Lật tẩy mánh khóe câu khách của truyền hình thực tế
Bên cạnh những chiêu trò của nghệ sĩ nhằm mục đích PR gây choáng váng phía sau cánh gà, người ta còn giật mình với những mánh bài câu dư luận của những show truyền hình thực tế đang làm mưa làm gió hiện nay.
Vài năm trở lại đây, các chương trình truyền hình thực tế đổ bộ và xâm lấn ồ ạt vào đời sống giải trí Việt Nam. Không phủ nhận những hiệu ứng tích cực làm phong phú thêm thực đơn giải trí trên truyền hình, nhưng để đạt được những thành công ấy, nhà sản xuất đã phải dùng đến không ít mánh bài, đôi khi cả sự nhẫn tâm để đạt được mục đích kéo khán giả ngồi lại trước màn hình tivi giờ phát sóng.
Mời sao khủng tham gia chương trình
Cách làm để tạo được hiệu ứng truyền thông nhanh nhất là mời càng nhiều sao khủng vào tham gia chương trình càng tốt. Tất nhiên, đây cũng sẽ là cách làm tốn kém nhất về mặt kinh tế nên thường chỉ những đơn vị sản xuất thuộc hàng đại gia mới mạnh tay chi những khoản cát – xê với giá trên trời để mời cả dàn sao bự.
Chương trình tìm kiếm giọng hát Việt mùa đầu tiên là một minh chứng cho sự đầu tư tốn kém nhưng khôn ngoan này. Bộ tứ giám khảo với những cái tên đình đám và nhiều chiêu trò trong làng giải trí Việt với những Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Trần Lập đã đủ sức làm nóng chương trình chứ chưa cần xét đến khía cạnh nội dung. Với lượng fan khổng lồ của những ca sĩ này, hiệu ứng sẽ đi ra ngay từ chính giám khảo chứ chưa nói đến chất lượng thí sinh.
Bộ tứ này đủ sức làm nóng mọi chương trình
Cặp đôi hoàn hảo hay Bước nhảy hoàn vũ cũng là những chương trình “đầu tư” nhiều sao Việt, vì nhất cử nhất động những ngôi sao đang nổi đình nổi đám đều thu hút sự chú ý của dư luận, nên chương trình cũng nhờ đó mà dành được nhiều sự quan tâm.
Chiêu này cũng xuất phát từ quan hệ cộng sinh, chương trình lợi dụng sự nổi tiếng của sao để câu khách, ngược lại, sao cũng nhớ chương trình phủ sóng hình ảnh rộng rãi hơn mà vẫn kiếm được một khoản catxe kha khá, đặc biệt khi chương trình thành công thì hình ảnh của sao còn hoàn hảo hơn nữa.
Úp mở số tiền “khổng lồ” mua bản quyền và dàn dựng
Chiêu dễ dùng nhất để nâng tầm tên tuổi của chương trình là úp mở việc mua bản quyền với giá bao nhiêu và chi phí sản xuất cao cỡ nào. Hầu như chẳng có nhà sản xuất nào chịu khai số tiền thực mà mình phải bỏ ra, chỉ thấy rào trước đón sau là chúng tôi đã mất rất nhiều tiền hoặc hàng triệu USD để mua bản quyền và tổ chức sản xuất Bước nhảy hoàn vũ, Vietnam’s Got Talent, Vietnam’s Next Top Model hay mới đây là The Voice.
Số tiền này cũng không phải là quá khi nhẩm tính chi phí cho sao, khách mời hay để sản xuất chương trình quy mô hoành tráng, nhưng việc úp mở và nói gấp một vài lần số tiền thực vẫn gây tò mò cho người xem, nhất là khi nó lên tới con số “khổng lồ”.
Chương trình nào cũng có vài cái “đạo”
Video đang HOT
Lật tẩy việc Minh Hằng mượn giọng ca sĩ Lan Anh hay đạo nhảy, phát hiện ra chương trình Vietnam’s Next Top Model đạo ý tưởng…được cho là một chiêu PR đạt hiệu quả cao của các show truyền hình thực tế.
Minh Hằng đạo giọng Lan Anh, mở màn cho lùm xùm tại Bước nhảy hoàn vũ
Chỉ cần vấn đề được phát hiện ra ngay lập tức các báo sẽ lao vào mổ xẻ xem bài nhảy đó được đạo từ tác phẩm nào trên thế giới, liệu có sự trùng hợp ngẫu nhiên về ý tưởng không, rồi khổ chủ lên tiếng và cuối cùng là BTC đính chính việc đạo là đúng quy chế hoặc nếu không sẽ xin lỗi rồi cho qua.
Tên tuổi của người nghệ sĩ và chương trình mà họ tham gia sẽ chạy khắp các trang báo, số lượng người quan tâm nhiều hơn và sẽ có nhiều hơn người ngồi trước màn hình ti vi, việc bán quảng cáo cũng nhờ đó mà dễ dàng hơn.
Lùm xùm chuyện tố nhà sản xuất
Hầu hết những chương trình truyền hình thực tế thời gian gần đây đều dính “phốt” thí sinh tố BTC hay bóc trần sự thật phía sau cánh gà, đây cũng được nhiều độc giả cho là một chiêu PR thành công nhưng khá ồn ào. Thí sinh tố nhà sản xuất Vietnam’s Next Top Model quỵt giải thưởng, Tuấn Tú tố BTC Bước nhảy hoàn vũ không công bằng khiến anh bị loại sớm rồi thí sinh Vietnam’s Got Talent tố nhà sản xuất ép kí biên bản bất hợp lý…
Đôi bên thí sinh và BTC sẽ lên báo lời qua tiếng lại chứng minh là mình đúng, thậm chí có cả sự tham gia của những thí sinh đã bị loại rồi hoặc fan của sao, rồi kết thúc có thể sẽ là cạch mặt nhau hoặc êm xuôi kiểu bằng mặt mà không bằng lòng. Nhưng sau lùm xùm đó giới truyền thông sẽ đưa chương trình đến gần với công chúng hơn, và tỉ lệ người xem cũng cao hơn.
Tung thảm họa hay nhà sản xuất tàn nhẫn?
Việc tung thảm họa trong chương trình Vietnam Idol hay Vietnam’s Got Talent đã trở nên quen thuộc với khán giả. Đôi khi để tạo hiệu ứng mạnh cho chương trình, nhà sản xuất không ngần ngại lợi dụng đưa những thảm họa đó vào vòng sau để hút khách. Vietnam’s Got Talent ngay mùa đầu tiên đã là nơi tập trung vô số thảm họa cười ra nước mắt mà mẹ con Quỳnh Anh có thể được coi là scandal gây sốt nhất, tạo hiệu ứng mạnh mẽ và ầm ĩ nhất trên báo chí suốt một thời gian dài.
Mẹ con Quỳnh Anh gây bão dư luận tại Got Talent mùa đầu tiên?
Hay vụ thí sinh “quăng bom” “chị Mỹ Tâm không xinh bằng em” trong chương trình Vietnam Idol thời gian gần đây cũng là một chiêu để câu dư luận như thế. Chương trình nào cũng phải có vài cái kịch tính mới thu hút sự chú ý của người xem, mới có cái để báo chí nhắc tới.
Việc nhập khẩu các chương trình truyền hình thực tế là xu thế chung của nền công nghiệp giải trí thế giới, nhưng có lẽ nhà sản xuất cũng như chính những người nghệ sĩ đang đau đầu nghĩ ra những chiêu trò PR nên thấy, cái cuối cùng còn tồn tại, vẫn là tài năng và một nền giải trí không giật gân, câu khách.
Theo VTC
Những màn 'trùng ý tưởng' xuyên lục địa của Next Top Model
Với những khán giả theo dõi cuộc thi này ở các quốc gia khác, việc "trùng ý tưởng" là điều thường xuyên xảy ra ở các phiên bản Next Top Model trên toàn thế giới.
Australia"s Next Top Model mùa 6 ra mắt vào tháng 7/2010, ngay lập tức đã khiến khán giả thích thú bởi phần hình hiệu được đầu tư vô cùng công phu và đậm tính nghệ thuật. Lấy hình ảnh của một cuộc đua làm chủ đề chính, các thí sinh trong trang phục lộng lẫy, gương mặt trang điểm cẩn thận được ví như những chú ngựa đua, phải đánh bại những đối thủ khác để về đích sớm nhất và nhận lấy giải thưởng lớn. Hình ảnh của 4 vị giám khảo được khắc họa như những nhân vật chủ chốt làm nên cuộc đua này như nhiếp ảnh, người ra hiệu xuất phát, người cá cược và khán giả cũng xuất hiện xen kẽ càng giúp đoạn hình hiệu thêm tính thuyết phục.
Hình hiệu của Australia"s Next Top Model mùa 6.
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, khi Poland"s Next Top Model chính thức ra mắt khán giả ở mùa đầu tiên, nhiều người đã nhanh chóng nhận ra đoạn hình hiệu là sản phẩm "xào nấu" chính hiệu của chương trình đến từ nước Úc nói trên. Cũng với ý tưởng, cách thức thực hiện tương tự, tuy nhiên, có lẽ do nhiều hạn chế nên đoạn hình hiệu này nhàm chán và thường hơn khá nhiều.
Poland"s Next Top Model mùa 1.
Còn nhớ, cách đây 4 năm, Britain"s Next Top Model mùa 4 cũng đã lấy ý tưởng cuộc đua để làm hình hiệu cho mình. Mặc dù cách thức thưc hiện có phần đơn giản, nhưng đoạn hình hiệu này cũng đã được đánh giá cao vì tính sáng tạo và thể hiện được tính chất thực tế của chương trình truyền hình khắc nghiệt này.
Vietnam's Next Top Model (VNTM) 2012 với phần hình hiệu được phát sóng trong tập đầu tiên cách đây vài ngày, đã khiến nhiều phương tiện truyền thông và khán giả chỉ ra rằng ý tưởng cuộc đua và cho các thí sinh đeo mặt nạ khá giống vớiKorea"s Next Top Model mùa 2 diễn ra vào năm ngoái.
Hình hiệu VNTM 2012.
Trong phần hình hiệu của VNTM, các thí sinh nổi bật trong những bộ trang phục được nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn thực hiện riêng cho từng cô gái theo đúng số đo hình thể của họ. Những cô gái vào vòng trong được che bởi những chiếc mặt nạ bí ẩn.
Còn trong đoạn clip hình hiệu của Korea"s Next Top Model, top 15 thí sinh cũng cùng đeo những chiếc mặt nạ bí ẩn và chạy trên một đường đua được xây dựng để thể hiện sự cạnh tranh đầy kịch tính của các thí sinh. Tuy nhiên, sau đó vài giây, họ đã cởi phăng chiếc mặt nạ này và danh tính từng thí sinh được tiết lộ.
Trong khi đó, để đảm bảo tính bảo mật, 15 cô gái của VNTM vẫn phải đeo mặt nạ. Cho đến đúng tập còn 15 thí sinh, tất cả các mặt nạ sẽ được lộ diện và một phần hình hiệu mới sẽ được thay thế.
Để thực hiện được hình hiệu này cả ekip của VNTM đã làm việc khá vất vả liên tục trong vòng 20 giờ.
Hình ảnh một cuộc đua được sử dụng khá nhiều tại khác phiên bản khác trên thế giới.
Với những khán giả có theo dõi cuộc thi này ở các quốc gia khác, việc "trùng ý tưởng" như thế này là điều thường xuyên xảy ra ở các phiên bản Next Top Modeltrên toàn thế giới.
Italia"s Next Top Model mùa 4 (Tháng 3/2011) và Australia"s Next Top Modelmùa 7 (Tháng 8/2011) hoàn toàn giống nhau ý tưởng và phần set up hiện trường.
Australia"s Next Top Model mùa 3 (2007) cũng bị Finland"s Next Top Modelmùa 2 (2009) "học tập" từ concept, góc máy, phân đoạn... Tất nhiên, họ vẫn không thể vượt qua được cái bóng lớn của một trong những phiên bản Next Top Model hàng đầu trên thế giới.
America"s Next Top Model mùa 14.
Và phiên bản "rẻ tiền" - China"s Next Top Model mùa 3.
Tuy nhiên, muốn nhắc đến "thảm họa copy" thì không thể quên trường hợp củaChina"s Next Top Model mùa 3 (Tháng 6/2010). Không chỉ có phần hình hiệu được xem là "phiên bản ăn cắp rẻ tiền" của America"s Next Top Model mùa 14 (Tháng 3/2010), thậm chí họ còn lấy luôn phần nhạc nền quen thuộc do mẹ đẻ của chương trình - Tyra Banks để lồng ghép vào chương trình của mình.
PHƯƠNG GIANG
Theo Infonet
Hot blogger Robbey không nhận tiền để thi The Voice Gây ồn ào ở đêm thi thứ ba của "Giọng hát Việt", thí sinh Lê Minh Mẫn trở thành tâm điểm của những tranh cãi khen, chê và nghi vấn là chiêu bài PR của BTC cuộc thi. Anh chàng 27 tuổi đã thẳng thắn trả lời tất cả các câu hỏi. Lê Minh Mẫn - thí sinh đang gây nhiều luồng dư...