Lật tẩy những chiêu lừa của nhà ngoại cảm
Chỉ vì hám lợi, nhiều nhà ngoại cảm đã bất chấp nỗi đau của các gia đình có thân nhân bị thất lạc phần mộ để lừa đảo họ bằng các chiêu thức hết sức tinh vi.
Dùng hóa chất để tạo ảo giác
Lợi dụng niềm mong mỏi tìm được hài cốt người thân của dân, rất nhiều chiêu thức lừa đảo được các nhà ngoại cảm áp dụng một cách thành công. Phần lớn mộ tìm được qua “áp vong” chỉ là những bộ cốt trong vô danh nghĩa trang, hoặc những nắm đất tượng trưng đào được dưới lòng đất trong rừng sâu. Mỗi năm có bao nhiêu ngôi mộ đã được tìm thấy như thế? Chưa ai thống kê được con số này cũng như chưa ai dám chắc bao nhiêu phần trăm là chính xác trong số đó. Để qua mắt thân nhân của các liệt sĩ những nhà ngoại cảm rởm này đã dựng nên những màn kịch hết sức tinh vi.
Tại Nghệ An hiện nay xuất hiện nhiều trung tâm ngoại cảm tự phát. (Nguồn: Dân trí)
Bác sĩ Đỗ Thanh Tuấn – Phó trưởng Khoa Nội 2, Viện Y học hàng không đã từng tiết lộ một chiêu thức lừa đảo rất đáng sợ. Bác sĩ này cho biết trên báo Pháp luật Việt Nam, khi một người nào đó thành tâm đi đến gặp ông đồng, bà cốt với mục đích là gọi hồn, triệu vong thì tâm tưởng của người đó đã bị ám ảnh bởi chuyện vong nhập, hồn về. Đó là một dạng tự kỷ ám thị. Đặc biệt, bác sĩ Tuấn còn tiết lộ: “Sau khi người đi gọi hồn, triệu vong đã bị tự kỷ ám thị, những đối tượng đồng cốt thường dùng một loại hóa chất. Hóa chất này có tác dụng gây ảo giác, kích động tâm lý gây ra sự hoảng loạn, xúc động. Đây là một thủ thuật tương đối phổ biến”.
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Tin học ứng dụng – UIA) cũng cho biết trên báo Pháp luật Việt Nam: “Tôi cũng biết được một thủ đoạn là dùng hóa chất, dược liệu để đánh lừa cảm giác, đánh gục ý thức của người đến xem. Nếu dùng quá liều sẽ gây những tác dụng phụ rất lớn”.
Chính loại hóa chất “lạ” này đã tác động gây ảo giác để rồi sau đó, người đi tìm mộ đã hoàn toàn bị nhà ngoại cảm điều khiển.
Dùng “chân gỗ” nghe ngóng tình hình
Ngoài ra còn một chiêu lừa rất tinh vi của các nhà ngoại cảm, đó là việc sử dụng “chân gỗ”. Nghĩa là, các nhà ngoại cảm nuôi một đội quân chuyên đi nghe ngóng thông tin của các gia đình đi tìm mộ. Đội quân này được trang bị đầy đủ điện thoại, chi phí…Sau đó, đội “chân gỗ” báo cáo lại thông tin thu thập được cho “nhà ngoại cảm”. Nhà ngoại cảm lại dùng những thông tin này để “ra đòn” phủ đầu với tín chủ.
Video đang HOT
Sau khi khiến tín chủ “choáng”, nhà ngoại cảm tiếp tục dựng ra những vở kịch để dẫn đường nạn nhân. Khi một gia đình có người thân bị thất lạc phần mộ chỉ cần nghe nhà ngoại cảm phán “Có phải anh mất ở X, Y. Z…năm này …không?” Thông tin chính xác ban đầu này đã đánh gục tâm lý người đi tìm mộ, khiến họ nhất nhất đều tin tưởng nhà ngoại cảm. Hoặc trong quá trình các gia đình chờ đến lượt để nhập vong có ngồi tám chuyện với nhau và hé lộ ít nhiều thông tin về thân nhân của họ. Các nhà ngoại cảm đều có các đệ tử đi nghe ngóng tình hình sau đó đi mật báo lại cho nhà ngoại cảm.
Dựng hài cốt giả
Không tốn kém như việc dùng hóa chất, dược liệu hay chân gỗ, một số nhà ngoại cảm tự xưng lại còn mất nhân tính hơn khi dựng mộ giả nhằm tung tin đó là phần mộ của liệt sĩ.
Trên báo Tiền phong có dẫn câu chuyện đầy đau xót của gia đình ông Nguyễn Đình Nhu, một cán bộ về hưu ở phường Bắc Hà (TP. Hà Tĩnh). Ông Nhu có người em trai là liệt sĩ Nguyễn Hữu Điền, quê ở Kỳ Tây, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đi bộ đội và hy sinh năm 1968 tại chiến trường Quảng Trị. Qua lời giới thiệu, ông Nhu gặp hai “nhà ngoại cảm” là ông Đặng Xuân Ba, quê ở Xuân Trường, Nam Định và ông Nguyễn Đình Mai, cán bộ Hội CCB tỉnh Lâm Đồng, nhận lời tìm giúp mộ em trai ông. Các gia đình bèn mời hai ông giúp đỡ và tổ chức thuê xe ô tô về huyện Hướng Hóa (Quảng Trị ) bắt đầu cuộc tìm kiếm.
Đến cơ quan quân sự huyện Hướng Hóa ngày 17/9/2006, ngày thứ nhất diễn ra khá suôn sẻ. Nhờ sự chỉ dẫn của hai “nhà ngoại cảm”, đoàn đã tìm thấy hai “mộ” liệt sĩ qua hai lọ pê-ni-xi-lin trong đó có các mảnh giấy viết họ tên, quê quán liệt sĩ, kèm theo một ít xương.
Sự việc diễn ra quá nhanh chóng và đơn giản khiến thân nhân các gia đình liệt sĩ đều tỏ ý nghi ngờ. Phát hiện những điểm đáng nghi, đoàn tìm mộ đã đề nghị ngừng đào và mời hai nhà ngoại cảm về cơ quan quân sự huyện để làm việc.
Khi cơ quan chức năng kiểm tra hành lý của hai ông Đặng Xuân Ba và Nguyễn Đình Mai thì phát hiện ra họ cất giấu 6 lọ pê-ni-ci-lin, mỗi lọ có bọc ni-lông màu xanh, còn bên trong lọ đều có các mảnh giấy ghi tên người: Diễn, Hội, Tước, Trung… Hành lý của hai “nhà ngoại cảm” chẳng có gì ngoài các thứ nói trên và 14 túi ni-lông màu trắng đựng những mẩu xương vụn màu đen và màu trắng bạc. Có 13 mẫu giấy trắng cỡ 2×4cm, trong đó có 3 mẫu ghi sẵn tên: Ninh Văn Quang, Nguyễn Hữu Điền, Lê Viết C. Đặc biệt, các lọ đựng giấy, túi đựng xương này rất giống với những thứ mà hai “nhà ngoại cảm” nhặt ra từ các hố mà họ bảo thân nhân liệt sĩ đào bới.
Với hành vi này, tháng 10/2006, Đặng Xuân Ba, trú tại Lâm Đồng bị Công an huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bắt về tội lừa đảo.
Hành động của hai nhà ngoại cảm rởm đã khoét sâu thêm nỗi đau của gia đình thân nhân liệt sĩ đã khuất.
Lý giải về hiện tượng “áp vong”, Bác sĩ Phạm Ngọc Ngô, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Nghệ An cũng cho rằng, hiện tượng “áp vong” ở các trung tâm tìm kiếm mộ liệt sĩ thực chất là hiện tượng lên đồng. “Chính trong môi trường gây hiệu ứng tiêu cực: đông đúc, nắng nôi, mệt mỏi do chờ đợi lâu, ai cũng khóc, ai cũng cười… bệnh phát sinh là không thể tránh khỏi. Nét chung ở môi trường này là cảm ứng tiêu cực lây sang nhau, cảm giác như có “vong linh” nhập vào” – bác sĩ Ngô nhấn mạnh trên tờ Nông nghiệp Việt Nam. Bác sĩ Ngô cũng khuyến cáo các thân nhân liệt sĩ phải tỉnh táo, nếu các trung tâm có khả năng đặc biệt về ngoại cảm hay tâm linh thật thì mình cũng phải bình tĩnh, nghe ngóng, tránh bị lừa.
Hầu hết các gia đình thân nhân liệt sĩ đều có mong muốn cháy bỏng là tìm thấy phần mộ của người thân nhưng sự khao khát chính đáng ấy đã bị kẻ xấu lợi dụng.
Theo VietNamNet
"Lật tẩy" sống thử hậu tốt nghiệp
Biết Hải sẽ về quê xin việc sau khi nhận bằng mà không hề có ý rủ mình theo cùng, Lương khóc: "Thì ra anh rủ tôi về sống cùng chỉ vì cần có người hầu hạ cơm nước, giặt giũ lúc xa nhà?"
Sống thử vì cần người... hầu hạ
Thời điểm ra trường là biến cố quan trọng của nhiều mối tình sống thử của SV xem tình yêu có thể tiếp bước hay không. Với nhiều con đường, lối rẽ trong công việc, tương lai, nhiều sự thật về sống thử mà người trong cuộc không ngờ đến được "lật tẩy".
Đang trong thời gian chờ bằng, không háo hức tìm chỗ xin việc hay chuẩn bị cho những dự định cho mình, Lương, tân cử nhân ngành sư phạm lại đang vô cùng suy sụp sau khi "bóc trần" tình cảm của Hải, khi hắn ta thẳng thừng: "Sống thử với Lương chỉ vì sống xa nhà, cần người hầu hạ cơm nước, giặt giũ".
Cách đây hai năm, chính Hải thuyết phục: "Anh yêu em lắm, chỉ muốn ngày nào cũng được ở bên em", Lương tin tuyệt đối vào tình cảm của anh. Sống với nhau thấy tình yêu của Hải không còn mặn nồng như hồi tán tỉnh nhưng Lương tự an ủi rằng sống chung ai chả bớt lãng mạn, miễn là Hải vẫn thuộc về cô. Hơn nữa, Hải cũng nhiều lần hứa hẹn, ra trường nếu không cùng ở lại thành phố thì cả hai sẽ về quê anh.
Không phải những "tổ ấm" từ sống thử đều xuất phát từ tình cảm (Ảnh minh họa)
Sắp ra trường, Hải lại càng làm ngơ trước dự định tương lai trước đây với Lương và giờ chỉ chờ nhận bằng là cậu ôm đồ tạm biệt thành phố về quê làm việc, để mặc bạn gái với sự thật đau đớn trên.
Khi quyết định sống thử ai chẳng nghĩ vì yêu quá nên muốn được sống với nhau, để tiện chăm sóc nhau. Nhưng thực tế đôi lúc không hẳn vậy, ngoài tình yêu có vô vàn lý do để người ta quyết định sống thử và điều này rất dễ bị "lộ tẩy" trước một biến cố nào đó.
Không chỉ con gái mới là nạn nhân của việc sống thử mà có trường hợp, nam nhi cũng bị... lừa. Quang Đức, 24 tuổi, nhân viên đồ họa của một cửa hàng quảng cáo ở Q. Tân Phú, TPHCM cũng đang trải qua những ngày sốc mà có nằm mơ cậu cũng không hình dung nổi. Khi Đức ra trường đi làm thì gặp và yêu Nhi, cô gái quê ở Thanh Hóa theo học tại một trường CĐ.
Đức yêu Nhi thật lòng, lại thấy cô hiền lành nên khi cô đồng ý sống thử, anh đã đinh ninh cô hoàn toàn thuộc về mình. Ba năm trời Nhi theo học ở thành phố, Đức lo cho cô hết mọi thứ, không để cô thiếu thốn thứ gì từ tiền học, tiền ăn và anh còn vay mượn tiền mua xe máy cho "vợ yêu". Cũng vì thế mà đi làm đã lâu nhưng Đức chả có đồng vốn nào, cũng không hề giúp đỡ được gia đình.
Khi Nhi sắp tốt nghiệp, Đức nóng lòng nghĩ đến một đám cưới của hai người. Anh còn tự hào khoe để "nâng giá" cho bạn gái: "Trong 100 cặp sống thử, cậu nào rồi cũng bỏ người yêu hết. Chỉ có tôi cầu hôn mà em Nhi còn chưa gật đầu". Nói vậy thôi chứ cậu chắc như đinh, Nhi không lấy mình thì lấy ai.
Thế mà sau khi tốt nghiệp, Nhi nói về quê mấy ngày rồi mất tích luôn, Đức không thể nào liên lạc được. Đức nghỉ làm lặn lội theo địa chỉ gia đình Nhi để tìm thì mới hay, cô đã có người yêu ở quê mấy năm nay, là con ông chủ tiệm bán vàng ở thị trấn.
Gặp Nhi nói chuyện lần cuối, Đức bẽ bàng khi Nhi thật lòng thú nhận thời gian qua chỉ lợi dụng để anh chăm lo, đưa đón mình vì "còn gái một thân một mình ở thành phố" chứ cô xác định lấy anh bạn cùng quê.
Bài học đắt giá
Rất nhiều SV sống thử, đến khi ra trường, đứng trước lựa chọn của tương lai mới biết kẻ mình trao hết tình cảm, cuộc sống lâu nay chỉ đến với mình vì một lý do nào đó chứ không từ tình yêu. Điều này có thể là một cú sốc nặng nề mà không phải ai cũng có thể vững tâm vượt qua nổi.
Khó khăn hơn nữa là những SV sống thử trong quá trình học tập thường không có những định hướng cụ thể cho tương lai của mình vì còn phụ thuộc vào người kia, hoặc định hướng đó không thực hiện được. Thế nên, khi tình yêu tan vỡ họ không phải chỉ phải chống chọi với việc thất tình mà con đường sự nghiệp cũng trở nên bấp bênh hơn.
Như Lương, giờ cô không biết gượng dậy thế nào sau khi nhận ra sự lừa dối của Hải. Giờ đây, khi bạn bè rậm rịch thực thực hiện những dự định của mình như đi làm, học thêm... thì tài sản 4 năm học của Lương gần như là con số không. Bởi vì yêu Hải nên tâm lý lâu nay của cô là chờ người yêu mới cùng quyết. Đến lúc này, Lương cũng chỉ có thể tự trách mình đã ngô nghê, tự đặt bản thân vào cuộc sống "đùa với dao".
Ngoài nạn nhân là người đáng trách thì những kẻ lợi dụng tình cảm người khác cũng không dễ dàng có được kết cục tốt đẹp. Như Nhi, tưởng rằng sau 3 năm trời lợi dụng tình yêu của Đức, giờ cầm tấm bằng về nhờ anh người yêu giàu có ở quê xin việc và cưới là yên thân. Nào ngờ, anh người yêu ở quê giờ mới nhận ra, mấy năm đi học ở thành phố, Nhi đã lừa dối mình, đi lại với Đức thì bỏ ngay không thương tiếc.
Nhi còn thanh minh, chỉ yêu Đức cho vui thì càng bị anh chàng ngỡ là chồng sắp cưới khinh bỉ vì: "Chỉ vì yêu cho vui mà cô chấp nhận ăn ở với người ta như vợ chồng". Giờ Nhi đang chơi vơi chẳng biết làm thế nào vì với tấm bằng của cô về quê không có tiền của anh người yêu thì cũng chẳng thể nào xin nổi việc.
Ngay cả việc sống thử xuất phát từ tình yêu cũng đã dễ gặp trắc trở khi ra trường thì những tình cảm bắt nguồn từ vụ lợi chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả không hay. Đây có lẽ là điều cảnh tỉnh cho những bạn trẻ không lường được hết hậu quả của việc sống thử.
Theo VietNamNet
Lật tẩy "công nghệ" biến "rau bẩn" thành rau sạch Nhận được thông tin từ một số nông dân trong một hợp tác xã (HTX) trồng rau tại Đồng Nai về việc vị Chủ nhiệm HTX này có trò "ảo thuật" biến "rau chợ" thành "rau an toàn", nhóm phóng viên - cộng tác viên của báo đã vào cuộc, phát hiện ra một sự thật khó tin. Suốt một thời gian dài,...