Lật tẩy những nguyên nhân chính khiến da và tóc đổ dầu
Bạn có thể khắc phục rất nhiều vấn đề thường gặp về da nếu hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến chúng.
Dầu thừa trên da như cách gọi thông thường của đa số chúng ta thực chất chính là bã nhờn – một loại dầu tự nhiên được sản xuất bởi tuyến bã nhờn giúp tóc và da được ngậm nước. Các tuyến bã nhờn được phân bố khắp cơ thể, gồm cả da đầu. Có một số yếu tố dẫn đến tình trạng bã nhờn dưới da hoạt động quá mức, khiến da và tóc đổ dầu nhiều quá mức cần thiết. May mắn thay, chúng ta có thể kiểm soát phần nào tình trạng trên nếu biết rõ nguyên nhân của chúng.
Chúng ta có thể kiểm soát một số yếu tố khiến da và tóc đổ dầu. Ảnh: Madame Figaro.
CÁC TUYẾN DẦU HOẠT ĐỘNG QUÁ MỨC
Tuyến bã nhờ hoạt động quá mức có thể là do di truyền. Tình trạng tóc đổ dầu có xu hướng phổ biến hơn với những mái tóc thẳng và dày tự nhiên. Nếu tóc bạn lượn sóng hoặc xoăn, dầu sẽ không phân phối qua các sợi còn lại một cách nhanh chóng. Bạn phải thật cẩn thận khi chải tóc với tóc đổ dầu, bởi chải tóc quá thường xuyên sẽ làm tăng lượng bã nhờn trên toàn bộ phần tóc còn lại của bạn. Để hạn chế tình trạng khó chịu do dầu, làm sạch da đầu và da mặt hàng ngày là điều cần thiết.
Ảnh: Unsplash.
NỘI TIẾT TỐ THAY ĐỔI
Thay đổi nội tiết tố là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng dầu thừa ở da thường. Sản xuất bã nhờn một phần được kiểm soát bởi các hormone gọi là androgen, có thể tăng đột biến trong giai đoạn dậy thì. Những hormone này cũng có thể tăng trong thời kỳ mang thai và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, cũng như tác dụng phụ của một số loại thuốc tránh thai. Stress cũng là một yếu tố trong cân bằng nội tiết tố và sản xuất dầu ở cả nam và nữ. Do đó bạn thường sẽ thấy da và tóc đổ dầu trước những sự kiện quan trọng khiến cơ thể căng thẳng. Để tránh điều này xảy ra, không gì hơn việc giữ tâm trí thoải mái.
Thường xuyên theo dõi cơ thể và khám bác sĩ ngay khi cảm thấy nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến da và tóc. Ảnh: glamfashion.
KHÍ HẬU
Độ ẩm cao có thể dẫn đến da đầu nhờn và đổ dầu trên da mặt. Điều này thực sự trở thành vấn đề đáng lưu tâm nếu bạn vốn sở hữu làn da nhờn nhưng lại hay ở khu vực có độ ẩm cao quanh năm. Ở các khu vực khác, tình trạng này có thể chỉ xảy ra ở những tháng nắng nóng.
Video đang HOT
GỘI ĐẦU/ RỬA MẶT QUÁ NHIỀU LẦN
Nhiều người tin rằng rửa mặt hoặc gội đầu nhiều lần trong ngày sẽ giúp da sạch và bớt nhờn. Nhưng điều này thực chất là sai lầm tai hại. Việc này chỉ càng kích hoạt tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn gây dầu thừa. Tốt nhất với tóc đổ dầu nhiều, bạn chỉ nên gội mỗi ngày một lần là đủ. Bên cạnh đó, hãy duy trì thói quen rửa mặt hai lần một ngày vào sáng và tối.
LÀM GÌ ĐỂ GIẢM BỚT TÌNH TRẠNG DA VÀ TÓC NHỜN?
Lựa chôn sản phẩm phù hợp là điều quan trọng, nếu không tình trạng sẽ ngày một tồi tệ hơn. Dầu gội và sữa rửa mặt gốc dầu chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề, vì vậy hãy lựa chọn các sản phẩm gốc nước cho da và tóc của bạn. Nếu tóc đổ dầu kèm với gàu, hãy cân nhắc dùng thử dầu gội trị gàu hai lần một tuần để cân bằng độ ẩm. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, uống nhiều nước và kiểm soát căng thẳng cũng sẽ giúp điều chỉnh cường độ sản xuất dầu.
Ảnh: Unsplash.
CHĂM SÓC TÓC ĐỔ DẦU
Gội đầu hàng ngày với sản phẩm chứa công thức đặc biệt dành cho tóc dầu.Nhẹ nhàng mát xa da đầu trong khi gội đầu ít nhất năm phút trước khi xả.Lặp lại ngay nếu tóc đặc biệt nhờn, và một lần nữa sau đó trong ngày, nếu cần thiết.Bỏ qua kem xả tóc. Nếu bạn muốn dùng dầu xả, hãy chọn sản phẩm không chứa dầu; chỉ dùng một lượng vừa đủ cho đuôi tóc, không dùng trên phần gốc.Không chải tóc bằng lược quá nhiều. Khi chải tóc, tránh để lược tiếp xúc với da đầu. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế việc chuyển dầu từ da đầu sang tóc.Nếu bạn có da đầu nhờn, hãy sử dụng dầu gội có chứa chất tẩy, chẳng hạn như ammonium hoặc sodium lauryl sulfate.
CHĂM SÓC DA MẶT NHỜN
Sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, hãy sử dụng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành riêng cho da dầu. Bạn cũng có thể dùng xà phòng cho da mặt loại không chứa mùi thơm và dùng nước ấm để rửa mặt. Đối với da đặc biệt nhờn, có thể rửa mặt thêm vào ban ngày nhưng tránh rửa quá kỹ vì sẽ làm da bị khô.Sử dụng mỹ phẩm gốc nước, không dầu; nên chọn sản phẩm dạng bột hơn là kem.Trang bị thêm giấy thấm dầu khi ra ngoài và dùng khi da mặt đổ nhiều dầu.
TRÁNH XA STRESS VÀ CẨN THẬN KHI SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI
Nếu tình trạng da mặt và tóc đổ nhiều dầu vì thay đổi nội tiết tố do thuốc tránh thai, hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa để lựa chọn thuốc hoặc cách tránh thai phù hợp hơn. Trong cuộc sống, có một số cách giúp bạn kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thiền, xoa bóp, châm cứu và yoga. Không để stress có cơ hội tấn công sẽ giúp da và sức khỏe thể chất tốt hơn.
Một số loại thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến tình trạng đổ dầu của da và tóc. Ảnh: fashioninfluencers.
Theo elle.vn
'Bí kíp' dùng kem chống nắng đúng cách để khỏi mắc ung thư da
Các sản phẩm trang điểm có chỉ số chống nắng SPF và các loại dầu từ thiên nhiên không đủ để bảo vệ da khỏi ánh nắng.
Hầu hết chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc bôi kem chống nắng, tuy nhiên vẫn có những sai lầm khi chống nắng có thể gây tổn thương da. Dưới đây là những điều bạn cần thực hiện để làm chậm quá trình lão hóa.
Chỉ số SPF trong các sản phẩm trang điểm không đủ để bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng
Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem nền có SPF (yếu tố chống nắng) không thể bảo vệ da hoàn toàn. Lượng kem chống nắng đủ để bảo vệ da là khoảng 1 thìa cà phê, các sản phẩm trang điểm có SPF được sử dụng như lớp bổ sung là tốt nhất.
Không sử dụng các loại dầu tự nhiên để chống nắng
Nhiều thông tin trên Internet cho rằng các loại dầu như dầu cà rốt, dầu bơ và dầu dừa có thể hoạt động như một loại kem chống nắng. Điều này là không đúng. Các loại dầu tự nhiên chứa giá trị SPF rất thấp và không phải tất cả đều được sản xuất theo cùng một cách, vì vậy bạn sẽ không bao giờ có số đo chính xác về lượng SPF trong các sản phẩm này.
Kem chống nắng khiến bạn nổi mụn
Giống như tất cả các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm, các sản phẩm chứa SPF có thể phản ứng khác nhau với làn da của bạn. Kem chống nắng nặng và dày hơn hầu hết các sản phẩm trang điểm, có thể dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nếu không được loại bỏ đúng cách.
Nếu da mặt bạn bị nổi nhiều mụn, đừng đổ lỗi cho quy trình chăm sóc da mà hãy thử dùng kem chống nắng vật lý. Không giống như kem chống nắng hóa học, kem chống nắng vật lý nằm trên lớp biểu bì thay vì thâm nhập vào trong da.
Quần áo không bảo vệ bạn hoàn toàn trước tác hại của tia UV
Bạn có thể nghĩ rằng bất kỳ loại quần áo đều có tác dụng chống nắng. Thật không may, điều này không đúng vì tia UV có thể xuyên qua vải và thậm chí cả cửa sổ. Đây là lý do tại sao có những thương hiệu tạo ra quần áo chống tia UV.
Đừng quên chống nắng cho mắt và môi
Khi các thí nghiệm SPF được thực hiện bằng máy ảnh UV, nó cho thấy mọi người thường bỏ qua môi và mắt. Nhớ thoa son dưỡng môi có chỉ số SPF, thoa kem chống nắng trên mí mắt và đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím.
Mồ hôi có thể làm trôi kem chống nắng
Kem chống nắng thể thao lưu trên da trong khoảng 80 phút, nhưng các sản phẩm dễ dàng bị loại bỏ thông qua mồ hôi và sự cọ xát.
Bôi lại kem chống nắng bất cứ khi nào bạn đổ nhiều mồ hôi. Nhưng bạn vẫn cần rửa sạch kem chống nắng.
Điều này có thể mâu thuẫn với điểm trước, nhưng kem chống nắng khó loại bỏ hoàn toàn. Kem chống nắng dày và dính cần sử dụng sản phẩm rửa có gốc dầu và mát xa thích hợp để được rửa sạch hoàn toàn.
Dầu oliu tốt tuyệt vời cho bệnh nhân cao huyết áp
Huyết áp cao là một căn bệnh nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe nếu không được điều trị. Phương pháp kiểm soát chỉ số đường huyết tốt nhất là thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng.
Mụn thịt dư: Dấu hiệu ít ai ngờ cảnh báo bệnh tiểu đường týp 2
Các triệu chứng chẩn đoán bệnh tiểu đường týp 2 bao gồm sụt cân không rõ nguyên nhân, đi tiểu nhiều hơn bình thường và cảm thấy rất mệt mỏi. Một số biểu hiện trên da là triệu chứng cảnh báo nguy cơ tăng đường huyết bạn không nên bỏ qua.
GIANG VŨ
Theo tienphong.vn
Có 1 thành phần mỹ phẩm chúng ta kỳ thị bấy lâu nay: Tưởng là hại nhưng hóa ra lại lợi không tưởng Nhiều chị em vẫn kháo nhau không nên dùng mỹ phẩm có chứa cồn, nhưng trên thực tế không phải loại cồn nào cũng có hại cho da. Bấy lâu nay cồn vẫn được nhiều người xem là thành phần nguy hại trong mỹ phẩm, cần phải tránh xa. Mọi món mỹ phẩm có chứa cồn đều ít nhiều khiến các chị em...