“Lật tẩy” sống thử hậu tốt nghiệp
Biết Hải sẽ về quê xin việc sau khi nhận bằng mà không hề có ý rủ mình theo cùng, Lương khóc: “Thì ra anh rủ tôi về sống cùng chỉ vì cần có người hầu hạ cơm nước, giặt giũ lúc xa nhà?”
Sống thử vì cần người… hầu hạ
Thời điểm ra trường là biến cố quan trọng của nhiều mối tình sống thử của SV xem tình yêu có thể tiếp bước hay không. Với nhiều con đường, lối rẽ trong công việc, tương lai, nhiều sự thật về sống thử mà người trong cuộc không ngờ đến được “ lật tẩy”.
Đang trong thời gian chờ bằng, không háo hức tìm chỗ xin việc hay chuẩn bị cho những dự định cho mình, Lương, tân cử nhân ngành sư phạm lại đang vô cùng suy sụp sau khi “bóc trần” tình cảm của Hải, khi hắn ta thẳng thừng: “Sống thử với Lương chỉ vì sống xa nhà, cần người hầu hạ cơm nước, giặt giũ”.
Cách đây hai năm, chính Hải thuyết phục: “Anh yêu em lắm, chỉ muốn ngày nào cũng được ở bên em”, Lương tin tuyệt đối vào tình cảm của anh. Sống với nhau thấy tình yêu của Hải không còn mặn nồng như hồi tán tỉnh nhưng Lương tự an ủi rằng sống chung ai chả bớt lãng mạn, miễn là Hải vẫn thuộc về cô. Hơn nữa, Hải cũng nhiều lần hứa hẹn, ra trường nếu không cùng ở lại thành phố thì cả hai sẽ về quê anh.
Không phải những “tổ ấm” từ sống thử đều xuất phát từ tình cảm (Ảnh minh họa)
Sắp ra trường, Hải lại càng làm ngơ trước dự định tương lai trước đây với Lương và giờ chỉ chờ nhận bằng là cậu ôm đồ tạm biệt thành phố về quê làm việc, để mặc bạn gái với sự thật đau đớn trên.
Khi quyết định sống thử ai chẳng nghĩ vì yêu quá nên muốn được sống với nhau, để tiện chăm sóc nhau. Nhưng thực tế đôi lúc không hẳn vậy, ngoài tình yêu có vô vàn lý do để người ta quyết định sống thử và điều này rất dễ bị “lộ tẩy” trước một biến cố nào đó.
Không chỉ con gái mới là nạn nhân của việc sống thử mà có trường hợp, nam nhi cũng bị… lừa. Quang Đức, 24 tuổi, nhân viên đồ họa của một cửa hàng quảng cáo ở Q. Tân Phú, TPHCM cũng đang trải qua những ngày sốc mà có nằm mơ cậu cũng không hình dung nổi. Khi Đức ra trường đi làm thì gặp và yêu Nhi, cô gái quê ở Thanh Hóa theo học tại một trường CĐ.
Video đang HOT
Đức yêu Nhi thật lòng, lại thấy cô hiền lành nên khi cô đồng ý sống thử, anh đã đinh ninh cô hoàn toàn thuộc về mình. Ba năm trời Nhi theo học ở thành phố, Đức lo cho cô hết mọi thứ, không để cô thiếu thốn thứ gì từ tiền học, tiền ăn và anh còn vay mượn tiền mua xe máy cho “vợ yêu”. Cũng vì thế mà đi làm đã lâu nhưng Đức chả có đồng vốn nào, cũng không hề giúp đỡ được gia đình.
Khi Nhi sắp tốt nghiệp, Đức nóng lòng nghĩ đến một đám cưới của hai người. Anh còn tự hào khoe để “nâng giá” cho bạn gái: “Trong 100 cặp sống thử, cậu nào rồi cũng bỏ người yêu hết. Chỉ có tôi cầu hôn mà em Nhi còn chưa gật đầu”. Nói vậy thôi chứ cậu chắc như đinh, Nhi không lấy mình thì lấy ai.
Thế mà sau khi tốt nghiệp, Nhi nói về quê mấy ngày rồi mất tích luôn, Đức không thể nào liên lạc được. Đức nghỉ làm lặn lội theo địa chỉ gia đình Nhi để tìm thì mới hay, cô đã có người yêu ở quê mấy năm nay, là con ông chủ tiệm bán vàng ở thị trấn.
Gặp Nhi nói chuyện lần cuối, Đức bẽ bàng khi Nhi thật lòng thú nhận thời gian qua chỉ lợi dụng để anh chăm lo, đưa đón mình vì “còn gái một thân một mình ở thành phố” chứ cô xác định lấy anh bạn cùng quê.
Bài học đắt giá
Rất nhiều SV sống thử, đến khi ra trường, đứng trước lựa chọn của tương lai mới biết kẻ mình trao hết tình cảm, cuộc sống lâu nay chỉ đến với mình vì một lý do nào đó chứ không từ tình yêu. Điều này có thể là một cú sốc nặng nề mà không phải ai cũng có thể vững tâm vượt qua nổi.
Khó khăn hơn nữa là những SV sống thử trong quá trình học tập thường không có những định hướng cụ thể cho tương lai của mình vì còn phụ thuộc vào người kia, hoặc định hướng đó không thực hiện được. Thế nên, khi tình yêu tan vỡ họ không phải chỉ phải chống chọi với việc thất tình mà con đường sự nghiệp cũng trở nên bấp bênh hơn.
Như Lương, giờ cô không biết gượng dậy thế nào sau khi nhận ra sự lừa dối của Hải. Giờ đây, khi bạn bè rậm rịch thực thực hiện những dự định của mình như đi làm, học thêm… thì tài sản 4 năm học của Lương gần như là con số không. Bởi vì yêu Hải nên tâm lý lâu nay của cô là chờ người yêu mới cùng quyết. Đến lúc này, Lương cũng chỉ có thể tự trách mình đã ngô nghê, tự đặt bản thân vào cuộc sống “đùa với dao”.
Ngoài nạn nhân là người đáng trách thì những kẻ lợi dụng tình cảm người khác cũng không dễ dàng có được kết cục tốt đẹp. Như Nhi, tưởng rằng sau 3 năm trời lợi dụng tình yêu của Đức, giờ cầm tấm bằng về nhờ anh người yêu giàu có ở quê xin việc và cưới là yên thân. Nào ngờ, anh người yêu ở quê giờ mới nhận ra, mấy năm đi học ở thành phố, Nhi đã lừa dối mình, đi lại với Đức thì bỏ ngay không thương tiếc.
Nhi còn thanh minh, chỉ yêu Đức cho vui thì càng bị anh chàng ngỡ là chồng sắp cưới khinh bỉ vì: “Chỉ vì yêu cho vui mà cô chấp nhận ăn ở với người ta như vợ chồng”. Giờ Nhi đang chơi vơi chẳng biết làm thế nào vì với tấm bằng của cô về quê không có tiền của anh người yêu thì cũng chẳng thể nào xin nổi việc.
Ngay cả việc sống thử xuất phát từ tình yêu cũng đã dễ gặp trắc trở khi ra trường thì những tình cảm bắt nguồn từ vụ lợi chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả không hay. Đây có lẽ là điều cảnh tỉnh cho những bạn trẻ không lường được hết hậu quả của việc sống thử.
Theo VietNamNet
Hỏng việc, mất mạng vì bói toán
Nhiều người quá mê mụ bói toán, kén chọn giờ tốt, ngày tốt, xem phong thủy với mong muốn tránh xung khắc và hy vọng sẽ gặp nhiều điều may mắn. Chính điều này kéo theo bao hệ lụy, tốn kém, thậm chí vẫn gặp rủi ro và mất mạng như thường...
Bốn "thầy" chọn một ngày cưới vẫn... hỏng
Việc chọn ngày dựng vợ gả chồng cho con của gia đình bác Nguyễn Văn Xuân (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) mới thật kỳ công. Để chọn được một ngày cưới cho con, gia đình bác Xuân phải nhờ tới 4 "thầy". Trước hết để xem ngày cưới, bác Xuân đã nhờ người quen ở Nghệ An đi tìm "thầy" xem rồi so sánh đối chiếu với thầy ngoài Hà Nội. Bác Xuân bảo: "Con trai tôi sinh năm 1983, vợ sắp cưới sinh năm 1988, cả mấy thầy xem ngày giờ, tháng sinh đều bảo hợp nhau, cả về đường công danh, con cái... Thế nhưng xem tuổi hợp chưa đủ, tôi phải chọn ngày, giờ không kỵ để tránh xung khắc".
Theo lời kể của bác Xuân: "Để chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai, vợ tôi rất kỹ tính trong việc chọn ngày, giờ với lý do muốn con có hạnh phúc bền lâu phải kén ngày, không thể qua loa được. Có kiêng có lành vẫn hơn. Tôi cũng không tin lắm về việc ngày tốt- xấu, miễn là chúng nó có tình cảm chân thành với nhau. Thế nhưng vợ tôi nhờ 4 "thầy" khác nhau xem giúp".
Mù quáng tin vào bói toán có thể mất mạng, tan cửa nát nhà. (Ảnh minh hoạ).
Bác Xuân kể rằng: "Thầy phán cưới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới đều kén lấy giờ hoàng đạo...Cuối cùng vợ tôi chắp nối thông tin từ 4 "thầy" cũng chọn được ngày đẹp nhất là 19/10". Chắc mẩm việc sẽ êm xuôi. Khi thuê xe đón dâu, đã dặn bên cho thuê xe phải điều lái xe kinh nghiệm, nhưng đến cuối cùng nhà xe vẫn điều lái xe trẻ măng với lý do các "tài già" đều đang bận.
Chẳng hiểu có phải thế, khi xe đón dâu đến gần nhà gái, thì xe mất lái tông vào rải phân cách, người không sao nhưng hoa cưới và nắp capô xe móp méo. Vào nhà gái, về nhà trai đều không đúng giờ như thầy phán. Sau sự cố đáng tiếc này bác Xuân nói: "Vừa chậm giờ mà cuối cùng vẫn phải đón dâu bằng xe "thương binh". Suy cho cùng việc xảy hoạ, phúc vẫn là do con người thôi. Bà nhà tôi từ đó cạch mặt mấy ông thầy suốt ngày phán phải thế này, thế kia".
Tự vẫn, nguy cơ tan vỡ gia đình vì... thầy bói
Chị Nguyễn Thị Na sinh năm 1985 quê ở huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, lấy chồng, về làm dâu ở huyện Thanh Hà cùng tỉnh được phát hiện chết dưới hồ gần nhà chồng. Cái chết khó hiểu của chị Na xảy ra chỉ sau khi chị sinh cháu 10 ngày khiến cho người thân bàng hoàng. Mới đây, 8 năm sau cái chết của chị Na, khi thu dọn nhà, bà mẹ chồng mới phát hiện ra lá thư tuyệt mệnh của con dâu. Theo đó chị Nguyễn Thị Na tìm đến cái chết là vì theo lời thầy bói phán chị có tướng sát con, mẹ sống thì con chết, con chết thì mẹ sống, nên người mẹ trong một phút quẫn trí đã tìm cách ra đi. Câu chuyện đau lòng này đến giờ vẫn khiến cho nhiều người day dứt.
Như trở thành lệ bất thành văn, mỗi khi đi đâu, làm gì, chị Nguyễn Vân Hương (phố Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) không thể bỏ qua việc nhờ "thầy" xem cho ngày kỵ, giờ kỵ không nên xuất hành, không nên làm. Chị sùng "thầy" tới mức ngày nào thầy phán sát chủ, làm ăn thua lỗ là sẵn sàng đóng cửa đi chơi. Nhiều người còn mỉa mai: "Đi nghỉ mát cũng phải xem giờ".
Ảnh minh họa
Lý giải cho việc kén ngày, giờ tốt- xấu, chị Hương phân trần: "Xuất phát từ tâm lý, mọi việc làm có thành có bại nên tôi rất lưu tâm đến việc tránh giờ kỵ, ngày kỵ. Cũng vì lẽ đó việc kinh doanh của tôi cũng gặp nhiều may mắn. Tôi vẫn nhớ như in, ngày khai trương cửa hàng, tôi đã nhờ "thầy" xem ngày. Khi đó "thầy" bảo, tôi chọn giờ hợp nên có thần tài phù hộ, mở rộng kinh doanh buôn bán".
Vì sùng bái chuyện xem ngày giờ nên việc nhỏ nhất chị cũng tin vào việc xem giờ. Cách đây 1 năm, chị phải lo cho đứa con học hết lớp 1 có kết quả tốt, khi sang lớp 2 muốn xin vào lớp chọn, nên muốn đưa con đến nhà cô giáo để nhờ cô quan tâm. Cho rằng đây cũng là việc trọng đại nên chị cũng nhờ thầy xem hộ giờ khởi hành. Theo như "thầy phán" đúng 21h đến thì cô giáo sẽ có nhà và mọi sự được may mắn.
Hôm đó, chị Hương đi làm về muộn nên 21h10 phút, hai mẹ con chị mới đến cửa nhà cô nhưng cô vừa đi ra khỏi nhà. Ngay lập tức chị Hương gọi điện cho cô thì nhận câu trả lời: "Tôi bận, vừa đi rồi". Chị chợt nhớ đến "thầy" đã chọn giờ nên càng tấm tắc. Sau lần gặp hụt đó, cô con gái chị Hương không được vào lớp chọn nên chị này càng nhất nhất tin vào việc xem giờ xuất phát, ai nói gì cũng bỏ ngoài tai. Quanh năm làm bất cứ việc lớn nhỏ gì chị cũng hỏi thầy. Thậm chí khi đã quen thầy, chị không cần đến tận nơi, mà cứ ngồi nhà a lô hỏi thầy, xem thầy phán thế nào thì mới bắt đầu khởi hành.
Khổ nỗi chồng chị lại là người không duy tâm, nên thấy vợ suốt ngày lo bói toán, ngày giờ nên thấy mệt mỏi. Có hôm có việc về quê có giỗ, phải về chị vợ cũng nhất nhất xem ngày mới đi, bực mình anh chồng về quê giỗ một mình. Cuộc sống gia đình căng thẳng vì tài chính, áp lực về việc chăm lo cho con cái, nhà cửa lại thêm một thứ vô hình đè nặng khiến trong nhà không lúc nào thấy thoải mái. Sau nhiều lần cãi vã anh chồng chị không chấp nhận nổi sự nhiêu khê, vô lý đã nói đến chuyện đường ai nấy đi vì không chịu nổi bà vợ suốt ngày mê xem ngày, giờ xuất phát... hơn là lo việc gia đình nội, ngoại.
Thầy bói có thể bị phạt tới 50 triệu và 10 năm tù "Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng, đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm. Trong trường hợp làm chết người thì có thể bị phạt tù từ 3 đến 10 năm". (Luật sư Đào Duy Hoằng,Văn phòng luật sư Trường Tín)
Theo Người đưa tin
Ăn nhậu trên từng cây số: Từ lãng phí đến hệ lụy Những ngày này, có đi ra chợ mới thấy hết được nỗi khổ tâm của các bà nội trợ. Ngoài việc tính toán khi mua từng bó rau, con cá cho bữa ăn gia đình, họ còn phải "thắt lưng buộc bụng" để lo những khoản tiền điện, nước, học phí của con em... Thế nhưng, khi đi qua những tuyến đường... ở...