Lật tẩy chiêu lừa đảo giới thiệu việc làm
Từ tháng 7/2014 đến nay, các đối tượng đã móc nối với nhau, lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của người lao động.
Mánh khóe lừa đảo
Lên mạng internet đọc thông tin, anh Đ.C.H (Sinh viên trường ĐH Thành Tây, Hà Đông, Hà Nội) thấy Công ty cổ phần thương mại dịch vụ (CPTMDV) và đầu tư Bình An ở số 279A, đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội tuyển lái xe, nhân viên bán hàng tại các cây xăng với mức lương và ưu đãi hấp dẫn từ 5-7 triệu đồng/tháng…
Đang có nhu cầu tìm việc làm thêm, anh H khấp khởi đến công ty Bình An để xin việc. Đến đây, anh H phải nộp tiền phí làm hồ sơ hết 500.000 đồng và được công ty tư vấn công việc. Nhân viên công ty yêu cầu anh đặt cọc 4 triệu đồng, sau đó viết giấy giới thiệu anh H. đến công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải du lịch Thăng Long tại số 66C, tổ 8, đường Phan Bá Vành, phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để phỏng vấn và nhận việc.
Anh H. tiếp tục tìm đến nơi được giới thiệu và đến đây lại một lần nữa anh phải nộp phí 300.000 đồng và đưa tài liệu cho anh H. về ôn thi để phỏng vấn.
Hồ sơ xin việc của người lao động bị các đối tượng lừa đảo
Đến hẹn, anh H. đến phỏng vấn thì nhân viên công ty của Thị báo là không đạt yêu cầu và thông báo chờ để tìm công việc phù hợp. Chờ mãi không thấy công ty gọi đi làm, anh H. đến để đòi lại số tiền, nhưng công ty Bình An hẹn hết lần này đến lần khác để kéo dài thời gian và chiếm đoạt số tiền trên. Nghĩ mình đã bị lừa, anh H. kêu cứu cơ quan công an.
Từ trình báo của các bị hại, Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện công ty Bình An do Nguyễn Văn Hùng (SN 1982, quê ở Phú Thọ) làm Giám đốc và Trương Thị Thị (SN 1990, quê ở huyện Ba Vì, Hà Nội), Giám đốc Công ty Thăng Long có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người lao động có nhu cầu tìm việc làm.
Đối tượng Nguyễn Văn Hùng (Áo đen)
Video đang HOT
Tại cơ quan Công an, Hùng khai nhận tháng 7/2014, Hùng mở Công ty CPTMDV và đầu tư Bình An đặt trụ sở tại số 279A, đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Khi đi vào hoạt động, Hùng cho nhân viên đăng tin tuyển dụng lao động trên mạng internet với mức lương cao để những người có nhu cầu tìm việc làm liên hệ và nộp hồ sơ.
Khi người lao động đến công ty Hùng xin việc, Hùng thu mỗi người 500.000 đồng tiền phí làm hồ sơ. Sau đó, Hùng chỉ đạo nhân viên thu từ 1 triệu-5 triệu đồng/một hồ sơ của người xin việc.
Mặc dù biết không thể xin được việc cho người lao động, nhưng Hùng vẫn móc nối với công ty TNHHTM và dịch vụ vận tải du lịch Thăng Long do Trương Thị Thị làm Giám đốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
Thị và Hùng thỏa thuận, khi người lao động đến tìm việc, Hùng sẽ viết giấy giới thiệu sang công ty của Thị để phỏng vấn xin việc. Tại đây, Thị thu 200.000-300.000 đồng/người, nếu người xin việc không có tiền thì Hùng sẽ trích 200.000 đồng do họ đặt cọc để đưa cho công ty của Thị.
Bên công ty Thăng Long của Thị đưa tài liệu cho khách hàng về ôn thi phỏng vấn, sau đó bằng mọi cách đánh trượt họ. Số tiền khách hàng đặt cọc bị công ty của Thị chiếm đoạt luôn.
Theo lời khai của các đối tượng, trung bình một ngày hai công ty tiếp nhận từ 5-10 hồ sơ xin việc. Đa phần những người đến xin việc thường làm theo hướng dẫn và nộp các khoản phí mà hai công ty này yêu cầu. Khi không được tuyển dụng, một số người đến công ty yêu cầu hoàn trả phí nhưng bằng nhiều lý do khác nhau, các đối tượng đã không trả lại tiền phí cho họ như cam kết.
Cẩn trọng trước “bẫy” giới thiệu việc làm
Theo điều tra viên Phùng Văn Quyết-Công an quận Bắc Từ Liêm, nhằm lừa đảo người lao động, các đối tượng thành lập công ty tư vấn việc làm, núp dưới vỏ bọc là công ty bất động sản, hay vận tải du lịch. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này không mới nhưng nhiều người dân thiếu hiểu biết và mất cảnh giác đã sập bẫy, chỉ đến khi vỡ ra thì tiền cũng khó lấy lại được.
Để tạo niềm tin với người xin việc, các công ty này đã ngụy trang rất khéo. Các đối tượng thuê văn phòng rộng rãi, bên trong kê một tủ để hồ sơ bằng kính với những tập tài liệu rất dày và mỗi bàn tuyển dụng đều có máy tính, phiếu thu tiền, dấu đỏ.
Văn phòng công ty Thăng Long do Trương Thị Thị làm Giám đốc
Những người khi đến đây, sau khi nghe “tư vấn” đều tin những kẻ tuyển dụng lừa đảo này, rồi “bấm bụng” nộp các khoản phí với hy vọng tìm được một công việc nhàn hạ mà lương cao.
Lợi dụng lòng tin cũng như tâm lý muốn xin việc làm của người xin việc, các đối tượng đã móc nối, cấu kết với nhau để trục lợi. Cứ 10 người đến xin việc thì phải đến 9 người nộp tiền “giữ chỗ”, tiền “làm thủ tục hành chính”… cho các công ty này. Khi biết đã bị lừa, người lao động không thể đòi lại số tiền đó bởi với lý do rất “chính đáng” là theo thỏa thuận nếu công ty họ không nhận người thì họ mới trả lại tiền, còn trong trường hợp họ vẫn nhận người nhưng người lao động không đủ khả năng làm được thì họ không chịu trách nhiệm và cũng không trả lại tiền.
Dấu đỏ của 2 công ty do Hùng và Thị làm Giám đốc
Cơ quan Công an cho biết, bằng thủ đoạn trên, từ tháng 7/2014 đến nay, 2 công ty của Hùng và Thị đã lừa đảo chiếm đoạt được gần 1 tỷ đồng của người xin việc làm.
Theo điều tra viên Phùng Văn Quyết, trong lĩnh vực môi giới việc làm, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã có quy định về mức phí với việc tư vấn và giới thiệu việc làm, với mức phí thu chỉ 10.000-20.000 đồng chứ không phải mức 500.000-600.000 đồng hoặc đặt cọc tiền triệu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu để người lao động nhận biết trung tâm giới thiệu việc làm đó lừa đảo hay không.
Điều tra viên Phùng Văn Quyết khuyến cáo thêm, để không bị sập bẫy bởi các chiêu lừa từ công ty tuyển dụng lao động “ảo”, người lao động khi có nhu cầu xin việc làm cần tìm hiểu kỹ các văn bản liên quan đến thi tuyển và đến cơ quan có chức năng tuyển sinh, tuyển dụng đăng ký, tránh bị các đối tượng lừa đảo khiến tiền mất, nợ mang./.
Đức Minh
Theo_VOV
4 Giám đốc chuyên lừa đảo xin việc, chiếm đoạt tiền
Dù biết không thể xin được việc cho người lao động nhưng Hùng, Thị, Thắng, Thái vẫn tìm cách móc nối để lừa đảo tuyển dụng, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Tin tưc phap luât ngày 29/5, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bốn đối tượng đang bị tạm giữ để điều tra gồm: Nguyễn Văn Hùng (SN 1982, quê ở Phú Thọ), Giám đốc Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và đầu tư Bình An; Trương Thị Thị (SN 1990, quê ở huyện Ba Vì, Hà Nội), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải du lịch Thăng Long; Nguyễn Quang Thắng (SN 1985, quê ở Thái Bình), Giám đốc Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Nam Long; Bùi Văn Thái (SN 1992, quê ở Thái Bình), Giám đốc Công ty TNHH phát triển đầu tư thương mại Hoàng Trọng.
Cac đôi tương trong vu an
Tháng 7/2014, Hùng mở công ty tại số 279A đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mặc dù biết không thể xin được việc cho người lao động nhưng Hùng vẫn cho nhân viên đăng tin tuyển dụng lao động trên mạng internet với mức lương cao. Khi người lao động đến công ty xin việc, Hùng thu mỗi người 500.000 đồng tiền phí làm hồ sơ. Sau đó, Hùng chỉ đạo nhân viên thu từ 1 triệu-5 triệu đồng/hồ sơ của người xin việc.
Hùng móc nối với công ty do Trương Thị Thị làm Giám đốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
Thị và Hùng thỏa thuận, khi người lao động đến tìm việc, Hùng sẽ viết giấy giới thiệu sang công ty của Thị để phỏng vấn. Tại đây, Thị thu 200.000-300.000 đồng/người, nếu người xin việc không có tiền thì Hùng sẽ trích 200.000 đồng do họ đặt cọc để đưa cho công ty của Thị. Sau khi người lao động đặt cọc tiền, nhân viên của Thị đưa tài liệu cho khách hàng về ôn thi để phỏng vấn. Đến hẹn, người xin việc đến phỏng vấn thì nhân viên công ty của Thị đều bảo không đạt và đánh trượt. Số tiền khách hàng đặt cọc bị công ty của Thị chiếm đoạt luôn.
Sau khi phỏng vấn không được, người xin việc đến công ty của Hùng để đòi lại tiền đã đặt cọc và tiền phí hồ sơ thì một số người Hùng chỉ trả lại một phần trong số tiền họ đã đặt cọc; số tiền còn lại và 500.000 đồng ban đầu người xin việc nộp Hùng chiếm đoạt luôn. Có nhiều người Hùng không trả lại tiền.
Từ tháng 7/2014 đến nay, Hùng cùng nhân viên lừa đảo chiếm đoạt khoảng 600 triệu đồng của người bị hại. Cũng từ đó đến nay, Thị cùng nhân viên đã lừa đảo chiếm đoạt của người bị hại khoảng 300 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, công an xác định tại công ty TNHH phát triển đầu tư thương mại Hoàng Trọng do Bùi Văn Thái (SN 1992) làm Giám đốc, trụ sở 232 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội và công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Nam Long do Nguyễn Quang Thắng (SN 1985) làm Giám đốc cũng hoạt động kinh doanh với thủ đoạn giống như công ty Bình An và công ty Thăng Long. Thắng từng có một tiền án tội cưỡng đoạt tài sản, năm 2011 TAND TP Thái Bình xử 12 tháng tù giam.
Tổng số tiền mà Thái cùng nhân viên lừa đảo chiếm đoạt của người bị hại từ tháng 3/2015 đến nay khoảng 80 triệu đồng. Từ tháng 5/2015 đến nay, Thái cùng nhân viên lừa đảo khoảng 15 triệu đồng của khách.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng.
Tin tưc theo bao Tienphong
Theo_Người Đưa Tin
Cựu Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp dính án vì lừa đảo qua mạng internet Không có chức năng kinh doanh qua mạng nhưng lãnh đạo công ty vẫn lập gian hàng ảo để lừa đảo chiếm đoạt tiền Sau 1 ngày xét xử, chiều 2/2, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết cấp sơ thẩm đối với Nguyễn Văn Vinh (SN 1985, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội)- Cựu Chủ tịch HĐQT; Vũ Công...