cho các thành viên nhưng vào thời điểm những năm 2000 thì những con số này... chẳng đáng là bao. Khi đó văn hóa Kpop chưa lan rộng toàn cầu nên bán được 500 nghìn bản album cứng là điều vô cùng khó, thậm chí như DBSK, doanh số album trên 100 nghìn bản đã là kì tích. Internet và Youtube chưa phổ biến cũng khiến nhóm khó nhận được lợi nhuận ở mảng này, chưa kể concert ở Nhật cũng không nhiều bằng ở Hàn để có thể "ăn trọn" 70% hoạt động nước ngoài.
Hiện tại cộng đồng fan Kpop đang tranh cãi gay gắt về bản hợp đồng cũ của DBSK, tuy nhiên sự chia cắt của "những vị thần phương Đông" chính là tổn thất lớn cho Kpop. Dù vậy, 2 thành viên còn lại của DBSK và cả JYJ vẫn đang làm rất tốt trên con đường riêng do chính mình chọn lựa.
Sự chia cắt của DBSK khiến công chúng tiếc nuối cho nhóm nhạc nổi tiếng bậc nhất Kpop 1 thời
Nguồn tham khảo: Allkpop, Vietnamese Kpop Reporter
Theo Trí Thức Trẻ
Cư dân mạng phản đối gay gắt khi Yoochun (JYJ) muốn 'nối lại tình xưa' với DBSK Netizen Hàn cho rằng Yoochun đang cố bám víu vào danh tiếng của DBSK khi hình ảnh của anh chàng đã hoàn toàn đổ nát sau scandal . Năm 2016 là quãng thời gian Yoochun (JYJ) phải đối mặt với vận đen lớn nhất sự nghiệp ca hát. Hàng loạt nạn nhân lên tiếng tố cáo nam thần tượng đã tấn công khiến...