Lật tẩy đội tra tấn khủng khiếp của Gaddafi
Nhà lãnh đạo thất thế Muammar Gaddafi đã triển khai các biệt đội chuyên giam những người chống đối trong các container hàng và tra tấn họ để moi thông tin về các mạng lưới nổi dậy, theo một bài viết của hãng tin Reuters.
Một người đàn ông cho xem những vết sẹo trên lưng mình do bị quân của Gaddafi tra tấn ở Khoms. (Ảnh: Reuters)
Các bằng chứng mà Reuters thu thập được ở thành phố Khoms cho thấy, một hệ thống trấn áp có tổ chức với những biện pháp, kể cả dí điện vào bộ phận sinh dục của các nghi phạm, giam giữ họ hàng tuần trong cái nóng nung người và chỉ cho uống vài ngụm nước, dùng dây điện quất họ trong khi trói chặt tay họ.
Các biệt đội này sau đó được cho là đã vứt xác các nạn nhân vào các mộ vô danh trong một chiến dịch hòng đập tan làn sóng nổi dậy chống chính quyền.
Đó là một phần của một chiến dịch có toan tính, theo Nabil Al-Menshaz, một quan chức thuộc Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia của phe nổi dậy, lực lượng đã chiếm được Khoms từ tay quân của Gaddafi. “Họ muốn uy hiếp người dân, vì nếu ai nghĩ đến việc theo phe nổi dậy, người đó sẽ phải thay đổi ý định”.
“Những con diều hâu al-Fatah”
Những gì mà lực lượng của ông Gaddafi ở thủ đô Tripoli hành xử trong những ngày hỗn loạn cuối cùng trước khi quân nổi dậy giành được thành phố này cũng được chứng minh rất rõ ràng. Hàng chục thi thể bị bỏ lại trên đường phố, với nhiều nhân chứng mô tả các tù nhân bị thảm sát trước khi các cai tù trốn chạy. Hàng nghìn người nữa thiệt mạng trong trận chiến ở các thành phố như Misurata và Zawiyah.
Nhưng những mô tả từ Khoms đã vẽ ra một bức tranh hoàn toàn khác và thậm chí tàn bạo hơn theo một số cách. Nhiều tháng trước khi quân nổi dậy giành chiến thắng, và khuất tầm quan sát của thế giới bên ngoài, ông Gaddafi đã điều hành một hệ thống tra tấn – tách biệt khỏi quân đội và cảnh sát – được tổ chức chặt chẽ đến mức các đơn vị có cơ cấu chỉ huy và chế độ riêng.
Trên một bức tường ở công trường xây dựng ngay bên ngoài Khoms mà một trong những đơn vị sử dụng để giam giữ các nghi phạm, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã viết bằng phấn đỏ tên đơn vị của họ: “Soqur Al-Fatah”, tức “Những con diều hâu al-Fatah”, ngụ ý tới cuộc cách mạng Al-Fatah năm 1969 đưa Gaddafi lên nắm quyền. Ở phía dưới, cùng nét chữ ấy, người đó viết: “Nhóm tử thần”.
Khoms – cách Tripoli 120km về phía đông – là một thành phố đặc biệt. Chiến dịch trấn áp được tiến hành ở đó nhiều khả năng được lặp lại ở các nơi khác, cho đến khi chính quyền Gaddafi thất thủ. Chiến dịch đó bắt đầu từ đầu mùa hè, ngay sau khi các chi nhánh bí mật của quân nổi dậy ở Khoms tấn công lực lượng Gaddafi.
Video đang HOT
Mohammed Ahmed Ali, một giáo viên 54 tuổi dạy tiếng Ảrập, cho biết ông bị bắt hôm 20/5 vì tham gia biểu tình phản đối Gaddafi. Ông được đưa tới một công trường xây dựng gần Khoms. Công ty đa quốc gia xây dựng công trình này đã bỏ đi và nơi đây được “Những con diều hâu Al-Fatah” chốt giữ.
Tại đây, Ahmed Ali bị tống vào một container chở hàng dài chừng 12m. Còn có 9 người khác nữa ở trong container này và có nhiều người khác trong container bên cạnh. Cứ vài ngày một lần, các bảo vệ đưa ông ra ngoài và dẫn tới một dãy nhà một tầng trước đó dành cho các công nhân xây dựng.
Giờ đây, khi trở lại nơi này để nhớ lại trải nghiệm, Ahmed Ali chỉ vào căn phòng mà quân của Gaddafi tra tấn ông, ép ông phải nhận tội tổ chức cuộc biểu tình mà ông tham gia. Ông lột áo ra, phô những vết sẹo chằng chịt hằn sâu trên lưng vì bị đánh bằng dùi cui và dây điện.
Ở một phòng khác, với một cột giàn giáo bằng sắt, Ali kể lại cảnh tay ông bị trói quanh đầu gối, bị treo lên cột và bị đánh liên tiếp. “Họ túm lấy râu tôi và đánh tôi. Sau đó, họ dùng báng súng đập tôi, họ cũng dí điện vào tôi”, ông kể.
Công trường xây dựng này vương đầy những quân trang màu xanh bị vứt lại và các dây nhựa dẻo dùng để trói tay tù nhân. Rải rác xung quanh tòa nhà, nơi cảnh tra tấn diễn ra, là những hóa đơn mua nhiên liệu gửi cho đơn vị này, và các mẫu in ghi lại các loại vũ khí và đạn dược được phân phát cho các thành viên đơn vị.
Các mẫu in có dòng chữ: “Ủy ban tạm thời về quốc phòng, An ninh Suqur Al-Fatah”. Bên dưới các tài liệu này mang tên của chỉ huy đơn vị, Ali Ayad Beshti.
Một quan chức thuộc tân Hội đồng địa phương, Al-Menshaz, nói rằng ông tin Beshti đã bỏ trốn tới Bani Walid, một thành phố ở phía nam Khoms vẫn nằm dưới sự kiểm soát của những người ủng hộ Gaddafi. “Chúng tôi nghĩ tất cả đều đã rời đi theo hướng đó”, ông nói.
Bằng chứng cảnh tra tấn
Bên ngoài một đài phát thanh địa phương ở trung tâm Khoms, một người đàn ông địa phương khoe một đoạn video nghiệp dư trên điện thoại di động của ông, nội dung của nó càng củng cố bằng chứng về cảnh tra tấn mà Ahmed Ali đã kể. Ông này cho biết, tư liệu này được tìm thấy trên điện thoại di động của một người lính trung thành với Gaddafi bị bắt ở khu vực sau khi quân nổi dậy kiểm soát nơi này ngày 21/8.
Đoạn video cho thấy cảnh bên trong một container, ở một địa điểm khác nơi Ali bị giam. Sáu người trong trang phục thường dân ngồi hoặc nằm trên sàn nhà. Họ bị bịt mắt và trói tay chân. Trong đoạn băng, một nam giới mặc quân phục màu xanh tiến tới một trong số các tù nhân tựa lưng vào thành containter và đá túi bụi vào ngực ông.
Camera sau đó chuyển sang tù nhân khác đang bị đánh bằng dây điện. Tiếp đó, một người khác mặc quân phục đang giẫm lên lưng một tù nhân khiến người này kêu lên đau đớn.
Các quan chức của chính phủ lâm thời Libya nói rằng họ không biết những gì xảy ra với các tù nhân trong đoạn video. Tuy nhiên, họ tin rằng tất cả đã chết và đang tìm kiếm nơi những người đó có thể được chôn cất.
Cảnh tượng trong một phòng ở cuối một hành lang dài tại bệnh viện Khoms là bằng chứng rõ ràng hơn nữa về chiến dịch tra tấn của ông Gaddafi. 15 thi thể nằm trên sàn, được quấn trong bạt với mỗi con số được ghim vào một người. Không có nhà xác trong bệnh viện, và căn phòng này chỉ có một máy điều hòa nhiệt độ.
Mùi thịt thối rữa lan tỏa trong không khí. Để tiếp cận được những xác này, các chiến binh địa phương bảo vệ bệnh viện phải đeo ba khẩu trang phẫu thuật chồng lên nhau, và vẩy rượu vào để tránh mùi thối.
Một chiến binh bước vào phòng và kéo tấm bạt khỏi một trong số các thi thể. Họ mặc áo dân thường. Một trong số họ bị trói tay còn một người khác mất đầu. Tất cả được đưa vào bệnh viện tối hôm 4/9 sau khi họ được phát hiện ở nghĩa địa Sidi Muftah, bên ngoài Khoms.
Các quan chức địa phương biết rằng, có một bãi chôn ở một nơi nào đó, bởi vì, sau khi lực lượng của ông Gaddafi chạy khỏi Khoms, cư dân nơi đây đã tới để thông báo về các thành viên gia đình họ mất tích.
Khi kết thúc một vòng quanh công trường xây dựng nơi ông bị bắt giữ, Ahmed Ali đứng trước cửa một container. Khi ấy, người đàn ông này không thể hiện một cảm xúc nào nữa, nhưng đôi mắt ông đẫm nước khi nghĩ về những người đã không sống nổi để ra khỏi nơi này.
Theo VietNamNet
Lật tẩy những thủ đoạn chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã triệt phá một đường dây "rút" tiền BHXH với số tiền lớn bằng thủ đoạn mới hết sức tinh vi. Đáng chú ý là đường dây này có sự móc nối của đối tượng ngoài xã hội với các doanh nghiệp, và được sự hỗ trợ đắc lực của một số cán bộ BHXH bị biến chất...
Vụ việc trên xảy ra tại BHXH Nhà Bè (trực thuộc BHXH TP HCM). Đường dây chiếm đoạt tiền BHXH bị phanh phui bắt đầu từ việc Công ty Mannequins Đông Á bị thất lạc sổ BHXH nên ngày 14/6/2010 đã đề nghị BHXH TP HCM cấp lại sổ mới (Nguyễn Xuân Hảo đứng tên). Qua kiểm tra cho thấy, sổ BHXH này được BHXH huyện Nhà Bè giải quyết trợ cấp hơn 20,7 triệu đồng, trong khi đó ông Hảo không đề nghị cũng như ký nhận khoản tiền này.
Liên quan đến vụ việc này, Bùi Quốc Vinh - nhân viên BHXH huyện Nhà Bè (phụ trách chế độ, chính sách) đã thừa nhận, Vinh đã cùng một số cá nhân khác nhận hồ sơ trái quy định, nâng khống thời gian, mức đóng BHXH để chiếm đoạt số tiền trên. Theo đó, ngày 26/11/2010 BHXH TP HCM ra Quyết định kiểm tra toàn bộ 4.556 hồ sơ của BHXH Nhà Bè trong việc giải quyết trợ cấp một lần thì phát hiện có đến 361 hồ sơ chi sai phạm làm thất thoát gần 5,6 tỷ đồng. Trong đó có 330 NLĐ tham gia đóng BHXH thông qua chế độ tiền lương tại 124 công ty, thuộc 9 tỉnh, thành trong cả nước. Số hồ sơ còn lại là làm giả hoàn toàn.
Nguyễn Thị Hoa, nguyên cán bộ chủ chốt BHXH Nhà Bè, đã tiếp tay đắc lực trong vụ "rút" tiền BHXH để chia nhau.
Kết quả điều tra ban đầu cũng đã xác định, từ 1/2009 đến 10/2011, một số cán bộ, nhân viên BHXH Nhà Bè câu kết với đối tượng bên ngoài tên Nguyễn Anh Tuấn (ngụ phường Tân Thuận Đông, quận 7) để chiếm đoạt tiền tại 361 hồ sơ trên bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.
Khoảng đầu năm 2009, Nguyễn Anh Tuấn có quen với một số nhân viên phụ trách BHXH tại các Công ty và qua họ có thể mua các sổ BHXH mà không cần có sự đồng ý của người đóng BHXH. Qua bàn bạc, Tuấn và Vinh thống nhất sẽ "rút" tiền tại BHXH Nhà Bè thông qua việc lập và giải quyết trợ cấp BHXH một lần. Nhiệm vụ của Tuấn là bằng mọi cách phải tìm và liên hệ với nhân viên phụ trách, quản lý sổ BHXH tại một số công ty, doanh nghiệp để mua sổ BHXH. Sau đó, mạo danh người đóng BHXH để làm "Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần" và xác nhận về cư trú. Tới công đoạn này, Tuấn sẽ giao sổ lại cho Vinh để Vinh thực hiện tiếp các công đoạn còn lại. Với khoản tiền chiếm đoạt, Vinh được chia 25% và Tuấn 75% trên số tiền đóng bảo hiểm thật mà NLĐ được hưởng.
Tuy nhiên, trong năm 2009, do số lượng hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH nhiều, nên Ban Giám đốc BHXH Nhà Bè chỉ đạo chỉ giải quyết đối với người đóng BHXH cư trú tại huyện Nhà Bè. Trong khi đó, "Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần" do Tuấn mạo danh lại có xác nhận cư trú tại phường Tân Thuận Đông và phường Bình Thuận, quận 7. Vì vậy, để thay đổi cho hợp lệ, Tuấn đã tẩy xoá chữ phường Tân Thuận Đông hoặc phường Bình Thuận, quận 7, sửa thành "Thị trấn Nhà Bè".
Với cách làm trên, từ 2009 đến 10/2010, Tuấn đã giao cho Vinh khoảng 140 hồ sơ đề nghị trợ cấp BHXH một lần. Trước mắt, Cơ quan điều tra mới làm rõ 34 sổ BHXH mà Tuấn đã mua trái phép từ Dương Thanh Tùng - Nguyên Giám đốc điều hành Công ty TNHH Mannequins Đông Á với giá 30,9 triệu đồng. Các giấy tờ này Tùng thông qua Bùi Thị Hồng Thúy - nguyên nhân viên văn phòng của Công ty TNHH Mannequins Đông Á lấy cắp tại kho lưu giữ tại Công ty.
Sau khi nhận hồ sơ Tuấn đưa, Vinh bàn với Nguyễn Thị Hoa - Phó Giám đốc và Đỗ Phương Anh - nhân viên thủ quỹ kiêm kế toán BHXH Nhà Bè, khai tăng khống thời gian và mức đóng BHXH của NLĐ để lấy tiền chia nhau. Sau khi thực hiện, với 34 hồ sơ BHXH trên, Tuấn, Vinh, Hoa và Phương Anh đã rút được hơn 758,7 triệu đồng. Trong đó, số tiền tính đúng theo sổ BHXH chỉ hơn 79,5 triệu đồng, số tiền còn lại do các đối tượng trên kê khống.
Tương tự, với 13 sổ BHXH của NLĐ đóng BHXH thông qua chế độ tiền lương Tuấn mua với giá 6,5 triệu đồng từ Lâm Thị Thùy Giang - nhân viên phụ trách BHXH của Công ty TNHH CCH Top (Giang quản lý những sổ này), tổng số tiền mà 4 đối tượng trên rút được hơn 173,3 triệu đồng. Trong đó, số tiền tính đúng theo sổ chỉ có 16 triệu đồng.
Được biết, vụ án này Cơ quan An ninh - Bộ Công an thụ lý ban đầu, sau đó chuyển cơ quan điều tra Công an TP Hồ Chí Minh. Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố các đối tượng: Bùi Quốc Vinh, Nguyễn Anh Tuấn tội "tham ô tài sản", "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" và Nguyễn Thị Hoa, Đỗ Phương Anh tội "tham ô tài sản". Cơ quan CSĐT, hiện đang tiếp tuc làm rõ những hành vi vi phạm của các đối tượng có liên quan cũng như việc bán sổ BHXH của NLĐ đối với một số công ty, doanh nghiệp...
Theo CAND
Lật tẩy chiêu "gia hạn" thực phẩm Trung Quốc Mỗi khi tới siêu thị mua thực phẩm, người tiêu dùng thường chú ý tới hạn sử dụng ghi trên bao bì. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất thực phẩm tại Trung Quốc lợi dụng lòng tin của khách hàng với những thực phẩm "không bao giờ hết hạn". Với chiêu làm giả hạn sử dụng của nhà sản xuất, người tiêu...